Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ý nghĩa của văn chương. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: Ý NGHĨA CỦA VĂN CHƯƠNG (Tiết 1) - Hoài Thanh - A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. - Hiểu được quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương. - Thấy được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn nghị luận văn học. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 4. Thái độ - Giáo dục hs ý thức trân trọng nguồn gốc, nhiệm vụ, cộng dụng của văn chương. - Nâng cao ý thức về học văn cho học sinh. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Hình ảnh minh họa. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Đức tính giản dị của BH được biểu hiện như thế nào? Nhận xét gì về các lí lẽ và dẫn chứng? * Trả lời: - Trong đời sống sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người. + Bữa cơm: vài 3 mòn giản đơn, ăn không vãi, bát sạch, thức ăn được sắp xếp... + Nhà sàn: chỉ có vài 3 phòng lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm. + Lối sống: tự mình làm việc, từ lớn đến nhỏ, không cần người giúp. + Quan hệ với mọi người: viết thư, nói chuyện, đi thăm nhà tập thể của công nhân... - Cách nói và viết: giản dị mà sâu sắc. -> dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo... 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Gv hỏi học sinh: Hãy chia sẻ về một cuốn sách văn học hay một tác phẩm đã để lại trong em nhiều suy nghĩ, cảm xúc Hs chia sẻ suy nghĩ của mình GV dẫn dắt vào bài: Ngay từ nhỏ, chúng ta được nghe bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Lớn lên, chúng ta được học những bài thơ, những truyện ngắn, được đọc những cuốn tiểu thuyết dài… Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Nhưng chúng ta có bao giờ tự hỏi văn chương có nguồn gốc từ đâu? Nhiệm vụ của văn chương là gì? Và công dụng của nó như thế nào chưa? Để trả lời cho những câu hỏi đó, hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” Bài 24 tiết . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung - GV: Dựa vào phần chú thích * (SGK-54), em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Hoài Thanh? - HS: trình bày. GV chuẩn kiến thức - GV: Xuất xứ của văn bản ? - HS: nêu. * Bổ sung thêm : Ông là cây bút phê bình xuất sắc. Những bài bình thơ của ông rất đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi của ông trở thành bất tử với tác phẩm “Thi nhân Văn chương”- 1942. Bài Ý nghĩa văn chương viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng ta vẫn tìm được nhiều thú vị. 1. Tác giả - Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên) 1909-1982, quê Nghi Lộc- Nghệ An. - Nhà văn, nhà phê bình văn học xuất sắc được phong tặng giải thưởng HCM về văn hoá - nghệ thuật. 2. Tác phẩm Trích cuốn “Văn chương và hành động” sáng tác 1936. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản - GV: Nêu cách đọc Hướng dẫn HS đọc: mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm. - HS: đọc – GV nhận xét. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu 1 số chú thích SGK. - GV: Qua đọc văn bản em hiểu gì về văn chương? Hai chữ văn chương trong bài có mang nghĩa rộng như chú thích không? (không). - GV: Vậy nó mang nghĩa gì? - HS: trả lời. GV chuẩn kiến thức Nghĩa hẹp, đó là những tác phẩm thơ văn, là vẻ đẹp của câu thơ, lời văn. * Bổ sung một số chú thích: + Cốt yếu: quan trọng, cơ bản, chủ chốt, không thể thiếu. + Muôn hình vạn trạng: rất phong phú nhiều hình ảnh, trạng thái tâm trạng khác nhau. + Vị tha: thương người, hi sinh cao cả. 1. Đọc - chú thích - GV: Qua tìm hiểu văn bản ở nhà, theo em ý nghĩa văn chương thuộc kiểu nghị luận nào? (nghị luận chính trị xã hội hay nghị luận văn chương)? Vì sao? Vì nội dung nghị luận nhằm làm sáng tỏ một vấn đề cuả văn chương ,đó là ý nghĩa văn chương). - GV: Tác giả đã bàn tới ý nghĩa văn chương trên mấy phương diện? Đó là những phương diện nào? Hãy xác định các phần của văn bản tương ứng với 2 phương diện đó và cho biết bố cục văn bản gồm mấy phần? - HS: trả lời. GV chuẩn kiến thức 2. Kết cấu, bố cục - Kiểu bài: Nghị luận (văn chương). - Bố cục: 2 phần. + Đầu...muôn loài: Nguồn gốc của văn chương. + Còn lại: ý nghĩa và công dụng của văn chương. