Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Qua đèo ngang. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 6: QUA ĐÈO NGANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Cảm nhận và trình bày được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua Đèo Ngang; từ đó chỉ ra một số biểu hiện của tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước trong thơ trung đại; bước đầu nhận diện được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sử dụng từ Hán Việt đúng sắc thái biểu cảm. Trình bày được đặc điểm của văn bản biểu cảm. 2. Kĩ năng Đọc hiểu thơ Trung đại Việt Nam. Sử dụng hiệu quả các từ Hán Việt những hoàn cảnh nói, viết cụ thể, tránh lạm dụng từ Hán Việt. Biết cách làm bài văn biểu cảm 3. Thái độ Yêu mến và trân trọng giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các văn bản văn học Trung đại Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ, máy chiếu… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) • Câu 1: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì? • Câu 2: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ Nam quốc sơn hà? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú. - Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, hợp tác, thuyết trình, - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục A/38 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận - Gv quan sát trợ giúp khi cần - PP, KT dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. ? Đọc phần chú thích sau bài thơ Qua Đèo Ngang và dựa vào các kiến thức đã học, hãy chỉ ra đặc điểm của các thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ; Bố cục thường gặp: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt : Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ - Thể thơ thất ngôn bát cú: Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có gieo vần ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8; Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6; Có luật bằng – trắc. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: - GV hỏi, hs trả lời: ? Với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe? - GV biểu dương về cách đọc của học sinh và nhấn mạnh về cách đọc văn bản câu ca dao than thân. -Giáo viên y/c đọc - Yêu cầu H/s nhận xét, Gv nhận xét bổ sung. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Phương thức biểu đạt? Thể thơ? Bố cục? - Học sinh nêu hiểu biết về tác giả - Yêu cầu hs trao đổi về các từ khó? - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp. - Gv chuẩn kiến thức. I. Đọc văn bản - Giọng chậm, buồn, càng về cuối càng khắc khoải... - PTBĐ: biểu cảm, miêu tả. - Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật. - Bố cục: 4 phần (đề, thực luận, kết). - Chú thích: Tác giả: Tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Sống ở TK XIX, quê Tây Hồ- HN. Phong cách thơ: trang nhã, hoài cổ. Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi mục B.2.a.1 - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc thể hiện tâm trạng của tác giả? - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp. - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.a2,3 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác? ? Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết nào? Những chi tiết này có đặc điểm chung gì? ? Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.b1,2/40 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận. - Trình bày vào phiếu học tập - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn. ?Trước quang cảnh thiên nhiên buổi chiều ở Đèo Ngang, tác giả bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng của bà huyện thanh quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức nào? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản - Thời gian và không gian : + Thời gian : Buổi chiều + Không gian : Đèo Ngang => Thời gian và không gian dễ gợi buồn, gợi nhớ. - Cây cối, hoa lá chen chúc, rậm rạp -> Cảnh hoang sơ, vắng lặng, mênh mông, gợi buồn. Cảnh Đèo Ngang: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. - Nghệ thuật : + Từ láy Lom khom -> Dáng vẻ vất vả, tội nghiệp + Từ láy Lác đác -> Sự thưa thớt, ít ỏi. + Đảo cấu trúc cú pháp, đối câu 3 - câu 4 -> Sự vắng vẻ. => Sự sống con người đã xuất hiện nhưng Đèo Ngang càng vắng vẻ, mênh mông, tiêu điều. -> Người xa quê càng buồn hơn, càng nhớ quê… Cảnh tượng đèo Ngang: cảnh thiên nhiên rậm rạp hoang sơ đầy vắng lặng. Hình ảnh con người xuất hiện thưa thớt càng làm nổi bật sự vắng vẻ hoang sơ tiêu điều của đèo Ngang. Tâm trạng của tác giả Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. - Tiếng kêu của chim cuốc và chim đa đa. - Từ tượng thanh “quốc quốc”, “gia gia” -> gợi về đất nước, gia đình. - Âm thanh da diết, khắc khoải, buồn thương. -> Tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê, nhớ nước da diết, khắc khoải, triền miên. ->Tâm trạng được thể hiện gián tiếp (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình) Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta. - Không gian hoang sơ, vô cùng rộng lớn. - Mảnh tình riêng -> Tâm sự của cá nhân nhỏ bé. - > NT tương phản -> sự lẻ loi, cô đơn cuẩ con người. - Ta với ta : chỉ riêng mình nhà thơ - Nỗi buồn, nỗi cô đơn, thầm kín đến cực độ của tác giả. => Biểu cảm trực tiếp. *Mục tiêu: Sử dụng từ Hán Việt đúng sắc thái biểu cảm, có ý thức tránh lạm dụng từ Hán Việt. Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi mục B.3.a.b - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống và lí giải? ? Các từ in đậm tạo được sắc thái gì cho đoạn văn? - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp. - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.3.c/40 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận. - Trình bày vào phiếu học tập.Gv quan sát trợ giúp khi cần ? Những câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao? Rút ra nhận xét gì? - PP, KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt a. Điền vào chỗ trống : - Phụ nữ…: thể hiện sự trang trọng - ….từ trần…..mai táng: thể hiện thai độ tôn kính - …..tử thi: tạo sắc thai tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ. -> Phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi:từ HV tạo sắc thái trang trọng, thai độ tôn kinh, tao nhã, tranh gây cảm giác ghê sợ… b. Các từ hán việt tạo sắc thái cổ kinh, phù hợp với bầu không khí trong xã hội xưa. c. Cách diễn đạt hay hơn: - Kì thi….giỏi, mẹ thưởng cho con… - Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa. * Nhận xét : khi nói hoặc viết không nên lạm dụng từ hán việt, làm cho câu nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sang, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. *Mục tiêu: Trình bày đặc điểm văn biểu cảm. - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.4,a,b - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận. - Trình bày vào phiếu học tập. Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. ? Bài văn “tấm gương thể hiện nội dung gì? Qua đó biểu đạt tình cảm gì? ? Tác giả biểu đạt tình cảm theo cách nào? ? Bố cục? Nội dung? ? Điền từ thích hợp vào chỗ trống để chỏ ra đặc điểm văn biếu cảm? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 4. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm a. Tấm gương - Nội dung: Bài văn Tấm gương nêu lên những phẩm chất của tấm gương: - Trung thực, khách quan, ghét thói xu nịnh, dối trá. Giúp con người thấy được sự thật có thể đó là sự thật đau buồn, cay đắng. - Tình cảm: Biểu dương người trung thực.Phê phán kẻ dối trá. - Cách biểu đạt tình cảm: mượn tấm gương để bày tỏ tình cảm. - Bố cục: 3 phần - MB (Đ1): Nêu phẩm chất của tấm gương - TB: Nói về đức tính của tấm gương. - KB (đoạn cuối): Khẳng định lại phẩm chất của tấm gương. b. Điền từ : - ….tình cảm… - …chọn….gửi gắm….trực tiếp…. - …chân thực….giá trị. *Mục tiêu: Biết cách làm văn biểu cảm. - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi mục B.5.a.b - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Nhận xét về cách biểu đạt tình cảm của nhà văn? Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung, văn biểu cảm nói riêng. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp. - Gv chuẩn kiến thức. 5. Tìm hiểu về cách làm bài văn biểu cảm - Cách biểu đạt tình cảm: + Đưa ra đối tượng biểu cảm: quê hương (An Giang) + Tình cảm biểu đạt: tự hào và yêu tha thiết quê hương. - Các bước làm bài văn (biểu cảm): + Tìm hiểu đề +Tìm ý + Lập dàn + Viết bài + Sửa bài. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận cặp Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi mục C.1,2. - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện. GV quan sát trợ giúp khi cần ? Dùng từ thuần Việt thay thế từ hán Việt? ? Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp. - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.3. - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận. - Trình bày vào phiếu học tập. - Gv quan sát trợ giúp khi cần. ? Bài văn “hoa học trò” thể hiện tình cảm gì? Miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu cảm? Vì sao tác giả gọi là “hoa – học – trò” ? Bài văn biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? - PP, KT dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 1. - Em đi xa nhớ giữ gìn sức khỏe nhé! - Đồ vật…bóng bẩy… 2. - Mẹ - thân mẫu - Phu nhân - vợ - Chết, lâm chung - lâm chung - giáo huấn - dạy bảo. 3. Bài văn: Hoa học trò - Thể hiện tình cảm buồn nhớ khi xa trường, xa bạn lúc nghỉ hè. - Mượn hình ảnh hoa phượng để biểu đạt tình cảm. Hoa phượng là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. - Hoa phượng là hoa học trò vì hoa phượng gắn bó với sân trường, với học sinh, với những ngày hè chia tay nhớ nhung da diết. - Dùng hoa phượng để nói lên lòng người là biểu cảm gián tiếp. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu Câu 1: Từ ấn tượng về một thắng cảnh hoặc một đặc sản của một vùng đất, em hãy thể hiện tình cảm của mình bằng một bài văn ngắn. Câu 2. Tại sao người Việt Nam thích sử dụng từ hán Việt để đặt tên người, tên địa lí? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1.Trao đổi cùng ông bà,bố mẹ về những đặc sắc của quê hương. Hãy ghi lại những cảm xúc của mình khi nghe ông bà cha mẹ kể về quê hương bản quán. 2. Đọc thêm “Bài ca Côn Sơn”, “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)