Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Sông núi nước Nam. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 5: SÔNG NÚI NƯỚC NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Chỉ ra được những yếu tố (từ ngữ, giọng điệu,...) thể hiện tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh"; nhận diện được hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nhận biết được yếu tố cấu tạo từ Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của một số loại từ ghép Hán Việt. Chỉ ra được đặc điểm chung của văn biểu cảm 2. Kĩ năng Đọc hiểu thơ Trung đại Việt Nam. Sử dụng hiệu quả các từ Hán Việt những hoàn cảnh nói, viết cụ thể Biết tạo lập văn bản thông thường và đơn giản một cách thành thạo 3. Thái độ Yêu mến và trân trọng giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các văn bản văn học Trung đại Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh về cảnh nhân dân ta gói bánh chưng, bánh giầy… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh để học sinh nhớ lại được một số nhân vật lịch sử gắn liền với sự kiện lịch sử. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục A/30 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận. ? Nối tên nhân vật lịch sử với sự kiện chiến công tương ứng? ? Các nhân vật trên thuộc về triều đại nào? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 1. Nối tên nhân vật lịch sử với sự kiện, chiến công tương ứng: 1-c, 2-d, 3-b, 4-e, 5-a. 2.Triều đại lịch sử: (1). Trần Hưng Đạo: nhà Trần (2). Lí Thường Kiệt: nhà Lí. (3). Lí Công Uẩn: thời Lí (Lí Thái Tổ) (4). Phạm Ngũ Lão: nhà Trần (5). Trần Quốc Toản: nhà Trần HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Chỉ ra được những yếu tố (từ ngữ, giọng điệu,...) thể hiện tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh"; nhận diện được hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Gv hỏi hs trả lời ? Văn bản này cần đọc với giọng đọc như thế nào? ? Phương thức biểu đạt? ? Bố cục? - Yêu cầu hs trao đổi từ khó với nhau. 1. Đọc văn bản - Cần đọc với giọng chậm chắc, hào hùng, đanh thép và hứng khởi. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm - Bố cục: 2 phần + 2 câu đầu: lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước + 2 câu tiếp: khẳng định không 1 thế lực nào được xâm phạm. - Chú thích: sgk Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2/32 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Số câu, số chữ, cách hiệp vần trong bài? ? Thể thơ? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục B.2.b - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Vì sao bài thơ: Nam quốc sơn hà được gọi là bài thơ thần? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2c, d/32 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Trình bày các ý bài thơ theo sơ đồ? ? Việc dùng “đế” mà không dùng “vương” cho thấy điều gì về ý thức dân tộc ngay từ thế kỉ XI? ? Cách nói “chúng mày...chuốc..” có gì khác với “ Chúng mày sẽ bị đánh bại”. Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì? ? Nhận xét về giọng điệu của bài thơ? ? Bài thơ có đơn thuần biểu ý không? Tại sao? Cảm xúc lộ rõ hay ẩn kín? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản a. Thể thơ - Số câu trong bài: 4 - Số chữ trong câu: 7 - Cách hiệp vần của bài thơ: vần chân (cuối tiếng thứ 7 các câu 1-2-4 có thể vần bằng hoặc vần chắc), nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. -> Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt b. Bài thơ thần: bài thơ được quân sĩ đọc trong đền thờ hai anh em họ Trương – võ tướng của Triệu Quang Phục, được tôn làm thần sông- như lời thần phán truyền nên được gọi là bài thơ thần. c. Bản “Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta”: - Ý 1: Khẳng định chủ quyền của đất nước VN cũng tồn tại độc lập binh đẳng như các nước phương Bắc. Đất nước VN chỉ có vua Nam được ở. Ranh giới nước Nam đã được ghi nhận trong sách trời. - Ý 2: Khẳng định quyết tâm sắt đá của vua tôi ĐV nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu của bon xâm lược. Nếu kẻ thù xâm phạm đến nước ta thì chắc chắn sẽ bị đanh cho tan tành. =>Tuyên ngôn độc lập. - Việc dùng « đế » mà không dùng « vương » nhằm chứng tỏ nước Nam là có vua, có chủ. Chữ đế thể hiện ý thức độc lập, bình đẳng ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa. Chứng tỏ tinh thần độc lập, tự cường, không chịu phụ thuộc vào nước lớn, ý thức binh đẳng quốc gia và dân tộc (2) ĐV đã tiến thêm bước dài. - Cách nói « chúng mày » muốn nói chúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong: Lời cảnh cáo đanh thép, kiên quyết về thất bại nhục nhã không thể tránh khỏi của quân xâm lược. đây không phải lời đe dọa suông mà dựa trên cơ sở bao lần chiến thắng giặc phương Bắc từ trước tới nay. Giọng điệu: + Tiệt nhiên: hùng hồn, rắn rỏi, rõ ràng. + Định phận tại thiên thư: khẳng định giới phận đã được định rõ ràng. + Hành khan thủ bại hư: dõng dạc, chắc nịch, kiêu hãnh. Tư tưởng, tình cảm của bài thơ: Không đơn thuần là bày tỏ ý kiến. vì bài thơ còn bày tỏ cảm xúc ẩn kín trong văn bản: Khẳng định chủ quyền đất nước, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước. đồng thời còn thể hiện niềm tự hào, tự tin vào chủ quyền dân tộc. Tinh thần phản kháng chiến tranh xâm lược của ngoại bang. *Mục tiêu: - Nhận biết được yếu tố cấu tạo từ Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của một số loại từ ghép Hán Việt. Hoạt động 1: Gv cho hs hoạt động nhóm mục B.3.a,b Hs nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Từng tiếng phiên âm trong câu: Nam quốc sơn hà có nghĩa gì? ? Ghi lại các từ ghép đc tạo ra từ những tiếng trên? