Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm tục ngữ. - Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ. - Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. 4. Thái độ - Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha để lại qua các câu tục ngữ đó. - Tích hợp kỹ năng sống: Rút kinh nghiệm sống cho bản thân từ những hiện tượng quan sát được trên thực tế. - Tích hợp sinh học: Đặc điểm tự nhiên của một số sinh vật. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Hình ảnh minh họa các câu tục ngữ. + Cuốn Ca dao tục ngữ Việt Nam. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. + Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’) - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 3. Bài mới (38’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ, đưa lên màn hình chiếu các hình ảnh và HS sẽ đoán các câu tục ngữ tương ứng. - GV trao các phần quà cho những HS đoán đúng. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu đặc điểm của tục ngữ. I. Giới thiệu chung - GV: Dựa vào phần chú thích SGK, hãy nêu những hiểu biết của em về tục ngữ? - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV: Lưu ý HS: + Cần phân biệt tục ngữ với thành ngữ vì chúng cùng giống nhau một số đặc điểm về hình thức. + Cũng có những câu tục ngữ được diễn đạt thông qua hình thức thơ lục bát -> dễ lẫn với ca dao. => Phân biệt tục ngữ nhờ nội dung của nó. - GV: Qua các câu tục ngữ trong SGK mà các em đã soạn, hãy cho biết nội dung chính của các câu tục ngữ? - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: + Quy luật của tự nhiên. + Kinh nghiệm lao động sản xuất. + Kinh nghiệm về con người và xã hội. - Những bài học kinh nghiệm về quy luật về thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản - GV: Hướng dẫn HS đọc: Đọc rõ ràng, dứt khoát, thể hiện được vần, ý đối trong từng câu tục ngữ. * Đọc mẫu sau đó gọi HS đọc. * Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. Giải nghĩa thêm từ "tấc" và một số từ Hán Việt: "canh trì, canh viên, canh điền". - GV: Trong văn bản này có 8 câu tục ngữ, em có thể chia chúng thành mấy nhóm? Hãy đặt tên cho 2 nhóm tục ngữ em vừa chia được? + Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên. + Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất. 1. Đọc - chú thích Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. 3. Phân tích - GV: Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. - GV chiếu phiếu học tập trên máy chiếu. 3.1. Nhóm 1: Cách nhìn nhận, suy đoán, đúc rút kinh nghiệm về thời gian, thời tiết của cha ông ta. Phiếu học tập Câu Nghệ thuật Nội dung 1 2 3 4 Đưa ra câu hỏi gợi ý. Nhóm 1: + Nhân dân ta đã có kinh nghiệm gì về thời gian qua câu tục ngữ 1? + Người ta có thể vận dụng kinh nghiệm này như thế nào? + Hãy phân tích nghệ thuật trong câu tục ngữ? - HS: thảo luận nhóm, cử đại diện báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đưa ra đáp án, cho HS xem ảnh minh họa. Nhóm 2, 3, 4: + Đọc câu 2, 3, 4, em hiểu được những kinh nghiệm nào? + Và em có thể vận dụng kiến thức khoa học để xác định tính chân lý của những câu tục ngữ trên? + Nghệ thuật chung của cả 3 câu tục ngữ? - HS: Thảo luận, cử đại diện báo cáo. * Gợi ý: Ví dụ: Dựa vào kiến thức địa lý em có thể giải nghĩa vì sao đêm tháng 5 dường như ngắn hơn và ... Hay dựa vào kiến thức sinh học, em có thể giải thích hiện tượng kiến bò ra khỏi tổ, di cư về nơi cao ráo là báo sắp có lụt lội. Chiếu đáp án: Phiếu học tập Câu Nghệ thuật Nội dung Câu 1: + Gieo vần, đối xứng. + Đối lập, phóng đại. Kinh nghiệm về thời gian theo mùa. Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn; cần tranh thủ chủ động sắp xếp công việc thời gian cho hợp lí. Câu 2 + Câu hai vế, gieo vần, đối lập. + Kết cấu: nhân - quả. Dự báo thời tiết qua quan sát sao. Cần chủ động sắp xếp công việc tránh rủi ro. Câu 3 + Hình thức: Câu hai vế, gieo vần. + Hoán dụ. + Kết cấu: nhân - quả. Dự báo thời tiết qua quan sát mây buổi chiều tà. Cần chủ động chuẩn bị gìn giữ nhà cửa, hoa màu… tránh rủi ro, thiệt hại. Câu 4 + Hình thức: Câu hai vế, gieo vần. + Kết cấu: nhân - quả. Dự báo thời tiết qua quan sát hiện tượng kiến di chuyển chỗ ở lên nơi cao hơn vào tháng 7 âm lịch. Cần chủ động chuẩn bị gìn giữ nhà cửa, hoa màu… tránh rủi ro, thiệt hại. Nhóm 3: + Câu 5, 6, 7 cùng đưa ra những khẳng định như thế nào? - HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. + Qua những câu tục ngữ, em hiểu như thế nào về cuộc sống của người dân lao động xưa? (Tích hợp lịch sử) - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Đó là cuộc sống của những người nông dân mà cuộc đời của họ gắn bó chủ yếu với nghề làm vườn, trồng lúa, trồng khoai -> tạo lên nền văn minh lúa nước. + Nền kinh tế của nước ta ngày nay đã có nhiều đổi mới theo hướng tiên tiến. Vậy ý nghĩa của những câu tục ngữ đó trong cuộc sống lao động sản xuất ngày nay là gì? Ngày nay chúng ta áp dụng mô hình VAC để cùng lúc đạt được 3 cái lợi; tiến hành đồng bộ các công đoạn, yếu tố trong sản xuất nông nghiệp để thu được kết quả cao, tiến hành khai hoang, lấn biển và có những công trình tầm cỡ cải tạo đất đai, làm giàu cho đất và nhờ đất mà giàu lên. Nhóm 2: Những câu tục ngữ nói về mùa vụ, kĩ thuật cấy trồng chăn nuôi, ...đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về lao động sản xuất. Câu 5: Đất được coi như vàng, quý như vàng -> Đất là vàng nhờ có sức lao động của con người và con người cần yêu quý đất đai. Câu 6, 7, 8: Khẳng định thứ tự của các nghề, của các yếu tố trong trồng lúa, và tầm quan trọng của thời vụ, đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật 4. Tổng kết + Những nghệ thuật nổi bật của những câu tục ngữ trên? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. + Hãy khái quát lại nội dung của toàn bộ những câu tục ngữ vừa học? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Đây là những câu tục ngưc về TN & LĐSX, đúc rút những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta và qua cách tìm hiểu, em thấy chủ yếu thông qua nghĩa đen với những nội dung hết sức phong phú, bổ ích. Và có những câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị đối với thực tiễn. + Ý nghĩa của những câu tục ngữ? Khái quát và rút ra mục ghi nhớ. Đọc ghi nhớ. 4.1. Nghệ thuật - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 4.2. Nội dung – ý nghĩa * Nội dung Những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta về thời gian, thời tiết, lao động và kĩ thuật chăn nuôi, sản xuất. * Ý nghĩa văn bản Không ít những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. 4.3. Ghi nhớ (SGK - 3) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận. - Thời gian: 5 phút - GV: Phân tích những câu tục ngữ trong bài để chứng minh nhận định: Tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Gợi ý: - Cần hiểu nghĩa của từ “túi khôn”. Nghĩa trực tiếp là cái túi đựng trí khôn. Từ đó, em hãy suy ra nghĩa rộng, nghĩa khái quát của từ này. - Phân tích các câu tục ngữ trong bài để làm rõ giá trị của “túi khôn” trong cuộc sống trước kia và hiện nay. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p +Tục ngữ có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Nhìn tranh đoán nội dung: + Tìm câu tục ngữ tương ứng với nội dung tranh và giải thích câu tục ngữ đó? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - GV tổ chức trò chơi: Tìm những câu tục ngữ cùng chủ đề. Gợi ý: - Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa. - Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. - Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. - Rồng đen lấy nước thì nắng, Rồng trắng lấy nước thì mưa. - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm. - Kiến đen tha trứng lên cao Thế nào cũng có mưa rào thật to. 4. Hướng dẫn về nhà (2’) * Đối với bài cũ - Tập sử dụng một vài câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn. - Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. * Đối với bài mới Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Văn và tập làm văn.