Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Từ Hán Việt (tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tiếng Việt: TỪ HÁN VIỆT ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. - Các loại từ ghép Hán Việt. - Tích hợp giáo dục môi trường: Tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi trường. 2. Kĩ năng - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân; năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. - Năng lực chuyên biệt: ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhan về cách sử dụng từ Hán Việt. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra từ Hán Việt và các giá trị, tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt phù hợp với tình huống giao tiếp. - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ Hán Việt theo những tình huống cụ thể. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV đặt câu hỏi: Thế nào là từ Hán Việt? Tìm từ Hán Việt trong ví dụ sau: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” - HS lên bảng trả bài * Gợi ý: - Từ Hán Việt là: Từ Hán Việt được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt. Yếu tố là tiếng dùng để tạo nên từ (sở dĩ ở đây không gọi là tiếng vì trong tiếng Việt từ tiếng có hai nghĩa là ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Lào, Hán...) -> Nếu dùng tiếng Hán Việt dễ gây ra hiểu lầm. Yếu tố Hán Việt là đơn vị một âm tiết. Mỗi yếu tố Hán Việt tương ứng với 1 chữ Hán. (5đ). - Từ Hán Việt là phụ nữ, trung hậu, bất khuất (5đ) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: cho học sinh tham gia cuộc thi Nhanh như chớp với thể lệ như sau: chia lớp ra thành bốn đội, đội nào nhanh tay tìm được nhiều từ Hán Việt nhất trong vòng 5p và nêu được ý nghĩa của từng từ đó thì sẽ dành chiến thắng. + Học sinh thảo luận, làm việc nhóm + Giáo viên tổng kết, nhận xét phần chơi và dẫn dắt vào bài mới HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản (cá nhân, nhóm, lớp) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm được cách sử dụng từ Hán Việt. *Bước 1: Nêu vấn đề: Trong giao tiếp hằng ngày và trong khi viết văn bản, chúng ta thường gặp các cặp từ đồng nghĩa thuần Việt - Hán Việt. VD: mẹ - thân mẫu; nhi đồng- trẻ em... - GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm thêm một số ví dụ về những cặp câu như vậy? + GV Treo bảng phụ ghi VD a và yêu cầu HS chú ý lên bảng. + Đọc to rõ VD trên bảng. ( Lưu ý HS chú ý những từ in đậm trong VD vừa đọc. ? Tìm những từ thuần Việt nghĩa tương đương với từ in đậm? - Phụ nữ - đàn bà - Từ trần – chết - Mai táng – chôn - Tử thi – xác chết ) - GV yêu cầu: Em hãy thay các từ thuần Việt tương đương vào từ in đậm và đọc lên? - HS Trả lời cá nhân, GV nhận xét - GV hỏi tiếp: Em có nhận xét gì khi thay các từ thuần Việt như vậy? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Lời nói không được trang trọng - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy tại sao các câu văn trong VD lại sử dụng từ Hán Việt ( in đậm) mà không dùng từ thuần Việt? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Tạo sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã tráng cảm giác ghê sợ, thô thiển. - GV Treo bảng phụ - ví dụ b và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết nghĩa của các từ Hán Việt: kinh đô, yết kiến? - HS trả lời theo hiểu biết, GV chuẩn: Kinh đô: thủ đô; yết kiến: ra mắt, gặp gỡ. - GV tiếp tục hỏi: Các từ "Trẫm, bệ hạ, thần" chỉ dùng trong xã hội nào? - HS trả lời, GV chuẩn: Xã hội phong kiến. - GV hỏi: Các từ Hán Việt đó tạo được sắc thái gì cho đoạn trích trong ví dụ đó? - HS trả lời, GV chuẩn: Tạo sắc thái cổ kính của lịch sử. *Bước 2: Mục đích sử dụng từ Hán Việt - GV đặt câu hỏi: Qua phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết người ta sử dụng từ Hán Việt để làm gì? - HS phát biểu, GV chuẩn KT Đọc to mục ghi nhớ SGK. I. Sử dụng từ Hán Việt 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm a. Phân tích ngữ liệu (SGK- 81, 82) - Các từ: + Phụ nữ, từ trần: tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. + Mai táng tử thi: tạo sắc thái tao nhã, tránh cảm giác ghê sợ. - Các từ: Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần: tạo sắc thái cổ xưa. b. Ghi nhớ: (SGK - 82) Hoạt động 2: Lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt. - GV Yêu cầu HS đọc to rõ ví dụ 2 - SGK mục 2 và cho biết câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao? - Đại diện nhóm bàn trình bày. - GV nhận xét, chuẩn KT: Cách dùng các từ Hán Việt ở câu a1 và b1 là lạm dụng từ Hán Việt. - GV hỏi tiếp: Vậy em hiểu thế nào là lạm dụng từ Hán Việt ? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Lạm dụng là khi không cần thiết mà vẫn dùng từ Hán Việt. ¬- GV yêu cầu: Vậy trong khi sử dụng từ Hán Việt, em cần lưu ý điều gì? Vì sao? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Không nên lạm dụng.... - GV Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. - HS Đọc to mục ghi nhớ SGK. 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt. a. Phân tích ngữ liệu (SGK- 82) + a. Dùng từ “đề nghị" là không cần thiết vì nhân vật giao tiếp ở đây là mẹ và con câu 2 diễn đạt hay hơn. + b. Câu 2 diễn đạt hay hơn. Vì câu này chỉ thông báo về một việc bình thường nên dùng từ “nhi đồng” có sắc thái trang trọng quá sẽ không phù hợp. -> Không nên lạm dụng từ Hán Việt. Vì nó sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. b. Ghi nhớ: (SGK- 83) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Thảo luận. Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập (Nhóm 1 – B1; Nhóm 2 – B2; Nhóm 3 – B3) trong 5 phút, hết thời gian, các nhóm trình bày sản phẩm trên bảng (chia bảng làm 3 phần) + HS Đọc, xác định bài, hoàn thành bài tập và cử người lên bảng trình bày + Các nhóm khác nhận xét, cho điểm. ( Hướng dẫn B2: Kiểm tra xem phần lớn các tên địa lí mà em biết có phải là từ Hán Việt không? + VD: Quảng Ninh: Quảng = rộng lớn. Ninh = yên ổn, thái bình. ) - GV Yêu cầu HS đọc và xác định bài tập 4 - GV Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà. II. Luyện tập Bài 1: Điền từ Cặp câu 1: Mẹ - thân mẫu. Cặp câu 2: Phu nhân - vợ. Bài 2: Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa lí vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng. Bài 3: Các từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa: Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu... Bài 4: Nhận xét cách dùng từ Hán Việt: - Lạm dụng từ Hán Việt khi không cần thiết. - Thay từ: Bảo vệ = giữ gìn; mĩ lệ = đẹp đẽ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. Thảo luận ở lớp: Chủ đề: (1) Tìm hiểu nghĩa tên riêng của các địa danh, địa lí mà em biết? (2) Đưa ra nhận xét chung về từ ngữ trong từng cặp để chọn từ ngữ thích hợp với nội dung của câu? (Bài tập 6 SBT - 51) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp: Dự án. GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước thể hiện trong bài “ Sông núi nước Nam” (ít nhất có 2 từ Hán Việt) cho biết những từ ấy được dùng với sắc thái gì? - HS trình bày cá nhân, HS khác nhận xét, cho điểm. - GV nhận xét, bổ sung. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà * Học bài cũ - Hoàn chỉnh các bài tập. - Tìm một số từ Hán Việt trong các văn bản đã học. * Chuẩn bị bài mới Soạn bài: Đọc thêm: Côn Sơn ca. Và trả lời trước một số câu hỏi: Trong thơ, hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên như thế nào? Phân công nhiệm vụ: - Nhóm 1: Tìm tư liệu về tác giả. - Nhóm 2: Tìm những bức tranh minh họa bài học.