Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống các văn bản ngị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. - Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. - Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình. 2. Kĩ năng - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. - Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học. - Trình bày, lập luận có lí, có tình. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề: nhận thức được những ý nghĩa quan trọng của văn nghị luận đối với mỗi người. - Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của văn chương. 4. Thái độ - Có tinh thần học tập, ôn luyện tổng hợp kiến thức. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV dẫn dắt: Trong các tiết học trước, các em đã tìm hiểu về câu chủ động, câu bị động, mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông? Vậy, làm thế nào để các câu chủ động biến thành câu bị động? Và ngược lại? Chúng ta cùng nhau khám phá. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 2: GV giúp HS hệ thống hóa lại các vb nghị luận đó học. I. Củng cố kiến thức - GV: Em hiểu thế nào là nghị luận? - HS: Trình bày. - GV: Văn nghị luận khác với các thể loại tự sự, trữ tình ở điểm nào? - HS: Trình bày. - GV: Các phương pháp lập luận chính thường gặp trong văn nghị luận? - GV giúp HS lập bảng về các vb nghị luận đã học. - Nghị luận là hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật... - Văn nghị luận khác với các thể loại tự sự, trữ tình: * Thể loại tự sự (truyện, kí): Phương thức chủ yếu: mtả + kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện. * Thể loại trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút): Phương thức chủ yếu: biểu cảm -> biểu hiện tình cảm, cxúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu. => cả 2 thể loại đều tập trung xdựng các hình tượng nthuật với nhiều dạng thức khác nhau: nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật. * Văn nghị luận: + Dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. + Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. - Các phương pháp lập luận chính thường gặp trong văn nghị luận: chứng minh và giải thích. * Lập bảng về các vb nghị luận đã học Tên bài Tác giả Đề tài NL Luận điểm chính PP lập luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu n¬ước của dân tộc VN. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu n¬ước. Đó là truyền thống qúy báu của ta. Chứng minh Sự giàu đẹp của T.Việt Đặng Thai Mai Sự giàu đẹp của T.Việt Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Chứng minh (kết hợp giải thích) Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ. Bác giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi ng¬ười, trong lời nói, bài viết. Sự giản dị ấydi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận) Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Văn ch-ương và ý nghĩa của nó đối với mọi người. Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho t/cảm của con người. Giải thích (kết hợp với bình luận) Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập. - GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của các vb nghị luận đó học? II. Luyện tập Câu 2: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của các vb nghị luận đó học: Tên bài Đặc sắc nghệ thuật Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, sắp xếp hợp lí, hình ảnh so sánh so ánh đặc sắc. Sự giàu đẹp của tiếng Việt Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thíchvà cminh, luận cứ, luận cứ xác đáng, toàn diện, chăt chẽ. Đức tính giản dị của Bác Hồ D/chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc. Ý nghĩa văn chương Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp vói cảm xúc, văn giàu hình ảnh. - GV: Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là loại vb nghị luận đặc biệt không. Vì sao ? Bài tập nhanh: Em hãy đánh dấu X vào câu trả lời mà em cho là đúng: 1. Một bài thơ trữ tình: a. Không có cốt truyện và nhân vật. b. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật c. Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tgiả. d. Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc. 2. Trong văn bản nghị luận: a. Không có cốt truyện và nhân vật b. Không có yếu tố miêu tả và tự sự. c. Không có biểu hiện tình cảm, cảm xúc. d. Không sử dụng phương thức biểu cảm. 3. Tục ngữ có thể coi là: a. Văn bản nghị luận. b. Không phải là văn bản nghị luận c. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn - GV y/cầu HS thảo luận nhóm bài tập và viết vào phiếu học tập – GV thu và nxét. Câu 3: c. Các câu tục ngữ đó được coi là các bài nghị luận đặc biệt ngắn gọn nhằm khái quát các nhận xét, kinh nghiệm bài học của dân gian về tự nhiên, xó hội, con người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK và nhấn mạnh các ý cần nhớ. - GV: Liệt kê các yếu tố có trong mỗi thể loại? a. Thể loại tự sự (Truyện, kí): Chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể để tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện. - Các yếu tố: Nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện. b. Thể loại trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút): Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. - Thơ trữ tình: Hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình. - Thơ tự sự: (thêm) cốt truyện. => Hai thể loại này tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau (nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật, ...) c. Văn nghị luận: Chủ yếu dùng phương pháp lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) để trình bày ý kiến, tư tưởng thuyết phục người đọc (nghe). luận điểm, luận cứ. * Ví dụ minh hoạ: (...) * Chú ý: - Các thể loại này có sự khác nhau căn bản về nội dung, ph/thức biểu đạt. - Sự phân biệt dựa vào những yếu tố nổi bật. - Thực tế có sự xâm nhập, đan xen giữa các yếu tố trong 1 văn bản. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2 phút) * Đối với bài cũ: - Yêu cầu HS ôn lại toàn bộ những kiến thức về văn nghị luận. - Xác định hệ thống luận điểm, tìm các dẫn chứng, lập dàn ý dựa trên một đề bài văn nghị luận, viết thành bài văn hoàn chỉnh. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới : Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.