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích Đọc thầm 2 đoạn văn mở đầu văn bản Thảo luận: 3 phút - GV: Nhận xét cách vào đề của tác giả? Tác giả giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp? Cách nêu vấn đề đó có tác dụng gì? Thảo luận theo nhóm bàn và cử đại diện phát biểu. - HS các nhóm lắng nghe và nhận xột, bổ sung. * Khái quát và cho HS ghi bảng. Gợi ý: - GV: Tác giả đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ câu chuyện gì? Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào? - HS: trả lời. GV chuẩn kiến thức - Thi sĩ ấn Độ khóc nức nở khi thấy 1 con chim bị thương. - Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước 1 hiện tượng đời sống. Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương và xúc cảm yêu thương cái đẹp là nguồn gốc của văn chương. => nêu vấn đề gián tiếp, gợi cảm xúc, hấp dẫn người đọc. * Bình: Đó là một trong những cách vào đề trở thành phong cách khá độc đáo của nhà văn, nhà văn, nhà phê bình văn học HT. Học văn nghị luận chúng ta học tập phong cách mở bài nhẹ nhàng, gợi cảm, thấm thía, xúc động mà đầy sức lôi cuốn của tác giả. Có thể nói cảm hứng thơ văn xuất phát từ tình thương. - GV: Từ nội dung câu chuyện kể, theo HT nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? - HS: trả lời. GV chuẩn kiến thức - Nguồn gốc chính là lòng nhân ái. Thảo luận: 5 phút - GV: Theo em, quan niệm như thế đã đúng chưa? Hãy tìm một vài dẫn chứng văn học để chứng minh cho ý kiến của HT? - HS: trả lời. GV chuẩn kiến thức Thảo luận theo nhóm bàn và cử đại diện phát biểu, các nhóm lắng nghe và nhận xét, bổ sung. * Khái quát: + Quan niệm của HT về nguồn gốc của văn chương là rất đúng đắn và sâu sắc ví dụ: Đặng Trần Côn viết chinh phụ ngâm khúc; Nguyễn Đình Chiểu viết Văn tế nghĩa….; Hồ Xuân Hương viết Bánh trôi…. + Tuy nhiên quan niệm đó chưa hoàn toàn đầy đủ vì còn có quan niệm khác ví dụ: Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người, hoặc từ nhu cầu giải thoát con người trong cuộc sống. vd HCM viết trong NKTT: Ngâm thơ ta vốn không ham...tự do. Các quan niệm trên khác nhau nhưng không loại trừ nhau mà có thể bổ sung cho nhau. Quan niệm của HT được chứng minh trong thực tế văn chương Đông Tây Kim Cổ. Nguyễn Du: Đau đớn thay ...chung. Đặng Trần Côn “Chinh...”, HXH ... => ngày nay quan niệm chưa thống nhất. => quan niệm của HT là một trong những quan niệm về nguồn gốc văn chương có ý nghĩa đúng đắn, sâu sắc. Vậy theo Hoài Thanh, văn chương có ý nghĩa như thế nào -> tiết 2. 3.1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. - Cách vào đề: bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động. Luận điÓm được dẫn dắt và nêu theo lối quy nạp. - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và muôn vật, muôn loài -> lòng nhân ái => quan niệm đúng, chưa đầy đủ. 4. Hướng dẫn về nhà (2) * Đối với bài cũ - Tự tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. - Học thuộc những câu, đoạn văn hay trong văn bản. * Đối với bài mới Chuẩn bị bài: Ý nghĩa của văn chương - Đọc lại vb và tìm hiểu công dụng của văn chương - Sưu tầm những dẫn chứng về công dụng của văn chương qua các vb đã học. Ý NGHĨA CỦA VĂN CHƯƠNG (Tiết 2) - Hoài Thanh - A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. - Hiểu được quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương. - Thấy được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn nghị luận văn học. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 4. Thái độ - Giáo dục hs ý thức trân trọng nguồn gốc, nhiệm vụ, cộng dụng của văn chương. - Nâng cao ý thức về học văn cho học sinh. