Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tục ngữ về con người và xã hội. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội qua các câu tục ngữ. - Biết tích lũy thêm kiến thức về con người và xã hội qua các câu tục ngữ. 2. Kĩ năng - Củng cố bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ; - Đọc hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội. - Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. 4. Thái độ - Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha để lại qua các câu tục ngữ đó. - Tích hợp kỹ năng sống: + Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội. + Vận dụng các kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Hình ảnh minh họa các câu tục ngữ. + Cuốn Ca dao tục ngữ Việt Nam. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. + Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV: Quan sát bức tranh sau và tìm câu tục ngữ tương ứng với nội dung đó? Giải thích câu tục ngữ tìm được? Đáp án : * Câu tục ngữ: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. (2đ) * Giải thích: - Nghệ thuật : (3đ) + Câu hai vế, gieo vần, đối lập. + Kết cấu: nhân - quả. - Nội dung (3đ): Dự báo thời tiết qua quan sát sao. Cần chủ động sắp xếp công việc tránh rủi ro. 3. Bài mới (30’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV tổ chức cuộc thi Đuổi hình bắt chữ. Trình chiếu 2 hình ảnh, yêu cầu học sinh đoán từ khóa phù hợp với hình ảnh. • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây • Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo - GV đặt câu hỏi: Theo em, điểm chung của 2 từ khóa trên là gì? (là tục ngữ, lời khuyên bảo, dạy dỗ, nhắc nhở...) - GV dẫn dắt vào bài: Tục ngữ VN rất phong phú và đa dạng, bên cạnh những câu nói về thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất thì có không ít câu nói về con người, xã hội. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay để thấy điều này HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu đặc điểm của tục ngữ về con người và xã hội. I. Giới thiệu chung - GV: Dựa vào phần chú thích SGK, hãy nêu những hiểu biết của em về con người và xã hội? - HS: trình bày. GV nhận xét, bổ sung Tục ngữ về con người và xã hội là những câu tục ngữ đúc kết bài học của nhân dân về: Kinh nghiệm về con người và xã hội Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản - GV: Hướng dẫn HS đọc: Rõ ràng, ngắt nhịp đúng; nhấn mạnh những từ ngữ vần với nhau. - GV: Đọc mẫu sau đó gọi HS đọc. * Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. - GV: Trong văn bản này có 9 câu tục ngữ, em có thể chia chúng thành mấy nhóm? Hãy đặt tên cho các nhóm tục ngữ em vừa chia được? - HS: trình bày. GV nhận xét, bổ sung + Tục ngữ về phẩm chất con người (Câu 1, 2, 3) + Tục ngữ về học tập và tu dưỡng (Câu 4, 5, 6) + Tục ngữ về quan hệ ứng xử. ( Câu 7, 8, 9) 1. Đọc - chú thích 2. Bố cục Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. 3. Phân tích Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. GV chiếu phiếu học tập trên máy chiếu. Chia làm 6 nhóm ( 2 - 3 bàn 1 nhóm ) tìm hiểu 6 câu tục ngữ : C1, 2, 4, 5, 6, 8 ( các câu còn lại, HS hoàn thành về nhà) theo các nội dung sau: 1. Nghĩa của câu tục ngữ ( nghĩa đen, nghĩa bóng - nếu có ) 2. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện. 3. Hình thức diễn đạt ( chỉ ra cụ thể ) 4. Một số trường hợp có thể ứng dụng câu tục ngữ. - Thời gian : Hoạt động nhóm 5- 7 phút. (S4) Phiếu học tập Chủ đề Câu Nghĩa Hình thức Giá trị kinh nghiệm Ứng dụng Tục ngữ về phẩm chất con người 1 2 Tục ngữ về học tập và tu dưỡng 4 5 Tục ngữ về quan hệ ứng xử 8 9 - HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Lưu ý: Trong quá trình HS thảo luận, GV hỗ trợ bằng cách đưa ra các câu hỏi: Đưa ra đáp án.Yêu cầu HS tráo phiếu, chấm điểm. Chiếu đáp án: (S5 – S7) Phiếu học tập Chủ đề Câu Nghĩa Hình thức Giá trị kinh nghiệm Ứng dụng Tục ngữ về phẩm chất con người 1 người quý hơn của. Phép nhân hoá, so sánh, đối lập. Khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người. Trong nhiều văn cảnh. 2 + Răng, tóc, phần nào thể hiện tình trạng sức khoẻ con người. + Răng, tóc là 1 phần thể hiện hình thức, tính cách của con người. Sử dụng từ nhiều nghĩa. - Nhìn răng, tóc đoán biết tính cách con người. Khuyên nhủ, nhắc nhở con người giữ gìn đầu tóc sạch đẹp; thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá con người. Tục ngữ về học tập và tu dưỡng 4 Cần phải học mọi điều trong cuộc sống. Có 4 vế có quan hệ đẳng lập và bổ sung cho nhau. + Ăn nói thể hiện trình độ văn hoá con người cần phải học. + Thực tế có những điều đơn giản nhưng cũng phải học mới biết. Khuyên con người: + Biết chú ý đến những điều nhỏ nhặt. + Cần học mọi điều người lịch sự. 5 Khẳng định vai trò, công lao của người thầy Lời thách đố. Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người kính trọng, biết ơn thầy. Tục ngữ về quan hệ ứng xử 8 nhắc nhở con người khi nhận được thành quả nào đó thì phải biết ơn người tạo dựng nên nó. Ẩn dụ Biết ơn người đi trước, khi hưởng thành quả phải biết ơn những người tạo ra thành quả đó Được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh 9 nhắc nhở con người khi nhận được thành quả nào đó thì phải biết ơn người tạo dựng nên nó. Ẩn dụ, đối lập giữa hai vế. Khẳng định sức mạnh đoàn kết sẽ thắng, chia rẽ sẽ thất bại. Khuyên mọi người sống đoàn kết. - GV: Phân tích + Bình để HS khắc thêm kiến thức. - GV: Lưu ý: Phiếu học tập lưu làm tài liệu học. Các câu còn lại HS hoàn thành sau, Gv phân tích một số câu: * Câu 1: - Nghĩa: người quý hơn của (nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải) - Hình thức: + Dùng mặt của: nhân hoá “Của” dùng mặt người, mặt của để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu đồng thời tạo nên điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc, người nghe. Chú ý: + So sánh (bằng); đối lập đơn vị chỉ số lượng: 1 > < 10 -> Khẳng định sự quý giá của con người so với của. * Câu 4: - Hình thức: có 4 vế, điệp từ “học” lặp đi lặp lại 4 lần các vế có quan hệ đẳng lập bổ sung cho nhau nhấn mạnh, mở ra những điều con người cần phải học. - Nghĩa: (bảng chính) +) Học ăn: ăn uống hợp vệ sinh, văn minh, lịch sự. +) Học nói: nói rõ ràng, lễ phép, đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc. +) Học gói, học mở: học từ những việc đơn giản (gói, mở) có thể hiểu rộng ra: biết giữ gìn những điều không nên nói, biết bộc bạch những điều cần thổ lộ học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác. ? Kể câu chuyện về “Học gói, học mở” ( SGV/18) - Giá kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện. +) Ăn nói biểu hiện trình độ văn hoá con người, cần phải học. +) Thực tế có những điều tưởng như đơn giản nhưng không học thì không làm được. - Câu tục ngữ dùng trong văn cảnh: +) Khuyên con người: phải biết chú ý ... +) Con người phải học để mọi hành vi, ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân, xử thế có văn hoá và nhân cách. Mỗi hành vi của con người. - GV: Hãy kể lại một câu chuyện thể hiện truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? - GV: Tích hợp lịch sử: Liên hệ đến tinh thần đoàn kết của nhân dân được đúc kết trong câu tục ngữ 9 Hoạt động 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật 4. Tổng kết - GV: Những nghệ thuật nổi bật của những câu tục ngữ trên? - HS: trình bày. GV nhận xét, bổ sung - GV: Hãy khái quát lại nội dung của toàn bộ những câu tục ngữ vừa học? - HS: trình bày. GV nhận xét, bổ sung - GV: Ý nghĩa của những câu tục ngữ? - HS: trình bày. GV nhận xét, bổ sung - HS: Đọc ghi nhớ. 4.1. Nghệ thuật - Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. - Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 4.2. Nội dung – ý nghĩa * Nội dung Kinh nghiệm về ứng xử trong lối sông, đạo đức mà con người cần phải có. * Ý nghĩa văn bản Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế. 4.3. Ghi nhớ (SGK - 3) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận. - Thời gian: 5 phút - GV: Phân tích những câu tục ngữ trong bài để chứng minh nhận định: Những câu tục ngữ này luôn tôn vinh giá trị con người? Gợi ý: - Cần phân tích các câu số 1 và 3 trong chính khóa; các câu trong phần đọc thêm. - Chú ý: Giá trị ở đây là giá trị về phương diện nào? Giá trị này là trường tồn hay chỉ trong một điều kiện, một hoàn cảnh, một thời gian nhất định? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) - GV: Phân tích những câu tục ngữ nước ngoài trong phần đọc thêm để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ sung cho tục ngữ Việt Nam trong bài này. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Trò chơi: Tìm 1 số câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với các câu tục ngữ đã học. Gợi ý: - Đồng nghĩa: + Người sống hơn đống vàng. + Lấy của che thân, không ai lấy thân che của. + Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. + Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng. - Trái nghĩa: + Của trọng hơn người. + Ăn cháo đá bát. + Được chim bẻ ná, đước cá quên nơm. 4. Hướng dẫn về nhà (1) ( Chiếu) * Đối với bài cũ - Hoàn thành bài tập. - Vận dụng các câu tục ngữ đã học trong những đoạn đối thoại giao tiếp. - Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, câu tục ngữ trái nghĩa với một vài câu tục ngữ trong bài học. - Đọc thêm và tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam và nước ngoài. - Tìm những câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa gần gũi với những câu tục ngữ nước ngoài trên. * Đối với bài mới : Chuẩn bị: Rút gọn câu. ? Thế nào là rút gọn câu ? ? Cách dùng câu rút gọn ?