Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Những câu hát nghĩa tình. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 3: NHỮNG CÂU HÁT TÌNH NGHĨA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Nêu được nội dung cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao về chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người;phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (so sánh ẩn dụ ; bước đầu nhận diện được các dặc điểm cơ bản của ca dao. Nhận biết được các loại từ láy; chỉ ra được nghĩ của các từ láy; sử dụng từ láy phù hợp trong các tình huống giao tiếp cụ thể Nêu đươc các bước tạo lập văn bản; biết được tạo lập văn bản tự sự và miêu tả theo các bước đã học . 2. Kĩ năng Thuộc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và biết thêm một số bài ca dao thuộc chủ đề này. Sử dụng từ láy trong giao tiếp 3. Thái độ Yêu văn học Việt Nam, yêu nét đẹp của văn hoá dân tộc Việt. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận ... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu… 2. Học sinh: xem trước và đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) • Câu 1: Hãy tóm tắt bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? • Câu 2: Văn bản không thể viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Vậy theo em, điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí là gì? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh để học sinh đọc được một số bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước và nêu được đặc điểm, nội dung hình thức của các câu, bài đó. - Phương pháp: vấn đáp - Gv cho h/s hoạt động cá nhân - H/s đọc mục A và thực hiện yêu cầu ? Em hãy đọc một số bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước ? Nêu đặc điểm, nội dung hình thức của các câu, bài đó. *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình , hoạt động cá nhân. Gv chuẩn kiến thức, chuyển - Học sinh tìm những bài ca dao thân thuộc trong cuộc sống (mỗi bạn ít nhất 1 bài) - Đặc điểm nội dung, hình thức của các câu ca dao: + Nội dung: Phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người ( tình cảm gia đình, yêu quê hương đất nước…) + Nghệ thuật: Ngắn gọn, thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngôn ngữ giàu chất thơ, gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. + Nêu được nội dung cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao về chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người; + Phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (so sánh ẩn dụ ; bước đầu nhận diện được các dặc điểm cơ bản của ca dao. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động 1: - GV học và hs thảo luận trả lời ? Có mấy bài ca dao? Chủ đề của từng bài? ? Nêu cách đọc văn bản ? - Gv gọi hs đọc, gọi hs nhận xét cách đọc. Hoạt động 2: - GV yêu cầu hs đọc thầm, thảo luận trả lời câu hỏi. ? Hãy xác định thể loại văn bản ? ? Xác định phương thức biểu đạt? - GV chia sẻ cho học sinh từ khó trong bài học. I. Đọc văn bản - Gồm 4 bài: bài 1,2: tình cảm gia đinh; bài 3,4: tình yêu quê hương đất nước. - Đọc nhẹ nhàng, diễn cảm, chậm rãi. - Thể loại: ca dao - PTBĐ: biểu cảm Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.2/19 (Nhóm 1 bài 1; nhóm 2 bài 2; nhóm 3 bài 3; nhóm 4,5 bài 4. Các nhóm thảo luận dựa trên 3 yêu cầu mục 2) ? Bài ca là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà e biết điều đó? ? tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua mỗi bài? ? Để thể hiện những nội dung cảm xúc ấy tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận - Gv quan sát trợ giúp khi cần * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu yêu cầu khái niệm cơ bản của ca dao - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Em có hiểu biết ban đầu nào về ca dao dân ca? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức 2. Tìm hiểu văn bản Bài 1 : a. - Bài ca dao là lời mẹ ru con, nói với con. - Dựa vào câu cuối cùng “ghi lòng con ơi”. b. Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ nhắc nhở kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ. c. Nghệ thuật : Sử dụng hình ảnh so sánh => công lao cha mẹ sinh thành giáo dưỡng vô cùng to lớn Núi cao biển rộng => ẩn dụ Cù lao chín chữ: thành ngữ => Nhắc nhở mọi người hãy biết ơn đền đáp công lao cha mẹ Bài 2 : a. - Lời của ông bà, cô bác nói với cháu; lời của cha mẹ dặn dò con cái; lời của anh em trong nhà tâm sự bảo ban lẫn nhau. - Căn cứ: nội dung ( tình cảm anh em trong gia đình). b. Bài ca dao nói về tình cảm anh em trong gia đình phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. c. Nghệ thuật: giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, điệp từ, so sánh - Tác dụng: lời nhắc nhở thấm thía về tình anh em gắn bó thiêng liêng không thể tách rời. Bài 3 : a. -Lời của chàng trai đối đáp với cô gái b. - Cảm xúc: Niềm tự hào về vẻ đẹp văn hóa, lịch sử, ty quê hương, đất nước giâu đẹp c. - Nghệ thuật: hình thức đối đáp, liệt kê - Tác dụng: tình yêu quê hương đất nước Bài 4 : a. Lời của chàng trai với cô gái b. Cảm xúc: Ca ngợi vẻ đẹp cô gái trẻ trung, hồn nhiên đầy sức sống của cô gái trước cánh đồng rộng lớn, bát ngát. c. - Nghệ thuật: phép điệp, đảo ngữ và đối, so sánh - Tác dụng: ngợi ca vẻ đẹp của đất nước và con người. => Ca dao, dân ca: + Ca dao, dân ca là những bài ca của người lao động thể hiện tình cảm với gia đình, quê hương, tình yêu lứa đôi. + Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, điêp ngữ, đảo ngữ, đối để thể hiện nội dung trữ tình. * Mục tiêu: nhận biết đc các loại từ láy, chỉ ra đc nghĩa của từ láy, sd từ láy phù hợp trong tình huống giao tiếp. Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu về từ láy mục 3a,b/20 - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ?Tìm các từ láy? Nó giống và khác nhau như thế nào về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng? ? Phân loại từ láy vừa tìm được? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.3c,d/20 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận. ? các từ láy trong mỗi nhóm có đặc điểm gì về âm thanh và nghĩa? ? So sánh nghĩa của từ mềm mại, đo đỏ với nghĩa của tiếng gốc: mềm, đỏ. - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về từ láy a. Các từ láy: + Đăm đăm: lặp lại hoàn toàn cả phụ âm đầu và vần. + Mếu máo: lặp lại phụ âm đầu + Liêu xiêu: lặp lại phần vần b. Phân loại từ láy: + Từ láy toàn bộ + Từ láy bộ phận c. Nghĩa của từ láy + Lí nhí, li ti, ti hí (i): độ mở của sự vật nhỏ + Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: sự vật có lúc nổi, lúc chìm, lúc xẹt lúc phồng. + Oa oa, tích tắc, gâu gâu: mô phỏng âm thanh của sự vật. d. Các từ + mềm mại: tăng nghĩa hơn so với tiếng mềm + đo đỏ: giảm nghĩa hơn so với từ đỏ. *Mục tiêu: nêu đc các bước tạo lập 1 văn bản, biết tạo lập một văn bản tự sự và miêu tả theo các bước đã học. Hoạt động 1 : - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục 4a,b/20 a. Những câu hỏi sau nói đến yêu cầu gì cần xác định trước tiên khi tạo lập văn bản ? b. Sau khi xác định được yêu cầu trên việc tiếp theo là gì? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2 : - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục B.4c,d/20 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận c. bài văn đã tạo lập cần đáp ứng yêu cầu gì? d. Có cần kiểm tra lại bài văn sau khi đã hoàn thành không? Giải thích? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. 4. Tìm hiểu quá trình tạo lập văn bản a. Tạo lập văn bản + Đối tượng + Mục đích + Nội dung + Hình thức b.Các bước tạo lập văn bản + Tìm ý + Sắp xếp ý + Viết nháp + Viết chính thức + Sửa chữa c. Yêu cầu: Bài văn đã tạo lập cần đáp ứng: đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác, bám sát bố cục, có tính mạch lạc, liên kết, ngôn từ trong sáng d. Cần phải kiểm tra sản phẩm – bài viết sau khi hoàn thành theo tiêu chuẩn: điều chỉnh về nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý …. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Hoạt động cặp, vấn đáp, hoạt động nhóm, hợp tác Hoạt động 1: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi luyện tập đọc hiểu/21 - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần a. Qua những bài ca dao vừa học em có nhận xét gì về đời sống tâm hồn tình cảm của ng dân lao động xưa. b. Nêu nhận xét của em về thể thơ *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi luyện tập về từ láy. - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần a. Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau tiếng gốc để tạo từ láy? b. Chọn từ đúng? c. Đặt câu? d. sắp xếp từ láy, từ ghép? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.3/22 - H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận ? Giả sử em muốn viết thư cho người bạn nước ngoài để giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em sẽ phảo thực hiện những công việc gì? - Gv quan sát trợ giúp khi cần - Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, . - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - Gv chuẩn kiến thức. - Nội dung bài ca dao: thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người; niềm tự hào về quê hương, đất nước, tình yêu chân chất, tinh tế và thế giới nội tâm phong phú của con người Việt Nam. - Thể thơ lục bát: Thể lục bát là thể thơ một câu trên 6 tiếng câu dưới 8 tiếng • Tiếng 6 câu 1 vần tiếng 6 câu 2 • Tiếng 8 câu 2 vần tiếng 6 câu 1 - Thể thơ lục bát biến thể . - Thể thơ tự do . a. Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau tiếng gốc: Lấp ló Nhức nhối Nho nhỏ Vội vàng Thâm thấp Xinh xắn Chênh chếch Thích thú b. Chọn từ đúng: + Nhẹ nhàng + Xấu xa + Tan tành c. Đặt câu (học sinh làm) d. Phân loại từ ghép và từ láy Từ láy Từ ghép Lon ton Lách cách Gờn gợn Nấu nướng Tươi tốt, tóc tai Mặt mũi, học hỏi Khuôn khổ Ngọn ngành 3. Luyện tập các bước tạo lập văn bản: - Cần xác định: + Viết cho ai ( bạn) -> xác định đối tượng để xưng hô cũng như chọn nội dung phù hợp + Viết để làm gì? Mục đích viết thư -> định hướng nội dung + Viết cái gì? -> xác định nội dung cần viết. + Viết như thế nào? -> hình thức viết như thế nào để đạt được mục đích đề ra. - Dàn ý: + Địa điểm ngày tháng năm + Lời chào + Lí do viết thư + Nội dung thư + Lời chúc HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv giao nhiệm vụ cho hs hđ cá nhân làm bài ở nhà tiết sau nộp bài. Đề 1: Kể cho bố , mẹ hoặc người thân nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động , hay buồn cười mà em đã gặp ở trường. Đề 2: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp hoặc chân dung một người bạn của em. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà 1.Trao đổi với người thân , bạn bè về ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của những câu ca dao khác có cùng chủ đề tình cảm gia đình hoặc tình yêu quê hương đất nước . 2.Ghi lại những từ láy thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. 3. Đọc đoạn trích T/22 để hiểu thêm về quy tắc hòa phối âm thanh trong từ láy . 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)