Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Cuộc chia tay của những con búp bê. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… Tiết 5 - 8: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Chỉ ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng đau đớn và xúc động của hai anh em trong cuộc chia tay; trình bày được suy nghĩ về tình cảm anh em khăng khít, gắn bó và ý nghĩa lớn lao của tổ ấm gia đình; hiểu được về quyền trẻ em. Nhận biết được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; xác định được bố cục khi tạo lập văn bản; bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lý. Chỉ ra được những biểu hiện về tính mạch lạc trong văn bản, biết tạo lập văn bản có tính mạch lạc 2. Kĩ năng Xây dựng được văn bản có bố cục mạch lạc, hợp lí 3. Thái độ Trân trọng tình cảm gia đình, biết yêu thương và chia sẻ 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh, phiếu học tập, bút dạ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) • Câu 1: Hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra • Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Cổng trường mở ra" 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: hoạt động nhóm - Thời gian: 5p - Gv cho h/s h. động nhóm mục A - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận - Gv quan sát trợ giúp khi cần ?Các nhóm xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn về gia đình của em? ? Chỉ rõ đoạn văn đã đảm bảo tính liên kết về nội dung, hình thức như thế nào? * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức Đoạn văn: Bạn định nghĩa thế nào về một gia đình hạnh phúc: giàu sang, có nhà lầu xe hơi hay có những chuyến du lịch đó đây? Còn với tôi, hạnh phúc đến từ những điều giản dị bình thường. Đó là căn nhà nhỏ luôn rộn tiếng cười vui. Và vào mỗi tối, cả gia đình quây quần bên mâm cơm nóng hổi, kể nhau nghe những chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Tổ ấm còn là nơi mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Tôi luôn mong gia đình mình giữ được những hạnh phúc bình dị trong cuộc sống này. Đoạn văn trên đã đảm bảo tính liên kết về nội dung, các câu văn liê kết về đề tài: Điều em mong muốn về gia đình mình Về hình thức, đoạn văn đã sử dụng phép thế đồng nghĩa, phép nối HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Chỉ ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng đau đớn và xúc động của hai anh em trong cuộc chia tay; trình bày được suy nghĩ về tình cảm anh em khăng khít, gắn bó và ý nghĩa lớn lao của tổ ấm gia đình; hiểu được về quyền trẻ em. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng, xúc động, chú ý ngôn ngữ đối thoại. - Gv nhận xét, biểu dương về cách đọc của học sinh và nhấn mạnh về cách đọc văn bản. *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu chú thích về tác giả tác phẩm ? Em hãy nêu 1 vài nét về tác phẩm? ? Thể loại ? ? Phương thức biểu đạt? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Mỗi phần từ đâu đến đâu? ý của từng phần? ? Em hãy cho biết, truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính? Vì sao? - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp. - Gv chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản Vài nét về tác phẩm: Truyện ngắn được trao giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em tổ chức tại Thuỵ Điển 1992 của tg Khánh Hoài. Thể loại: Là văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em. PTBĐ:Tự sự, miêu tả, biểu cảm Bố cục: 3 phần. + Từ đầu -> như vậy : chia búp bê + Tiếp -> cảnh vật : chia tay lớp học + Còn lại: anh em chia tay - Nhân vật chính: 2 anh em Thành và Thuỷ . - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2.b,c,d - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận - G v quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. ? Liệt kê những sự việc chính của câu chuyện? ? Truyện có những nhân vật nào?nhân vật chính? ? Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? vì sao? ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện? ? Sự giống và khác nhau trong tâm trạng Thủy khi ở nhà và trường? ? Một số nhân vật có hành động xoa dịu nỗi đau của Thủy? Em hãy tìm những hình ảnh chi tiết? ? Qua câu chuyện này tác giả đã đề cập tới nội dung gì thuộc về quyền trẻ em? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản - Những sự việc chính của câu chuyện : + Chia búp bê. + Chia tay lớp học. + Cuộc chia tay của hai anh em. * Nhân vật trong truyện: Thành, Thủy, mẹ, cô giáo Tâm, các bạn Thủy. Nhân vật chính: Thành và Thủy. * Chi tiết xúc dộng nhất: Thủy đến lớp chia tay lớp học và thông báo em sẽ không được đi học nữa khiến cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa… ->Vì: diễn tả tình thầy, trò, bạn bè ấm áp, trong sáng. Niềm đồng cảm, xót thương của thầy, bạn dành cho Thủy. * Ý nghĩa của câu chuyện: -Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. -Tình cảm anh em ruột thịt sẽ không bao giờ mất kể cả trong buồn khổ - Mọi người hãy cố gắng giữ gìn bảo về hạnh phúc gia đình. Sự giống và khác nhau : * Giống nhau: Buồn khổ, đau xót, bất lựckhi phải chịu mất mát quá lớn… - Thủy nức nở khi đến lớp găp các bạn, cô giáo… * Khác nhau : Khi ở nhà Khi đến lớp -Run bần bật, kinh hoàng, tuyệt vọng, mắt buồn thẳm, mi xưng mọng vì khóc nhiều… - Thủy như người mất hồn, loạng choạng …. - Em buồn bã lắc đầu không muốn nhận đồ chơi anh cho. - Khi anh chia đồ chơi: Thủy chẳng quan tâm, mắt ráo hoảnh