Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Cổng trường mở ra. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Chỉ ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con, trình bày được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ dành cho con cái và ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người, nêu được suy nghĩ cá nhân về tình cảm gia đình và vai trò của nhà trường. • Nhận biết được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép. • Chỉ ra được những biểu hiện về tính liên kết trong văn bản. 2. Kĩ năng: Cảm thụ văn chương. Biết sử dụng các loại từ ghép trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Biết kết nối các đoạn các câu trong văn bản để tạo liên kết. 3. Thái độ: Biết kính trọng, yêu thương bố mẹ Thấy được ý nghĩa của nhà trường đối với bản thân. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh về cảnh ngày đầu đi học… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) • Câu 1: Hãy nhắc lại những tác phẩm đã từng học ở trong chương trình ngữ văn 6 tập 1 • Câu 2: Hãy kể lại ngày đầu tiên bước vào cổng trường THCS. Em có cảm nghĩ gì về mái trường em đang học? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5p - GV yêu cầu và HS trao đổi, trả lời câu hỏi: Văn bản có nhan đề là “Cổng trường mở ra”. Đã trải qua quãng thời gian được học tập dưới mái trường, theo em cổng trường mở ra cho em những điều gì diệu gì? - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: Cổng trường mở ra cho em những điều kì diệu: • là những dãy nhà với các phòng học khang trang • là những chiếc ghế đá dưới hàng cây xanh mát • là sân trường rộng rãi để chúng em nô đùa • là nơi có các thầy cô giáo luôn yêu thương, nhiệt tình dạy dỗ, có nhiều bạn bè đồng trăng lứa. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: chỉ ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con, trình bày được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ dành cho con cái và ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người, nêu được suy nghĩ cá nhân về tình cảm gia đình và vai trò của nhà trường. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về bài đọc “Cổng trường mở ra” Bước 1: - GV: Hỏi học sinh với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe. - GV biểu dương về cách đọc của học sinh và nhấn mạnh về cách đọc văn bản. -Gv gọi HS đọc tiếp, hs khác nhận xét, gv nhận xét. *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, hoạt động cá nhân - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu chú thích về tác giả tác phẩm - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần Bước 2: - GV đưa ra câu hỏi và HS trả lời: ? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Cổng trường mở ra? ? Thể loại ? ? Phương thức biểu đạt? ? Bố cục văn bản? ý của từng phần ? GV chuẩn kiến thức: *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp Gv hỏi học sinh về một số chú thích và giải đáp khi có thắc mắc của trò. I. Đọc văn bản - Đọc với giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi… * Thể loại : Văn bản nhật dụng * PTBĐ: Biểu cảm * Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu đến bước vào => Nỗi lòng của mẹ + Phần 2: Còn lại => Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Bước 1: + Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục 2.a.1 + H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện + GV quan sát trợ giúp khi cần ?Trong đêm trước ngày khai trường của con tâm trạng của mẹ và con khác nhau ntn? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp - GV chuẩn kiến thức - Bước 2: + GV cho HS hoạt động nhóm mục B.2.a.2 + H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận + GV quan sát trợ giúp khi cần + Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác, ... ?Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng của mẹ? ?Những chi tiết đó chứng tỏ điều gì ở mẹ dành cho con? ? Từ ngữ có gì đặc biệt? tác dụng? + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung + GV chuẩn kiến thức: - Bước 3: + GV cho HS hoạt động nhóm mục B.2.b,c + HS nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận. + GV quan sát trợ giúp khi cần *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. ? Em hiểu thế nào về thế giới kì diệu qua câu nói của mẹ? ? từ văn bản em nhận thấy vai trò của nhà trường với cuộc đời mỗi con người như thế nào? + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung + Gv chuẩn kiến thức. - Bước 4: + GV cho HS hoạt động cá nhân ý 2.d. HS nhận nhiệm vụ + GV quan sát trợ giúp. *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đá. ?Suy nghĩ của em khi được sự quan tâm, chăm sóc của gia đinh và được vui chơi dưới mái trường? + GV yêu cầu HS báo cáo kết quả. + GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản a.Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường khác nhau : + Con : Giấc ngủ đến dễ dàng như uống sữa ăn kẹo. + Mẹ : Không ngủ được. (2) Chi tiết biểu hiện tâm trạng của mẹ: - Mẹ đắp mền, buông mùng, ém góc - Mẹ không tập trung được vào việc gì - Nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. - Mẹ lên giường và trằn trọc => Những chi tiết cho thấy mẹ là người chu đáo, hết lòng yêu thương con. - Mẹ nhớ về kỉ niệm quá khứ: Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi tới gần trường, chơi vơi hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại… => Từ ngữ đặc biệt : Sử dụng từ láy để gợi lên cảm xúc vừa vui sướng, nhưng cũng lo sợ. => Tác dụng : Ngày khai trường để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mẹ. b. Hình ảnh “thế giới kì diệu” của mẹ là thế giới của tri thức, mơ ước, khát vọng, niềm vui…-> Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục, tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục nước nhà. c. Vai trò của nhà trường: - Hình thành nhân cách con người - Bồi đắp tình cảm trong sáng - Cung cấp tri thức. d. Suy nghĩ của học sinh khi được sự quan tâm, chăm sóc của gia đinh và được vui chơi dưới mái trường: *Mục tiêu: nhận biết được cấu tạo từ ghép. Sử dụng các loại từ ghép trong những tình huống giao tiếp cụ thể. - Bước 1: + Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục 3.a.1, 2,3 + H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện + GV quan sát trợ giúp khi cần ?Lựa chọn nhận xét đúng về tiếng “bà” ở từ “bà ngoại” trong câu văn “mẹ còn nhớ...đóng lại”? ? Tìm thêm một số từ ghép chính phụ có tiếng bà đứng trước? ? trong các từ ghép vừa tìm được tiếng đứng sau tiếng “bà” có vai trò gì? Có thể đổi vị trí các tiếng mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa hay không? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp + Gv chuẩn kiến thức. - Bước 2: GV cho HS đọc mục 3.4 và thực hiện yêu cầu: ?Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung vào chỗ trống? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, hoạt động cá nhân. + GV chuẩn kiến thức. - Bước 3: GV cho HS hoạt động nhóm mục B.2.b, + HS nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận + GV quan sát trợ giúp khi cần * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác. ? Liệt kê tiếng gọi tên đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp em, sau đó tạo thành các t/g phù hợp về nghĩa? ? Những từ ghép đó có tiếng chính và tiếng phụ không? Vì sao? ? so sánh nghĩa của t/g với nghĩa của mỗi tiếng trong t/g đó? ? điền vào chỗ trống? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung - GV chuẩn kiến thức. 3.Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép: - Nhận xét đúng : + Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại” + Tiếng “bà” là tiếng chính. - Từ ghép chính phụ có tiếng bà đứng trước: Bà nội, bà ngoại, bà mụ…->Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. - Các tiếng đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Không đổi được vị trí các tiếng. - Bổ sung vào chỗ trống + …phân nghĩa… + …chính…phụ. - Các tiếng gọi tên đồ vật hoặc dụng cụ học tập: Thước, bút, quần, áo, gương, lược, …. => Từ ghép : Thước bút, quần áo, gương lược… - Những từ ghép trên không phân thành tiếng chính và tiếng phụ. Vì: các tiếng có nghĩa ngang nhau. - Nghĩa của từ ghép khai quát hơn nghĩa của từng tiếng. - Điền vào chỗ trống : + …..bình đẳng…. + …..hợp nghĩa… rộng hơn…. c) Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong bảng để tạo thành từ ghép chính phụ và đẳng lập: TGCP TGĐL -làm …quen - ăn…. Bám - trắng tinh - vui tai - mưa rào - nhà bếp -núi sông - ham thích - xinh tươi - học hỏi - cây cỏ *Mục tiêu: chỉ ra được những biểu hiên về tính liên kết trong văn bản. Biết kết nối các câu các đoạn trong văn bản để đảm bảo tính liên kết. + Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục 4.a,b,c + H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện + GV quan sát trợ giúp khi cần ? Cho biết mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn a? ? Chỉ ra sự chưa thống nhất của đoạn văn b? sửa lại để đảm bảo tính thống nhất? ? Một văn bản được liên kết phải đảm bảo bằng những điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiên nào để đảm bảo điều kiện đó? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. 4. Liên kết trong văn bản a. Nội dung của các câu đều nói về “mẹ”. b. Các câu thiếu tính liên kết (thiếu từ ngữ liên kết) - Sửa lại : + Thêm: “Còn bây giờ giấc ngủ đến với con… + Thay “đứa trẻ” – “con” c. Điều kiện để một văn bản có tính liên kết: + Nội dung các câu, các đoạn phải thống nhất với nhau. + Các câu, đoạn phải kết nối bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp (từ, câu). HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Bước 1: + Gv cho h/s hoạt động nhóm mục C.1 + H/s nhận nhiệm vụ và trao đổi thảo luận + Gv quan sát trợ giúp khi cần + Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, hợp tác... ? Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn? ? Nội dung 2 đoạn có gì giống với văn bản “Cổng trường mở ra”? + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác chia sẻ bổ sung + Gv chuẩn kiến thức, chuyển. Bước 2: + Gv cho h/s hoạt động cá nhân + H/s đọc mục C.1.c và thực hiện yêu cầu ?Viết từ 1-2 câu vào đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, hoạt động cá nhân. + Gv chuẩn kiến thức, chuyển. Bước 3: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục C.2.a,b/9 - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ?Tìm từ ghép và xếp vảo bảng phân loại? ? Nối các tiếng để tạo từ ghép chính phụ? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức Bước 4: - Gv cho h/s hoạt động cá nhân - H/s đọc mục C.2.c và thực hiện yêu cầu ?Viết đoạn văn? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, hoạt động cá nhân. - Gv chuẩn kiến thức, chuyển. Bước 5: - Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu mục C.3.a,b/9 - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát trợ giúp khi cần ? Sắp xếp các câu văn theo thứ tự hợp lí? ? Vì sao các câu văn đc đặt cạnh nhau...? *Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp thảo luận cặp, vấn đáp - Gv chuẩn kiến thức. a) Nội dung và nhan đề: Nội dung Nhan đề Đoạn a Lời khuyên của bố khi En-ri-co chưa thực sự chú tâm vào việc học. Trường học Đoạn b Những quan âm, lo lắng, sự chăm sóc của mẹ danh cho En-ri-cô. Tình cảm của mẹ. b. Điểm giống với văn bản “ Cổng trường mở ra”: + Tầm quan trọng của việc học. + Tình cảm của mẹ đối với con. Viết 1-2 câu cuối đoạn để khái quát nội dung: ..... a. Tìm từ ghép chính phụ và đẳng lập: + TGCP: Mưa phun, mùa xuân, chân mạ, lá mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, cây sấu, cây nhội, cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi + TGĐL: Rườm rà, ốm yếu. b. Nối các tiếng để thành các từ ghép chính phụ: - xanh ngắt, mùa gặt, mùa nhãn, nhãn lồng. c. Viết đoạn văn: Vậy là năm học mới đã đến, em vui mừng đến trường để dự buổi lễ khai giảng. Các bạn học sinh đều mặc áo trắng, quần đen và đeo khăn quàng đỏ nghiêm trang. Các bạn cùng kể nhau nghe những chuyện vui trong mùa hè vừa qua. Chúng em vô cùng phấn khởi và hi vọng một năm học mới sẽ đạt được nhiều kết quả tốt trong học tập. a. Thứ tự hợp lí: (3)-(2)-(1) b. Vì đó là lời giải thích lí do mẹ không ngủ được. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà. Tiết sau báo cáo kết quả. 1.Viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) đảm bảo tính liên kết với chủ đề “mẹ tôi”. 2. Em hãy cho biết “mẹ tôi” có phải là 1 từ ghép chính phụ hay không? Giải thích rõ câu trả lời của em? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Gv cho h/s thực hiện cá nhân ở nhà. Tiết sau báo cáo kết quả 1. Tìm đọc và chép lại 1 bài thơ/đoạn thơ hoặc 1 đoạn văn hay viết về ngày khai trường. 2. Cùng trao đổi với bạn về cái hay của bài thơ/ đoạn thơ/ văn đó. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)