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật học tập: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.3.c,d - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Xác định nghĩa của yếu tố HV trong các câu? ? Tìm ví dụ cm có yếu tố HV có thể dùng độc lập, có yếu tố k thể dùng độc lập? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về từ Hán Việt a. Nam: phương Nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông, đế: hoàng đế, cư: ở. b. - Những chữ ghép với nhau tạo thành từ có nghĩa: sơn hà, Nam quốc, quốc gia, quốc kì, giang sơn… - “ Nam” có thể ghép với tiếng khác tạo thành từ có nghĩa: miền Nam, phía Nam… => Phần lớn yếu tố HV (sơn, quốc…) không được dùng như một từ độc lập mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Câu chứa yếu tố HV Nghĩa của yếu tố HV Vua của một nước được gọi là thiên tử. Thiên : trời Các bậc nho gia xưa đã từng đọc thiên kinh vạn quyển. Thiên : nghìn Trong trận đấy này trọng tài đã thiên vị đội chủ nhà. Thiên : nghiêng d. Ví dụ: - Yếu tố HV được dùng độc lập (ghép với các yếu tố khác): hoa, quả,học, tập… - yếu tố HV không thể dùng độc lập(ghép với từ HV): +Quốc: không nói Yêu quốc + Sơn: không nói leo sơn + Hà: không nói lội hà. *Mục tiêu:- Chỉ ra được đặc điểm chung của văn biểu cảm. ? Nhắc lại: bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì? - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.4.b,c. - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? So sánh cách biểu cảm của bài ca dao với các đoạn văn? Xếp vào bảng? ? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cho phù hợpđể hoàn thành mục đích yêu cầu của văn biểu cảm? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Bài ca dao là lời Lời của chàng trai với cô gái bày tỏ cảm xúc ca ngợi vẻ đẹp cô gái trẻ trung, hồn nhiên đầy sức sống của cô gái trước cánh đồng rộng lớn, bát ngát. b. Bài ca dao: qua miêu tả hình ảnh cánh đồng lúa đang thì trổ bông để nói lên cảm xúc của chàng trai với cô gái. - Đoạn văn 1: Biểu lộ tình cảm thầy trò trực tiếp qua từ “ôi” => Biểu cảm trực tiếp - Đoạn văn 2: biểu lộ tình cảm thông qua miêu tả, tự sự => Biểu cảm gián tiếp. c. (1)tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá (2) thế giới xung quanh (3) lòng đồng cảm (4) thấm nhuần tư tưởng nhân văn. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, hợp tác… Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.1 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Bài thơ “Phò giá về kinh” ra đời trong hoàn cảnh nào? Thể thơ? ? Nội dung chính? ? Cách biểu cảm, biểu ý của hai bài “ phò giá về kinh và “ Nam quốc sơn hà” có gì giống và khác nhau. - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục C.2. - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Phân biệt nghĩa của các yếu tố HV? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.3.4 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Phân loại từ ghép HV? ? Từ nào có trật tự giống từ thuần việt? từ nào có trật tự khác từ ghép thuần việt? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương thức, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 1. Văn bản: Phò giá về kinh a. Hoàn cảnh: TQK đi đón thai thượng hoang và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử. - Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật. b. Nội dung: Nói về thắng lợi chói lọi hào hùng của 2 trận đánh ở Chương Dương và Hàm Tử. Nhắc nhở,động viên mọi người về nhiệm vụ lâu dài cần gắng công xây dựng,phát triển đất nước - Cách thể hiện nội dung: miêu tả biểu cảm. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thai binh thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. c. Giống nhau: Từ nội dung được phản ánh thể hiện tư tưởng, tình cảm. Khác nhau: “Phò giá về kinh” được biểu lộ trực tiếp hơn. + Hoa: hoa quả, hương hoa -> chỉ cơ quan sinh sản của cây + Hoa: hoa mĩ, hoa lệ -> phồn hoa, bóng bẩy. + Phi: phi công, phi đội -> bay + Phi: phi pháp, phi nghĩa -> trái với lẽ phải, trái với pháp luật. + Phi: cung phi, vương phi -> vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu. + Tham: tham vọng, tham lam -> ham muốn + Tham: tham gia, tham chiến -> dự vào, tham dự vào. + Gia: gia chủ, gia súc: nhà + Gia: gia vị, gia tăng: thêm vào Phân loại từ ghép hán việt: TGĐL TGCP Sơn hà, xâm phạm, giang san Quốc gia, ái quốc, thủ môn, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc. - Từ có trật tự các yếu tố giống với trật tự TG thuần Việt: ái quốc, thủ môn, chiến thắng, thiên vị. - Từ có trật tự các yếu tố khác với từ ghép thuần Việt: thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà 1. Tưởng tượng mình là ng được chứng kiến chiến công Chương Dương, Hàm Tử nay tham gia đoàn quân phò giá về kinh hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện sự tự hào về truyền thống giữ nước và xây dựng đất nước của dân tộc minh. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 5 từ hán việt. 2. Em có biết mình đã được đặt tên như thế nào không? Chia sẻ về ý nghĩa cái tên của em? 3. Đọc lại bài TLV số 1, thực hiện các yêu cầu trong shd/37. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà 1. Sưu tầm những bài viết nêu cảm nhận, đánh giá về các chiến công anh hùng. 2. Đọc thêm: “Tức sự”. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)