Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Từ Hán Việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tiếng việt : TỪ HÁN VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. - Các loại từ ghép Hán Việt. - Tích hợp giáo dục môi trường: Tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi trường. 2. Kĩ năng - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. 3. Thái độ - Giáo dục HS có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các từ Hán Việt theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Năng lực chuyên biệt: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhan về cách sử dụng từ Hán Việt. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Vấn đáp, nêu vấn đề, quy nạp, thuyết trình. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Giao nhiệm vụ. - Thực hành vận dụng. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt. 2. Chuẩn bị của học sinh + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ -GV đặt câu hỏi: Thế nào là từ mượn? Nguyên tắc mượn từ? - HS lên bảng trả bài Gợi ý: - Từ mượn: là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài, dùng để biểu thị những sự việc, hiện tượng, đặc điểm... mà Tiếng Việt chưa có từ thích hợp biểu thị. - Nguyên tắc mượn từ: Không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện, mượn để tiếp thu những tinh hoa trong ngôn ngữ của họ nhưng đồng thời phải biết giữ gìn bản sắc dân tộc. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: GV đặt câu hỏi: Từ “Nam quốc, sơn hà” là từ thuần Việt hay là từ mượn ? Mượn của nước nào ? + HS suy nghĩ phát biểu: + GV chuyển: Ở bài từ mượn Lớp 6, chúng ta đã biết: bộ phận từ mượn chiếm số lượng nhiều nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. Ở bài này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC *Mục tiêu: - Hiểu thế nào là yêú tố Hán Việt -Phân biệt được 2 loại từ ghép Hán Việt: Ghép đẳng lập và ghép chính phụ - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp * Phương pháp : Vấn đáp thyết trình làm việc nhóm Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt. * Bước 1: GV Treo bảng phụ có phiên âm bài thơ “Nam quốc sơn hà” và đặt câu hỏi: Các tiếng: Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không? Cho ví dụ? - HS suy nghĩ tả lời, GV chuẩn KT Ví dụ: có thể nói miền nam, phía nam, gió nam; không thể nói yêu quốc mà phải nói yêu nước. - GV Cho HS so sánh: leo sơn với leo núi; lội hà với lội sông. ( Lưu ý: khi chơi cờ tướng có thể nói tốt qua hà hoặc tốt sang hà. Đây là một cách nói được quen dùng (quán ngữ) để chỉ quân tốt đã vượt qua một khoảng cách quy ước giữa bàn cờ gọi là sông.) ¬- GV hỏi tiếp: Vậy các tiếng nam, quốc, sơn, hà được gọi là gì? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Yếu tố Hán Việt. - GV hỏi: Từ việc tìm hiểu các ví dụ em có nhận xét gì về các tiếng: Nam, quốc, sơn, hà? (Các yếu tố đó được dùng như thế nào?). * Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt: Tiếng thiên trong từ “thiên thư” có nghĩa là trời. - GV đặt câu hỏi: Tiếng thiên trong các từ Hán Việt: thiên niên kỉ, thiên lý mã có nghĩa là gì? - HS Trả lời, GV chuẩn KT - GV nêu 1 số câu hỏi: (1) Trong (Lý Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long nghĩa là gì? (2) Em có nhận xét gì về các từ thiên trong các ví dụ trên? (3) Tìm thêm các yếu tố "thiên" có nghĩa khác với 3 yếu tố thiên có nghĩa trên? VD: Thiên vị -> nghĩa là nghiêng, lệch; thiên tiểu thuyết, thiên phóng sự -> một phần, bài, chương. - GV yêu cầu: Lấy VD về yếu tố HV có hiện tượng đồng âm? - HS Tự lấy VD. -> GV Định hướng: VD1: Thị: Thị trường (thị: