Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đọc thêm Bài ca Côn Sơn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Văn bản: Đọc thêm: BÀI CA CÔN SƠN ( Trích Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi. - Nắm được sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát. - Cảm nhận được sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết thể loại thơ lục bát. - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát. 3. Thái độ - Tự hào, trân trọng, yêu thích và giữ gìn thể thơ truyền thống của dân tộc cũng như tình cảm dành cho nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Trãi. - Tâm hồn yêu thiên nhiên, giao hoà với thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày những suy nghĩ của bản thân về nội dung, nghệ thuật của văn bản. Ra quyết định: lựa chọn câu trả lời hợp lý trước các câu hỏi của bài học. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Động não, đọc sáng tạo, gợi tìm, phân tích, thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV đặt câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải? - HS lên bảng trả bài: Yêu cầu: Học sinh phải nêu được cảm nhận về nghệ thuật và nội dung của bài: * Nghệ thuật (5đ) - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc. - Nhịp thơ 2/3. - Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng. - Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. * Nội dung (5đ) Hào khí chhiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: Cho HS theo dõi 1 đoạn video ngắn giới thiệu về Côn Sơn GV chuyển: Đây là phong cảnh Côn Sơn cách ngày nay khoảng 7 thế kỉ, gợi ra trong cảm nhận của mỗi chúng ta một vùng đất lịch sử mãi âm vang những chiến công lừng lẫy với 3 lần quân dân nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Côn Sơn còn được biết đến là vùng danh sơn huyền thoại với thắng cảnh tuyệt vời, hững di tích một nhân vật lịch sử lỗi lạc toàn tài hiếm có đó chính là Nguyễn Trãi. Phong cách ấy, con người ấy hiện ra như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... * Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS về tác phẩm, tác giả. * Bước 1: Tác giả - GV đặt câu hỏi: Dựa vào phần chú thích SGK, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? - HS dựa vào SGK trả lời, GV chuẩn KT + Nguyễn Trãi (1380–19/9/1442), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. + Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. + Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam (người đầu tiên trong văn học Việt Nam được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới). - GV Giới thiệu qua về vụ án Lệ chi viên và Nhấn mạnh nhận xét của vua Trần Thánh Tông: Ức Trai tâm thượng quang khuê tỏa. * Bước 2: Tác phẩm - GV đặt câu hỏi: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - HS Trả lời theo tài liệu đã chuẩn bị. - GV Giới thiệu cuốn sách: I. Giới thiệu chung 1. Tác giả : Nguyễn Trãi ( 1380 -1442) - Là nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Là danh nhân văn hoá thế giới 2. Tác phẩm - Sáng tác trong thời gian ông bị chén ép, đành cáo quan về quê sinh sống ở Côn Sơn. - Bài thơ được viết bằng chữ Hán. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. *Bước 1: Đọc, chú thích - GV Hướng dẫn HS đọc: giọng êm ái, ung dung, chậm rãi. - GV Đọc mẫu và gọi HS đọc. - GV đặt câu hỏi: Em biết gì về loại đàn cầm? - HS Giải thích theo chú thích: Côn Sơn, đàn cầm /80. Và tự tìm hiểu những chú thích khác. - GV hỏi tiếp: " Bài ca Côn Sơn" có phải là một văn bản biểu cảm không ? Nếu là văn bản biểu cảm thì cách biểu cảm ở đây là gì? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Là văn bản biểu cảm, vì nó bày tỏ cảm xúc, tình cảm của người viết. Hơn nữa, đây là một bài thơ trữ tình. - GV hỏi: Dựa vào chú thích * hãy cho biết bài thơ thuộc thể gì, số câu, số chữ ra sao? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Nguyên văn bài thơ là chữ Hán nhưng đã đc dịch bằng thể thơ lục bát (6-8), cứ 2 câu 6-8 đi với nhau thành 1 cặp. Chữ cuối của câu 6 vần với chữ 6 của câu 8 và chữ tám của cặp câu trên lại vần với chữ cuối câu 6 của cặp câu dưới. *Bước 2: Nội dung - GV yêu cầu nêu: Nội dung đoạn trích "Bài ca Côn Sơn" là gì? - HS Trình bày -> GV chốt, ghi bảng. II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích 2. Kết cấu, bố cục - PTBĐ: Biểu cảm - Thể thơ: Thơ chữ Hán dịch theo thể lục bát ( 6 - 8 ). - Bố cục: 2 phần *Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. * Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ của Nguyễn Trãi. