Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Rằm tháng giêng. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 12: RẰM THÁNG GIÊNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: Chỉ ra được hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ "Rằm tháng giêng"; cảm nhận và phân tích được sự gắn bó giữa tình cảm thiên nhiên và lòng yêu nước của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ; nhận xét được vẻ đẹp tâm hồn và phong thái của Bác thể hiện qua bài "Rằm tháng giêng". Trình bày được khái niệm thành ngữ, nhận biết được ý nghĩa của thành ngữ; biết cách sử dụng thành ngữ phù hợp. Nhận ra và phân tích được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm 2.Kĩ năng: Đọc hiểu, đọc diễn cảm thơ thất ngôn tứ tuyệt. Biết cách sử dụng thành ngữ phù hợp. Biết viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. 3.Thái độ: Yêu mến và trân trọng tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước và phong thái ung dung của Bác. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; sưu tầm một số bài thơ của Bác viết về ánh trăng… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”. Hãy cho biết, hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp và điều đó có tác dụng như thế nào? Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài Cảnh khuya. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV chiếu câu hỏi mục A - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan ? Đọc một câu thơ ( bài thơ) Hồ Chí Minh có hình ảnh trăng em đã sưu tầm và nêu cảm nhận của em về bài thơ. - KT: chia nhóm, động não - Gv chuẩn kiến thức, dẫn vào bài. - VD: Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh => Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: + Chỉ ra được hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ "Rằm tháng giêng"; cảm nhận và phân tích được sự gắn bó giữa tình cảm thiên nhiên và lòng yêu nước của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ; nhận xét được vẻ đẹp tâm hồn và phong thái của Bác thể hiện qua bài "Rằm tháng giêng". + Trình bày được khái niệm thành ngữ, nhận biết được ý nghĩa của thành ngữ; biết cách sử dụng thành ngữ phù hợp. + Biết cách làm bài văn phát biểu về một tác phẩm văn học. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Giáo viên yêu cầu đọc - Yêu cầu H/s nhận xét, Gv nhận xét bổ sung. - Gv cho hs hoạt động chung cả lớp ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả ? ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? ? Phương thức biểu đạt? ? Nêu bố cục của bài thơ ? - Gv chuẩn kiến thức, chuyển. 1. Đọc văn bản * Tác giả: Hồ Chí Minh. *Tác phẩm: - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng cách hiệp vần 1-2-4 - Hoàn cảnh sáng tác: 1948 - PTBĐ: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự - Bố cục: 2 phần. Hoạt động 1: - HĐ: nhóm yêu cầu 2.b/76 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho hs thảo luận yêu cầu mục 2 /76 ? Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong không gian thời gian nào? ? Việc lặp lại từ xuân ở câu 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào? ? Cảm xúc của tác giả? - GV tiếp cận, trợ giúp các nhóm. - Đại diện hs trả lời. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - GV yêu cầu hs hoạt động cặp đôi câu hỏi mục B.2.c/76 -HĐ: cặp -PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não ? hai câu thơ cho biết điều gì về công việc của những người kháng chiến? ? Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối? Nhận xét về cảnh và người? - HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - HĐ: nhóm yêu cầu 2.d,e/76 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của nhà thơ? ? Nghệ thuật? - GV tiếp cận, trợ giúp các nhóm. - Đại diện hs trả lời. - GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản - Cảnh thiên nhiên: Hai câu đầu mở ra một không gian cao rộng ,mênh mông , tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm Nguyên tiêu . - Việc lặp lại từ xuân giúp người đọc cảm nhận bầu trời , vầng trăng như không có giới hạn , dòng sông , mặt nước tiếp lẫn , liền với trời . Đây là sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân, tươi đẹp, trong sáng, mùa xuân đang tràn ngập khắp đất trời. - Cảm xúc của nhà thơ: rung cảm tinh tế, sống chan hòa với thiên nhiên , cảm nhận được tinh thần lạc quan của Bác . c. Hai câu thơ : (1) Câu thơ thứ ba đã cho biết vể công việc của những người kháng chiến chính là bàn mưu tính kế việc quân (2) Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". d. Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác e. Nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh. Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Hoạt động 1: - HĐ: nhóm yêu cầu 3.a/77 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Có thể thêm hay bớt 1 vài từ trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh được không? Ý nghĩa của cụm từ? - GV tiếp cận, trợ giúp các nhóm. - Đại diện hs trả lời. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: -HĐ: cặp -PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não ? Xác định vai trò ngữ pháp? - HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về thành ngữ a. Không thể thêm, thay hoặc bớt một vài từ trong cụm từ trên Vì ý nghĩa trở nên lỏng lẻo nhạt nhẽo, đây là một trật tự cố định => Ý nghĩa: trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt. b. + Bảy nổi ba chìm: vị ngữ + Tắt lửa tối đèn :phụ ngữ cho danh từ khi - Cái hay của dùng thành ngữ là ý nghĩa cô đọng , hàm súc , gợi liên tưởng cho người đọc , người nghe. - HĐ: nhóm yêu cầu 4/78 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não ? Tìm yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm...? ? Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào? - GV tiếp cận, trợ giúp các nhóm. - Đại diện hs trả lời. - GV chuẩn kiến thức. 4. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học a.Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ .. - Yếu tố đó là: tiếng suối liên tưởng với tiếng hát xa hình ảnh trăng, cổ thụ và hoa hình ảnh con người. b. Cách triển khai các ý + MB: giới thiệu tác phẩm trích dẫn bài thơ + TB: những cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ trên hai mặt nghệ thuật và nội dung + KB: giá trị của tác phẩm. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp, nhóm, cá nhân Hoạt động 1: - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề bài 1/78 - KT: chia nhóm, động não. ? Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào? - Hs chia sẻ kết quả. - Gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Hs hoạt động cặp đôi yêu cầu C.2/79 ? Tìm và giải thích các thành ngữ trong những câu, đoạn văn sau đây: - HS trao đổi chéo bài kiểm tra cho nhau - Gọi đại diện cặp báo cáo, cặp khác chia sẻ. - Gv chuẩn kiến thức trên màn chiếu Hoạt động 3: - HĐ: cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: động não, trình bày ? Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn: - Gọi đại diện học sinh báo cáo. - Gv chuẩn kiến thức. 1.Vẻ đẹp riêng của hai bài thơ - Cảnh khuya là trăng sáng trong rừng khuya , ánh trăng lồng vào bóng cây tạo nên bóng hoa lung linh huyền ảo , ấm áp tình người - Rằm tháng giêng là trăng sáng lồng lộng trên sông nước , trong bầu trời khiến không gian càng thêm bao la bát ngát và đầy ắp sắc xuân. 2. Tìm và giải nghĩa các thành ngữ + Sơn hào hải vị: các sản phẩm , các món ăn quý hiếm. + Tứ cố vô thân :không có ai thân thích , ruột thịt sự già đi của con người diễn tả những người già, da nổi những chấm đen như mai của con đồi mồi và tóc bạc như sương. Con người ai cũng sẽ trải qua những giai đoạn sinh - lão - bệnh - tử. 3. Điền vào chỗ chấm: - Ăn - Tốt - Chiến - Sương - Áo - Cơ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện Câu 1. Kể văn tắt các truyện truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ nguồn gốc của các thành ngữ: - Con Rồng cháu Tiên - Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi Câu 2. Lập dàn ý và trình bày bài phát biểu cảm tưởng về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Rằm tháng giêng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện 1. Hãy sưu tầm 10 thành ngữ 2. Đọc đoạn trích /105 để hiểu thêm về cách sử dụng thành ngữ. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)