chợ) Cận thị ( thị: nhìn) VD2: Vũ: khoẻ (vũ lực); múa (vũ nữ); lông (lông vũ) - GV yêu cầu: Từ đó em hãy cho biết thế nào là yếu tố Hán Việt? Đặc điểm? - HS Tư duy độc lập trả lời. - GV Gợi ý, hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ 1. - GV Giảng: Từ Hán Việt được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt. Yếu tố là tiếng dùng để tạo nên từ (sở dĩ ở đây không gọi là tiếng vì trong tiếng Việt từ tiếng có hai nghĩa là ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Lào, Hán...) -> nếu dùng tiếng Hán Việt dễ gây ra hiểu lầm. Yếu tố Hán Việt là đơn vị một âm tiết. Mỗi yếu tố Hán Việt tương ứng với 1 chữ Hán. - GV Đưa bài tập nhanh: giải thích nghĩa các yếu tố Hán Việt trong thành ngữ “Tứ hải giai huynh đệ”. - HS tự Trả lời. I. Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt 1. Phân tích ngữ liệu Bài thơ "Nam quốc sơn hà" - Nam: phương Nam -> dùng độc lập. - Quốc: nước - Sơn: núi - Hà: sông -> không dùng độc lập. -> Các tiếng: Nam, quốc, sơn, hà dùng để cấu tạo từ Hán Việt: là yếu tố Hán Việt. - Phần lớn các yếu tố HV không được dùng độc lập, chỉ dùng để cấu tạo từ ghép. - Tiếng Nam có thể dùng độc lập như một từ. - “Thiên” trong “thiên niên kỷ, thiên lí mã” có nghĩa là một nghìn. - “Thiên” trong “thiên đô” có nghĩa là dời. -> Từ đồng âm nhưng khác nghĩa. 2. Ghi nhớ 1: (SGK-55) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về từ ghép Hán Việt *Bước 1: GV Treo bảng phụ và đặt câu hỏi: ? Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san có nghĩa là gì? ? Nó thuộc từ ghép chính phụ hay đẳng lập? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Từ ghép Hán Việt do 2 yếu tố Hán Việt ghép lại, giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng về nghĩa. - GV hỏi tiếp: Các từ ‘ái quốc, thủ môn, chiến thắng” thuộc loại từ ghép gì? Vì sao? - HS Tự trả lời. - GV đặt câu hỏi: Trật tự của các yếu tố trong từ ghép này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Ái/ Quốc: yêu nước. thủ/môn: giữ cửa: thủ = giữ; môn = cửa. chiến/ thắng: trận thắng. -> CP (Phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính). - GV hỏi: Các từ: thiên thư, bạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì? ? Hãy giải nghĩa và nêu nhận xét về trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt? - HS trả lời, GV chuẩn KT: + Thiên/ thư = sách/ trời + Bạch/ mã = Ngựa trắng + Tái/ phạm = phạm tội lần nữa (tái lại, lặp lại) P C - GV yêu cầu: Từ việc phân tích ví dụ em có nhận xét gì về các từ Hán Việt trong 2 ví dụ? - HS Tự nhận xét. - GV yêu cầu: Từ đó em hãy cho biết: từ ghép Hán Việt có mấy loại? Đặc điểm? - HS Tư duy độc lập trả lời. - GV Khái quát nội dung ghi nhớ 2. (Lưu ý HS: Các từ ghép chính phụ Hán Việt: ái quốc, thủ môn, chiến thắng có trật tự giống từ ghép thuần Việt. Các từ thiên thư... có trật tự khác từ ghép thuần Việt.) - GV chốt: Bài học hôm nay cần nắm mấy đơn vị kiến thức? - HS Trả lời. GV khái quát bài học. II. Từ ghép Hán Việt 1. Phân tích ngữ liệu a. Ngữ liệu 1 + Sơn hà: núi + sông + Giang sơn: sông + núi. + Xâm phạm: Lấn + chiếm. -> từ ghép đẳng lập. b. Ngữ liệu 2 + Ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc từ ghép chính phụ (chính trước, phụ sau). + Thiên thư, bạch mã, tái phạm -> từ ghép chính phụ (phụ trước, chính sau). -> Các từ ghép Hán Việt trong ví dụ chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 2. Ghi nhớ (SGK). HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... - GV Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. - GV Chia nhóm HS thảo luận, ghi kết quả. Đại diện HS các nhóm trình bày, nhận xét chéo. - GV hỏi: Mục dích của bài 1? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong một số từ ngữ. - GV Gọi HS đọc yêu cầu, suy nghĩ độc lập. - GV Yêu cầu 2 HS lên bảng, mỗi HS 2 yếu tố. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV Hướng dẫn HS hoạt động theo 2 nhóm (sắp xếp theo yêu cầu bài tập c – p, p – c. GV Gợi ý: trước hết cần tìm hiểu nghĩa của các yếu tố rồi tìm nghĩa của từ -> suy luận đó là từ ghép nào? Yếu tố nào c – p? Đại diện nhóm trình bày. - GV Cho HS chơi trò chơi tiếp sức viết lên bảng. Lớp nhận xét, sửa. * GV Hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ Hán việt liên quan đến môi trường: - Thạch quyển: lớp đá - Khí quyển: Lớp khí - Thuỷ quyển: lớp nước - Ô nhiễm: lây nhiễm cái bẩn, cái xấu - Đa dạng sinh học: Là sự phong phú về giới sinh vật gồm nhiều chủng loại với các gien sinh học khác nhau. II. Luyện tập Bài tập 1 - Hoa 1: chỉ sự vật (các thứ quả, trái cây dùng để ăn nói chung). Hoa 2: sang trọng, lỗng lẫy, bóng bẩy. - Phi 1: bay. Phi 2: trái ngược với đạo lí, pháp luật. Phi 3: vợ lẽ, thứ của vua. - Tham 1: ham muốn; Tham 2: dự vào, góp vào. - Gia 1: nhà; gia 2: góp vào. Bài tập 2 - Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca. - Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn lâm. - Cư: cư trú, an cư, định cư, di cư... - Bại: thảm bại, chiến bại, thất bại, đại bại, bại vong. Bài tập 3 - Yếu tố chính trước, phụ sau: + Hữu ích: có ích lợi. + Bảo mật: giữ (bảo đảm) bí mật. + Phát thanh: phát thành tiếng. + Phòng hoả: đề phòng cháy. - Yếu tố chính sau, phụ trước. + Thi nhân: (Thi: thơ; người) + Đại thắng: thắng lớn. + Tân linh: lính mới. + Hậu đãi: đãi ngộ rất tốt. Bài tập 4 * Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: - Đại phong, hậu thế, điền chủ, đại hàn, thạch mã... * C - P sau: - Nhập ngũ, hữu ích, vô hình, ái quốc, hồi hương... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng . Câu 1: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ ghép Hán Việt đẳng lập? A. Sơn hà, xâm phạm, giang san, sơn thủy. B. Quốc kì, thủ môn, ái quốc, hoa mĩ, phi công. C. Thiên thư, thạch mã, giang san, tái phạm. D. Quốc thiều, phi pháp, vương phi, gia tăng. Câu 2.Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép? A. Đầu(cái đầu). C. Hoa(bông hoa). B. Học. D. Sơn(núi). Câu 3: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. giang sơn. C. sơn thủy B. xã tắc. D. quốc kì. Câu 4.Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau? A. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi. B. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài. C. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng. D. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm. Câu 5.Nhóm từ nào không phải là từ Hán Việt ? A. Núi non, sông hồ, cây cối B. Giang sơn, xã tắc, đại chúng C. Dân gian, thiên nhiên, thiên tử Câu 6.Từ nào sau đây có yếu tố "gia" cùng nghĩa với "gia" trong "gia đình"? A. gia vị. C. gia sản B. gia tăng. D. tham gia. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Dự án. Bài tập 1: Các tổ thi viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu về chủ đề quê hương. Trong đó có sử dụng 5 từ Hán Việt. Bài tập 2: Trò chơi tìm từ Hán Việt liên quan đến môi trường từ việc quan sát tranh nhanh. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà * Đối với bài cũ - Nhớ được những kiến thức đã học. - Tìm và giải thích một số từ Hán Việt có trong các văn bản đã học., * Đối với bài mới : Chuẩn bị: Trả bài viết số 1. Và trả lời trước một số câu hỏi: (1) Xem lại những đơn vị kiến thức có trong bài số 1 ? (2) Lập dàn ý của bài viết số 1 ?