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích văn bản * Bước 1: Tâm hồn nhà thơ khi ở Côn Sơn - GV yêu cầu: Tìm trong đoạn thơ có mấy từ "ta"? Như vậy "ta" ở đây là ai? - HS trả lời, GV chuẩn KT: nghe: suối chảy ngồi: trên đá Cảnh sống thanh Ta nằm: rừng thông nhàn, ung dung, tự ngâm thơ: nhàn tại, làm chủ thiên tìm : bóng mát nhiên. "Ta" nhắc lại 5 lần  ta = Nguyễn Trãi - GV đặt câu hỏi: Cảnh sống và tâm hồn của NV "ta" hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của NV "ta"? Qua những từ ngữ đó, em hình dung như thế nào về cuộc sống của Nguyễn Trãi? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Nghe, ngồi, nằm, ngâm, tìm  Cuộc sống thảnh thơi, thư thái, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn  của 1 thi sĩ. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hãy phân tích các cặp câu để thấy rõ cuộc sống thảnh thơi, thư thái của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn? - HS trả lời, GV chuẩn KT: + Nghe tiếng suối Côn Sơn  âm thanh êm ái, du dương bất tận như tiếng của đàn cầm. + Nguyễn Trãi ngồi trên tảng đá phủ rêu-> như ngồi chiếu êm. + Nguyễn Trãi nằm ngủ -> bóng mát của rừng thông vi vu như ru -> Nguyễn Trãi như quên hết mọi sự vướng bận, hoá thân vào thiên nhiên. + Trong màu xanh mát, ken dày của bóng trúc -> "ta" ngâm thơ nhàn tản, tự do. Qua hành động, cử chỉ: ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta nằm, ta ngâm thơ -> Quả thật là một cuộc sống rỗi rãi, thanh nhàn, ung dung tự tại, thả hồn vào thiên nhiên, mặc sức tận hưởng sự kỳ diệu của thiên nhiên. + Nhưng có lẽ đây là sự rỗi rãi bất đắt dĩ vì trong đáy sâu thẳm tâm hồn, Nguyễn Trãi có khi nào không suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Chẳng qua vì bọn gian thần lộng hành nên ông phải lui về ẩn dật chờ thời cơ giúp đời, giúp nước. Ông luôn canh cánh một nỗi niềm vì dân, vì nước. + Tuy nhiên vốn là một thi sỹ bẩm sinh nên đây là một dịp để Nguyễn Trãi thảnh thơi thả hồn trong cảnh, sống một cuộc sống tự do phóng khoáng, giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên. - GV yêu cầu tìm: Trong đoạn thơ những hình ảnh, biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đó? - HS Tự bộc lộ, GV nhận xét, chuẩn: + Từ ngữ gợi tả: rì rầm, phơi … + Hình ảnh so sánh, ví von. điệp từ ta, có… => Nổi bật vẻ đẹp của cảnh Côn Sơn, vừa cho thấy được tình cảm gắn bó, tâm hồn thi sỹ của Nguyễn Trãi trước thiên nhiên, đồng thời tạo cho giọng thơ: nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm ái. - GV tiếp tục hỏi: Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn "trong màu xanh mát" của "trúc bóng râm" từ đó em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào? - HS Tự bộc lộ. (GV Bình: Hai câu thơ tạo nên sự gắn bó, giao hoà gần gũi giữa người và cảnh, con người thiên nhiên như muốn nhập làm một. 2 câu thơ tạo nên một vẻ đẹp rất lãng mạn, được tạo bởi 2 yếu tố: hoạ và thơ : có màu sắc xanh mát của bóng trúc, có âm thanh réo rắt trầm bổng du dương của điệu thơ ngâm => thi sĩ Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn thanh cao, tâm hồn nghệ sỹ) (GV bình: Tiếng suối chảy rì rầm đc ví với tiếng đàn cầm, đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Nghe thấy tiếng suối rì rầm, nhà thơ mường tưởng ra tiếng đàn khi trầm khi bổng réo rắt bên tai. Nhì thấy mặt đá phẳng có rêu phơi, nhà thơ ngồi trên đá mà nghĩ như đang “ngồi chiếu êm”. Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, thật tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hoá thành những vật dụng gần gũi, thân thương của con người. Điều đó còn khẳng định tâm hồn của nhà thơ đầy niềm lạc quan, dí dỏm... ) * Bước 2: Cảnh trí Côn Sơn: - GV Chuyển ý bẳng câu hỏi: Nội dung bức tranh trong SGK (Cảnh trí Côn Sơn) - HS quan sát trả lời: Hình ảnh và nhân vân vật. - GV yêu cầu: Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh tượng ở Côn Sơn? Cảnh tượng ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? - HS trả lời, GV chuẩn KT: + Suối chảy rì rầm + Trúc bóng râm + Đá rêu phơi + Ghềnh + Thông như nêm. -> Những hình ảnh trên gợi cảnh trí thiên nhiên lâu đời, nguyên thuỷ. Vừa hùng vĩ, vừa lãng mạn, nên thơ. Đó là khung cảnh thiờn nhiờn khoáng đạt, trong lành, mát mẻ vừa cú cỏc