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Hình ảnh minh họa. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) 7A1 7A2 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 2.2. Kiểm tra cá nhân (5’) ? Theo Hoài Thanh, văn chương có nguồn gốc từ đâu? * Trả lời: - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và muôn vật, muôn loài -> lòng nhân ái => quan niệm đúng, chưa đầy đủ. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Tiết 1, chúng ta đã biết được văn chương có nguồn gốc từ đâu. Song văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuốc sống -> Bài tiết 2 sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) I. Giới thiệu chung II. Đọc - hiểu văn bản Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích 3.1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. GV tóm tắt nội dung tiết 1 -> chuyển t2. * Gọi HS đọc đoạn văn tiếp theo và Thảo luận: Thảo luận theo nhóm bàn và cử đại diện phát biểu, các nhóm lắng nghe và nhận xột, bổ sung. Nhóm 1: ? Để làm rõ hơn nguồn gốc tình cảm nhân ái của văn chương, HT nêu tiếp một nhận định về vai trò tình cảm trong sáng tạo văn chương. Điều đó được thể hiện qua lời văn nào? ? Em hiểu nhận định đó như thế nào? Trinh bày. * Bình: Hình dung với nghĩa là phản ánh bằng hình ảnh, hình tượng nghệ thuật, một cách thể hiện rất đặc trưng, đặc thù của văn chương nghệ thuật. Đối tượng của văn chương chính là TN, vạn vật và chủ yếu là cuộc sống con người. Thế giới tâm hồn con người qua cảm nhận của nhà văn rồi tái hiện trên trang giấy. Sáng tạo ra sự sống nghĩa là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn cũng sống động, linh hoạt, phức tạp với những đặc điểm riêng). => văn chương phản ánh đời sống, thậm chí sáng tạo ra đời sống làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn. Nhóm 2: ? Hãy tìm một số dẫn chứng làm sáng tỏ ý trên? - Hình dung sự sống: Mẹ tôi, cuộc chia tay.., bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang; - Sáng tạo sự sống: Bài ca nhà tranh... những bài ca dao..., cây bút thần, Rằm tháng giêng. ? Từ 2 ý trên, một lần nữa tác giả tiếp tục khẳng định điều gì? Chỉ rõ câu văn thể hiện điều đó? Khẳng định nguồn gốc của văn chương “Vậy thì...lòng vị tha”. Nhóm 3: ? Tại sao nói về nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương mà bài văn lại trở lại vấn đề nguồn gốc của văn chương mà không đi vào chứng minh luận điểm? Bài văn muốn nhấn mạnh nhiệm vụ của văn chương, công dụng của văn chương đều xuất phát từ nguồn gốc văn chương được khái quát lên mức cao hơn: Tiếng khóc (lòng thương người và muôn vật), lòng vị tha. Đây là cách lập luận móc xích). * Bình: 2 câu văn cô đọng nêu ra nhiệm vụ, chức năng cơ bản của văn chương- với nhiệm vụ phản ánh hiện thực, cuộc sống muôn hình vạn trạng, sáng tạo sự sống với trí tưởng tượng bay bổng, khát vọng tốt lành (thơ HCM, Nguyễn Trãi, văn Vũ Bằng, Minh Hương...mong muốn gửi gắm những thông điệp xẻ chia, hướng thiện...làm cho cuộc sống tâm hồn ngày càng tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Thảo luận nhóm: 5 phút ? Theo HT, công dụng của văn chương là gì? ? Nhận xét cách lập luận của tác giả và phân tích tác dụng? ? Để nêu rõ công dụng to lớn của văn chương, tác giả đã giải thích và chứng minh bằng các câu văn, luận cứ nào? Thảo luận theo nhóm bàn và cử đại diện phát biểu, các nhóm lắng nghe và nhận xột, bổ sung. Gợi ý: Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì...vị tha” và cho biết: ? Xuất phát từ tình cảm, văn chương có thể đem lại cho người đọc những gì? Giúp cho ta tình cảm gì? Trình bày. * Bình: Đây là sự phát hiện tinh tế, lại là một tổng kết sâu sắc những chiêm nghiệm của bản thân. Có thể xem đây là công dụng quan trọng, chủ yếu nhất của văn chương đối với mỗi người. - Để nêu rõ công dụng to lớn của văn chương, tác giả đã giải thích và chứng minh bằng các câu văn, luận