Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Văn bản báo cáo. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn : VĂN BẢN BÁO CÁO A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. 2. Kĩ năng - Nhận biết văn bản báo cáo. - Viết văn bản báo cáo đúng quy cách. - Nhận ra được những sai sót thương gặp khi viết văn bản báo cáo. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản đề nghị. - Giao tiếp/ ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị và báo cáo (phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp). 4. Thái độ Có ý thức tìm hiểu, biết vận dụng tạo các văn bản trong cuộc sống. - Tích hợp: Giáo dục quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội..... B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Câu hỏi: Khi nào thì viết văn bản đề nghị? Nêu những yêu cầu cần thiết khi viết văn bản đề nghị? * Trả lời - Khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể (thường là của tập thể) -> Viết văn bản đề nghị… - Văn bản đề nghị cần phải trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa, theo một số mục qui định sẵn… 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh híng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút Báo cáo là một trong những loại văn bản hành chính tiêu biểu, thông dụng trong cuộc sống. Vậy khi nào cần viết văn bản này? Cách làm loại văn bản báo cáo như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Động não, giao việc HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm văn bản báo cáo. I. Đặc điểm của văn bản báo cáo. H G H G H H G G H G H G G H G G H G G G H Đọc các văn bản báo cáo (SGK - 133, 134) ? Mục đích chính của mỗi văn bản báo cáo trên là gì? - Văn bản 1: Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/ 11. - Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn HS vùng lũ lụt. Thảo luận: 3 phút Nhóm 1: ? Về mục đích, viết báo cáo để làm gì? ? Đối tượng gửi báo cáo là cấp trên hay cấp dưới? Nhóm 2: ? VBBC có gì đáng chú ý về nội dung và hình thức trình bày? Nhóm 3: ? Khi nào thì phải viết báo cáo? - Thảo luận theo nhóm bàn, trao đổi cử đại diện trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá Bổ sung, nhận xét, đánh giá, chốt. - Mục đích: - Đối tượng gửi báo cáo là cấp dưới gửi lên cấp trên. - Tuỳ theo yêu cầu, tính chất của sự việc mà người ta viết báo cáo ngắn hay dài. Song dù viết thế nào thì một bản báo cáo cũng phải đạt yêu cầu nội dung và hình thức. ? Khi nào thì phải viết báo cáo? - Khi phải sơ kết, tổng kết phong trào thi đua hoặc một đợt công tác nào đó -> Viết báo cáo. - Cần phân biệt báo cáo của một cá nhân với báo cáo của một tập thể do một cá nhân đại diện viết. ? Khi một cá nhân nào đó thay mặt tập thể viết báo cáo thì cá nhân đó thường là ai? Người đứng đầu tập thể: Tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó học tập… ? Tìm và nêu ra các tình huống cụ thể cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp em? Làm ra bảng nhóm. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bổ sung, nhận xét, đánh giá, chốt. - Báo cáo sơ kết học kỳ I. - Báo cáo tổng kết năm học - Báo cáo kết quả phong trào đền ơn đáp nghĩa của lớp. - Báo cáo thành tích học tập của lớp trong tháng 3. - Báo cáo công tác hoạt động Đội của chi đội trong học kì I. - Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 3 (SGK -134). HS nêu – GV nêu đáp án: + Tình huống b: cần viết báo cáo -> phù hợp với mục đích của báo cáo. + Tình huống a: Văn bản để nghị + Tình huống c: Đơn xin nhập học. Khi viết báo cáo cần căn cứ vào tình huống cụ thể -> cần chú ý để sử dụng loại VBHC phù hợp. ? Từ những nhận xét trên hãy nêu đặc điểm của báo cáo? (hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm) Phát biểu theo nội dung phân tích trên. - GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. 1. Phân tích ngữ liệu: sgk. Các văn bản báo cáo ( SGK ) * Mục đích: Trình bày tình hình sự việc, kết quả đã làm được của một cá nhân hay tập thể. * Yêu cầu khi viết báo cáo: - Về nội dung cần có các mục: + Báo cáo của ai? + Báo cáo với ai? + Báo cáo về việc gì? + Kết quả như thế nào? - Về hình thức: Phải trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo mục quy định sẵn. * Viết báo cáo khi cần phải sơ kết, tổng kết 1 phong trào thi đua, 1 đợt hoạt động nào đó. 2. Ghi nhớ: (sgk). Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo. II. Cách làm văn bản báo cáo. H G H G G G H G H G G H H G H Thảo luận: 3 phút Em hãy đọc lại hai văn bản báo cáo trên và thảo luận: Nhóm 1: ? Các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào? Nhóm 2: ? Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau? Nhóm 3: ? Những phần nào là phần quan trọng trong báo cáo? Làm ra bảng nhóm. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bổ sung, nhận xét, đánh giá, chốt. - Các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự: + Quốc hiệu, tiêu ngữ. + Địa điểm, thời gian viết báo cáo. + Tên văn bản báo cáo. + Nơi gửi. + Lí do, diễn biến, kết quả. + Kí và ghi rõ họ tên (chức vụ). - Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau: - Giống: Cách trình bày các mục. - Khác: Nội dung cụ thể của từng báo cáo. ? Từ 2 văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo? Trao đổi, thảo luận nhóm bàn và trình bày kết quả. ? Khi viết văn bản báo cáo, cần lưu ý những điều gì? Trao đổi, thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bổ sung, nhận xét, đánh giá, chốt. ? Quan sát lại 2 văn bản báo cáo đã tìm hiểu, nhận xét: + Tên báo cáo đ¬ược viết ntn? + Các mục trong báo cáo đ¬ược trình bày ntn? + Các kết quả đ¬ược trình bày ra sao? Phát biểu theo nội dung phần II.3(SGK -135) - Khái quát nội dung bài cần nắm. - Đặc điểm báo cáo. - Cách làm 1 văn bản báo cáo. - HS đọc ghi nhớ. ? So sánh vbản đề nghị và văn bản báo cáo ? Phát biểu: * Giống nhau: + Đều là những văn bản hành chính. + Trình bày: Rõ ràng, sáng sủa, trang trọng, cân đối. + Theo 1 số mục quy định sẵn. + Đều có 1 số mục quan trọng không thể thiếu: Gửi ai? Ai gửi? Về việc gì ? Mục đích ntn? * Khác nhau: + Tên văn bản. + Nội dung trình bày cụ thể. Văn bản đề nghị, văn bản báo cáo mới chỉ là những văn bản có nội dung đơn giản, gần gũi, thiết thực trong sinh hoạt, học tập -> những văn bản hành chính có nội dung phức tạp sẽ học ở lớp 8, 9. 1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo. - Các mục được trình bày theo thứ tự quy định. - Những mục quan trọng trong báo cáo: + Báo cáo của ai? + Báo cáo với ai? + Báo cáo về việc gì? + Kết quả như thế nào? 2. Dàn mục một văn bản báo cáo: (SGK- 135) 3. Lưu ý: (SGK- 135) - Phải cụ thể về số liệu, tỉ lệ. - Tên vb có phần phụ đề (báo cáo về việc...) - Người nhận : kính gửi, đồng kính gửi. - Cách trình bày : (giống vb đề nghị) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... H G G Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập - HS giới thiệu một văn bản báo cáo đã chuẩn bị chỉ ra nội dung, hình thức, phần, mục được trình bày trong văn bản đó. ? Chỉ ra các lỗi thường gặp khi viết báo cáo? GV hướng dẫn H cách viết: + Cần rõ các vấn đề: người báo cáo, người nhận báo cáo, kết quả. + Trình bày đúng mẫu quy định của văn bản hành chính. III. Luyện tập Bài 1: HS giới thiệu một văn bản báo cáo đã chuẩn bị. Bài 2: Lỗi thường gặp khi viết báo cáo. - Cách trình bày (hình thức): Không đúng yêu cầu về khoảng cách giữa các phần. - Trình bày không cân đối, tên văn bản thường viết chữ thường. - Sử dụng văn bản báo cáo không phù hợp với tình huống cụ thể. - Còn sai lỗi chỉnh tả, diễn đạt, trình bày chưa cụ thể, rõ ràng. Bài 3: Viết vb báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của lớp em trong tháng 3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p ? Viết một văn bản báo cáo, nội dung tự chọn? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm ? Đặc điểm của văn bản báo cáo? ? Cách làm văn bản báo cáo? 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Nắm được nội dung bài học. Học thuộc ghi nhớ. - Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập. - Tập viết một văn bản báo cáo. * Đối với bài mới: - Chuẩn bị: Ôn tập Tập làm văn. Trả lời các câu hỏi SGK/139,140. GV chia nhóm mỗi nhóm chuẩn bị 1 ND vào bảng nhóm: + Nhóm 1 : Hệ thống lại các vb biểu cảm (các vb văn xuôi) đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 (lập bảng). + Nhóm 2 : Hệ thống lại các vb nghị luận đã học trong ch¬ơng trình Ngữ văn lớp 7 (lập bảng). + Nhóm 3 : Đặc điểm của vb biểu cảm. + Nhóm 4 : Tìm hiểu các yếu tố cơ bản của văn nghị luận. + Nhóm 5 : Các bước làm bài văn biểu cảm. + Nhóm 6 : Các bước làm bài văn nghị luận.