tĩnh, vừa có những âm thanh sống động, cảnh Côn Sơn cũng gợi sự thanh cao, cứng cỏi của những bậc "chính nhân quân tử". - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Tác giả say sưa ca ngợi cảnh trí Côn Sơn. Điều đó cho em hiểu gì về tác giả Nguyễn Trãi? - HS tự Bộc lộ. (GV Bình: Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là vùng đất gắn bó bằng nhiều kỉ niệm từ thuở ấu thơ đến lúc tuổi già. Nơi đây, núi non hùng vĩ, cây cối tốt tươi, sơn thuỷ hữu tình. Bản thân ông cũng đã nhiều năm tuổi trẻ sống ở đây. Khi cáo quan, ông về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau, cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm. Mỗi hốc đá, mỗi bờ cây, non nc, mây trời Côn Sơn gắn bó với vị anh hùng, vị danh nhân văn hóa bằng tình cảm máu thịt. Vì thế bài thơ là tiếng nói cất lên từ trái tim sâu nặng, da diết, một tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Trãi. ) - GV mở rộng: Bài thơ cho ta hiểu thêm gì về Nguyễn Trãi ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn: Tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc thi nhân. - GV hỏi tiếp: Qua đó bài thơ muốn ca ngợi điều gì ? - GV Gọi HS đọc lại đoạn thơ và trả lời câu hỏi: Trong đoạn thơ những từ nào được điệp lại. Hiện tượng điệp từ đó góp phần tạo nên giọng điệu của đoạn thơ như thế nào ? - HS trả lời, GV chuẩn: Đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi. Các điệp từ “Côn Sơn, ta, trong” góp phần tạo nên giọng điệu đó. 3. Hướng dẫn phân tích: a. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. - Điệp từ: "Ta": 5 lần- chính là tác giả. Ta:- Nghe, ngồi, nằm, ngâm, tìm  Cảnh sống thanh nhàn thảnh thơi, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn. - Từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh đặc sắc. => Phong thái ung dung, tự do giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên cuộc sống thanh cao, tâm hồn thi sĩ. b. Cảnh trí Côn Sơn - Cảnh Côn Sơn khoáng đạt, trong lành mát mẻ. + Điệp từ Côn Sơn và ta=> giọng điệu nhẹ nhàng thảnh thơi êm tai; - Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ, hấp dẫn -> có nhạc, hoạ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... Gọi HS đọc bài tập 1. Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ Côn Sơn suối chảy rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai và của Hồ Chí Minh trong câu thơ : Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau ? - HS Thảo luận nhóm bàn, cử đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV Nhận xét các ý kiến, thống nhất. II. Luyện tập Bài 1 - Cả hai bài thơ đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hoà nhập với thiên nhiên. Cả hai bài thơ cùng nghe tiếng suối mà như nghe nhạc trời. Mặc dù một bên nhạc trời là đàn cầm còn một bên là tiếng hát. Đàn cầm và tiếng hát khác nhau nhưng cũng là âm nhạc cả. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng. Câu 1.Hình ảnh nào sau đây không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn? A. Bóng trúc. C. Bóng trăng. B. Rừng thông. D. Suối chảy. Câu 2.Bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, từ "ta" được lặp lại bao nhiêu lần? A. Năm lần. C. Sáu lần. B. Ba lần. D. Bốn lần. Câu 3.Dòng nào thể hiện đúng những đối tượng được kể trong Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi? A. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, tùng, cúc. B. Suối, thác, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc. C. Suối, đá, ghềnh, thông, rừng, trúc, cổ thụ. D. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc. Câu 4.Âm thanh nào được nhắc tới trong Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi? A. Tiếng thú gầm. C. Tiếng ếch nhái kêu B. Tiếng thác chảy. D. Tiếng suối chảy, tiếng đàn cầm. Câu 5.Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết vào thời gian nào? A. Khi Nguyễn Trãi tham gia kháng chiến chống giặc Minh (1418-1427). B. Khi Nguyễn Trãi đang làm quan trong triều nhà Hồ. C. Khi Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn. D. Khi Nguyễn Trãi làm quan trong triều nhà Lê. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp:Dự án. GV yêu cầu HS về nhà: Tìm những bài thơ trung đại viết về đề tài thiên nhiên? 4. Hướng dẫn HS học ở nhà * Học bài cũ - Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Hoàn thành bài luyện tập. * Chuẩn bị bài mới Soạn bài: Đặc điểm của văn biểu cảm.