nhìn vào khoảng không thỉnh thoảng nấc lên khe khẽ - Thủy tru tréo, giận giữ khi Thành chia 2 con búp bê. - Vui vẻ khi Thành đặt 2 con búp bê trở lại - Trên đường đi em nhìn đau đáu vào những cảnh quen thuộc. - Cắn chặt môi im lặng, mắt nhìn đăm đăm khắp sân trường…Bật khóc thút thít.. - Thủy đau xót, buồn bã không dám nhận món quà cô tặng vì em không được đi học nữa… Những nhân vật có hành động xoa dịu nỗi đau của Thủy: Thành, cô giáo, bạn bè… * Thành - Không phải chia nữa. Anh cho e tất. - Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu… - Tôi cố vui vẻ theo em… * Cô giáo - Cô Tâm ôm chặt lấy em: cô biết chuyện rồi. Cô thươg em lắm! - Cô Tâm tặng Thủy quyển sổ cùng với chiếc bút nắp vàng… * Bạn bè - Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời…khóc thút thít… Nội dung thuộc về quyền trẻ em: - Thủy không được hưởng quyền của trẻ em. Gia đình tan vỡ, hai anh em mất đi quyền được cả bố mẹ nuôi nấng dạy dỗ. - Mất quyền được cha mẹ chăm sóc, mất quyền tiếp tục được học hành, phải kiếm sống, lao động từ khi còn nhỏ. -> Quyền bảo vệ, quyền tham gia, quyền phát triển *Mục tiêu:Nhận biết được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; xác định được bố cục khi tạo lập văn bản; bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lý. Bước 1: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi yêu cầu mục 3.a/15 ? Vì sao khi xây dựng văn bản cần quan tâm tới bố cục? - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. Bước 2: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.3.b,c, - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận - G v quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. ? Câu chuyện đã có bố cục chưa? Cách kể chuyện có chỗ nào chưa hợp lí? Theo em nên sắp xếp như thế nào? ? Hãy nêu bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê theo ba phần mở bài, thân bài, kết bài - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về bố cục và những yêu cầu về bố cục của văn bản a. Xây đựng đoạn văn cần quan tâm tới bố cục vì bố cục hợp lí, rõ ràng sẽ làm cho văn bản có nghĩa và dễ hiểu. a. Xây đựng đoạn văn cần quan tâm tới bố cục vì bố cục hợp lí, rõ ràng sẽ làm cho văn bản có nghĩa và dễ hiểu. b. - Câu chuyện chưa có bố cục. - Cách kể chuyện bất hợp lí ở chỗ: thứ tự các sự việc diễn ra bị đảo lộn. - Sắp xếp bố cục: + Trình bày ếch sống ở đâu trước, trong hoàn cảnh như thế nào. + Vì trời mưa nên ếch ra ngoài +Vì hoàn cảnh sống như thế nên ếch nghênh ngang. + Bị trâu giẫm bẹp. c. Bố cục của truyện: Cuộc chia tay của những con búp bê:” - Phần mở bài: Từ đầu… “như vậy” - Phần thân bài: tiếp….. “trùm lên cảnh vật” - Phần kết bài: còn lại *Mục tiêu: Chỉ ra được những biểu hiện về tính mạch lạc trong văn bản, biết tạo lập văn bản có tính mạch lạc. - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi yêu cầu mục 3.a/15 ? Nhận định nào đúng, nhận định nào sai? ? Khi tạo lập văn bản để đảm bảo tính mạch lạc cần lưu ý những gì? - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. 4.Tìm hiểu về tính mạch lạc của văn bản: Nhận định Đúng hay sai 1 Đ 2 S 3 Đ 4 Đ b. Khi tạo lập văn bản, để đảm bảo tính mạch lạc cần lưu ý: - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt. ( các từ ngữ, sự việc phải thống nhất) - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một tr.tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền mạch. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Hoạt động cặp, vấn đáp, hoạt động nhóm, hợp tác - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi yêu cầu mục 3.a/15 ? Văn bản “rùa và thỏ có đảm bảo tính mạch lạc không? Vì sao? - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.2. - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận - G v quan sát trợ giúp khi cần - PP, KT: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. ? Nêu cảm nhận sau khi học xong “Cuộc chia tay của những con búp bê”? ? Nhận xét: Tính hấp dẫn. Bố cục? Tính mạch lạc? Sức thuyết phục trog cách nói? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 1. Rùa và thỏ: + Phần1: đoạn 1 + Phần 2: đoạn 2, 3 + Phần 3: đoạn 4 + Phần 5: đoạn 5,6 -Văn bản đảm bảo được tính mạch lạc: + Các phần, đoạn đều xoay quanh nội dung các cuộc chạy đua của thỏ và rùa. + Mỗi phần nói về một cuộc chạy đua được sắp xếp theo trinh tự hợp lí, hô ứng cho nhau dẫn dắt đến cuộc đua mới. a. Cảm nhận của em khi đọc xong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” (mỗi HS đưa ra 1 ý kiến) b. Nhận xét: - Tính hấp dẫn của nội dung - cách thể hiện bố cục. - Tính mạch lạc, rõ ràng của bài. - Sức thuyết phục trong cách HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà. Tiết sau báo cáo kết quả 1. Câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” cho ta thấy tình cảm anh em chân thành thắm thiết. Em hãy kể câu chuyện trong thực tế về tình cảm sâu nặng này. 2. Đọc lại một bài văn gần nhất của em để phân tích bố cục và tính liên kết của bài văn, sau đó tự rút ra nhận xét. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà. Tiết sau báo cáo kết quả 1.Tìm hiểu những thông tin về quyền trẻ em. Cùng bình luận việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. 2. Sưu tầm phân tích ví dụ thực tế để thấy rằng khi nói và viết chúng ta không chú ý đến tính mạch lạc của văn bản thì người nghe người đọc sẽ không thuận lợi trong việc theo dõi, tiếp nhận nội dung của văn bản đó. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)