cứ: + Người chỉ cặm cụi...cái mãnh lực... + Cuộc đời phù phiếm. chật hẹp... trở nên thâm trầm, rộng rãi... + Thấy núi non, hoa cỏ đẹp, nghe tiếng chim, tiếng suối. + Lịch sử nếu xoá bỏ văn chương thì xoá bỏ hết dấu vết. - Nhận xét cách lập luận của tác giả và phân tích tác dụng: * Bình: Văn nghị luận vừa có lí lẽ lại giàu cảm xúc, hình ảnh -> giảng giải, bình luận về công dụng của văn chương, truyền cho ta tình cảm tốt đẹp, làm giàu thế giới tâm hồn con người, làm cho cuộc sống đáng yêu hơn. ? Nếu đưa ra lời bình về ý nghĩa văn chương, em có đồng ý với quan niệm của HT không? Vì sao? Đồng ý vì HT đã đưa ra một quan niệm đúng, có ý nghĩa sâu sắc, rất thú vị về nguồn gốc, nhiệm cụ và công dụng của văn chương (tuy chưa đầy đủ, toàn diện) làm sáng tỏ giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương. * Bình: Văn chương thật kì diệu, làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm ý vị. Cuộc đời không thể thiếu văn chương bởi tâm hồn, tình cảm của ta, cuộc sống của ta nhờ được bồi đắp, tôn vinh, tô điểm bao sắc màu, âm thanh làm cho thế giới, con người, cuộc sống tốt đẹp hơn. 3.2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương. * Ý nghĩa của văn chương: - Là hình dung của sự sống - Sáng tạo ra sự sống. -> giải thích ngắn gọn công dụng, đặc thù của văn chương (chức năng) của văn chương tìm tòi, thể hiện cái mới. - Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha -> khẳng định, nhấn mạnh nguồn gốc cốt yếu của văn chương. * Công dụng của văn chương. - Gợi lòng vị tha. - Giúp cho tình cảm: Gây cho ta những tình cảm không có; Luyện cho ta những tình cảm sẵn có. - Lập luận bằng lí lẽ và cảm xúc, lời văn có hình ảnh, câu hỏi tu từ => khẳng định văn chương bồi đắp tình cảm tốt đẹp, làm giàu tâm hồn con người. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết 4. Tổng kết G H G G H G H G H G ? Em học tập được điều gì từ cách nghị luận của tác giả Hoài Thanh? HS phát biểu. GV bổ sung. ? Qua văn bản này, em hiểu biết điều gì về Hoài Thanh? Trình bày. ? Văn bản có ý nghĩa ntn ? Trình bày. ? Từ đó em cảm nhận được thái độ, tình cảm của HT đối với văn chương như thế nào? Am hiểu văn chương, có quan điểm rõ ràng, xác đáng về văn chương; trân trọng, đề cao văn chương. * Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. 4.1. Nghệ thuật - Luận điểm rõ ràng. - Lập luận vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh. - Cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa luận điểm, khi là 1 câu chuyện ngắn. 4.2. Nội dung, ý nghĩa - Nội dung: + Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. + Văn chương là hình ảnh của sự sống, sáng tạo ra sự sống... - Ý nghĩa: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sác của nhà văn về văn chương. 4.3. Ghi nhớ: (sgk 55) G G HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) Dựa vào kiến thức vh đã có, giải thích và tìm dẫn chứng chứng minh cho câu nói của Hoài Thanh “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không ……” Gợi ý: Văn chương thể hiện ước mơ, khát vọng của con người -> bồi đắp cho ta những tình cảm tốt đẹp, cuộc sống thêm sắc màu, ý vị, phong phú VD: tùy bút của Vũ Bằng: Tôi yêu sông xanh…. Thơ Nguyễn Trãi: Côn Sơn suối chảy rì rầm…. Thơ HCM: Tiếng suối trong….. G H G HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) ? Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tác dụng của văn chương? Hoàn thành phiếu. Thu 5 phiếu, chấm và trả sau. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) ? Tìm câu danh ngôn nói về sức mạnh của văn chương? 4. Hướng dẫn về nhà (2) * Đối với bài cũ - Học thuộc, nắm chắc nội dung, nghệ thuật. - Đọc tài liệu tham khảo, hoàn thành bài tập. - Tìm hiểu ý nghĩa của 1 số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích, học thuộc lòng 1 đoạn trong bài mà em thích. * Đối với bài mới Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiết 2)