Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được mục đích của dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. - Nắm được các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. 2. Kĩ năng - Nhận biết, phân tích được các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. - Nhận biết, phân tích được các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng cụm từ. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề - ra quyết định - Năng lực sáng tạo - Năng lực hợp tác - Năng lực tự quản bản thân - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu, chuyển đổi câu. - Ra quyết định: lựa chọn cách mở rộng câu, chuyển đổi câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu, chuyển đổi câu 4. Thái độ - Giáo dục ý thức tiếp thu, nhận diện, thực hành vận dụng kiến thức để mở rộng thành phần câu. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. 2.2. Kiểm tra nội dung bài. Câu 1. Chuyển đổi câu chủ động sau thành 2 câu bị động tương ứng: một câu dùng “bị”, một câu dùng “được”? Cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng “được” và câu dùng “bị” có gì khác nhau? Mẹ gọi em về. * Yêu cầu: 1, Em được mẹ gọi về. Vui mừng vì được mẹ gọi về. 2, Em bị mẹ gọi về. Buồn, không muốn bị mẹ gọi về. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Chiếu Ví dụ dẫn dắt vào bài mới: Trình bày cá nhân, HS khác bổ sung, sửa chữa. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ? I. Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ? 1. Phân tích ngữ liệu: G H G H G H G H G H * Đưa bảng phụ có ngữ liệu sgk. * Đọc ngữ liệu a,b trên bảng và trả lời câu hỏi. ? Phân tích thành phần câu trong ví dụ sau: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Trình bày. ? Phần vị ngữ có gì đặc biệt? Nó được cấu tạo từ tổ hợp từ nào? Phân tích cấu tạo của tổ hợp từ đó. Trình bày. Chuẩn kiến thức ? So sánh hai cách diễn đạt sau? ( Chiếu VD) Cách 1: Văn chương gây cho ta tình cảm, luyện cho ta tình cảm. Cách 2: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đưa ra nhận xét: Cách viết 2, nội dung cụ thể hơn, nhịp điệu câu văn uyển chuyển hơn hay hơn. * Phân tích thêm ví dụ để kết luận. ? Phân tích cấu tạo ngữ pháp, tìm cụm c-v làm thành phần câu trong câu sau: Cái bút bạn tặng tôi rất đẹp. Trình bày cá nhân, HS khác nhận xét. * Đưa ra đáp án: Cái bút bạn tặng tôi // rất đẹp. c v C V ? Em có nhận xét gì về cấu tạo của chủ ngữ? Cụm C-V đóng vai trò làm chủ ngữ. G H H G H ?Từ các ví dụ trên, em rút ra kết luận gì? Có thể dùng những cụm chủ - vị (cụm C-V) làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để mở rộng câu. Đọc ghi nhớ SGK – 68. Bài tập nhanh: ? Phân tích cấu tạo của câu sau: Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. Trình bày cá nhân. 2. Ghi nhớ SGK- 68 Hoạt động 2: Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu. II. Các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu. G H G * Đưa ngữ liệu sgk. * Đọc yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm 3’ Hoàn thành bảng nhóm-> trưng bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét, cho điểm. 1. Phân tích ngữ liệu: G * Chiếu đáp án: G H G G H H * Đưa ra ví dụ 2: Bạn vẫn trẻ như một thanh niên đang 18 tuổi. ? Xác định thành phần cấu tạo câu? Hoàn thành cá nhân. Chuẩn kiến thức ? Theo em có mấy trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Phát biểu. Đọc ghi nhớ SGK – 69. a.- Cụm C-V làm CN. - Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT. b.Cụm C-V làm VN. c. Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT. d. Cụm C-V làm phụ ngữ cho DT. e. Cụm c-v làm phụ ngữ cho TT. 2. Ghi nhớ SGK- 69. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’) II. Luyện tập G H G * Chiếu yêu cầu bài tập. Hoàn thành theo nhóm bàn, cử đại diện trình bày, nhận xét chéo, dựa đáp án cho điểm. * Chiếu đáp án: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p ? Phân biệt câu có cụm C-V được mở rộng và câu ghép ? Vì con chăm học nên mẹ rất vui lòng. Con chăm học khiến mẹ rất vui lòng . HS hoàn thành. GV chiếu đáp án: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học, nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập sgk, sách bài tập ngữ văn. - Xác định các câu có sử dụng cụm chủ - vị để mở rộng câu trong 1 đoạn văn đã học. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra Văn” - Ôn tập các kiến thức cơ bản về văn bản đã học ở kì 2. - Nhớ lại nội dung, ý nghĩa của các văn bản. - Nhớ lại cách lập luận, nêu luận điểm của các văn bản nghị luận.