Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tiếng gà trưa. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản TIẾNG GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Biết sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh. - Biết được cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người cuộc sống trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng tình nghĩa. - Nắm được nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ điệp câu trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình sử dụng các yếu tố tự sự. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong bài. 3. Định hướng phát triển năng lực: NL xác định giá trị, NL lắng nghe tích cực, NL tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác. 4. Thái độ - Giáo dục tình cảm gia đình, cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Xuân Quỳnh, m¸y chiÕu. 2. Học sinh: - Đọc, học thuộc bài thơ, trả lời câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đọc sáng tạo, vấn đáp, đàm thoại, giảng bình. - Động não, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, cặp đôi chia sẻ. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (KiÓm tra 15 phót) Câu hỏi: Chép lại bài thơ Nguyên tiêu phần phiên âm và phần dịch nghĩa, nêu những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? * Yêu cầu: - Bài thơ tả cảnh trăng ở Việt Bắc và cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, bình tĩnh lạc quan của Bác, sự thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ.. - Ngôn ngữ hình ảnh chân thực, giản dị, mang màu sắc cổ điển và hiện đại. 3. Bài mới (25 phút) TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Kể tên các nhà thơ nữ mà em biết (làm vào phiếu học tập) - HS: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Xuân Quỳnh - GV dẫn dắt: Nếu như 3 nữ sĩ trên là những gương mặt nhà thơ nữ trung đại thì Xuân Quỳnh lại là một nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh giản dị mà nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại. Bài thơ "Tiếng gà trưa" mà chúng ta học hôm nay thể hiện rất rõ phong cách thơ bà. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: Căn cứ vào phần chú thích và những hiểu biết của em về Xuân Quỳnh, hãy trình bày tóm tắt đôi điều về tác giả của bài thơ này? - HS dựa chú thích /150 trình bày. GV bổ sung: - Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, xa cha, sống với bà ở La Khê- thời gian này là nguồn cảm hứng để tác giả thể hiện trong sáng tác của mình. - Tập thơ đầu tay: Chồi biếc (1963). Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông cùng với chồng - nhà viết kịch hiện đại Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ 13 tuổi. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại. - Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, đôn hậu, giàu nữ tính. - GV: Hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong thời điểm nào? - GV giới thiệu 1 số tác phẩm của Xuân Quỳnh: Tơ tằm, chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may - Tập thơ đạt giải thưởng văn học năm 1990 của hội nhà văn VN. 2. Tác phẩm - Bài thơ ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ , in lần đầu trong tập “ Hoa dọc chiến hào” - GV: nêu yêu cầu đọc: rõ ràng, trầm lắng; đúng nhịp, vần: nhịp 2/3; 1/2/2; 3/2; nhấn mạnh điệp ngữ. - HS nhận xét cách đọc của bạn. - GV: Em hãy giải nghĩa từ chắt chiu, chéo go, gà mái mơ? II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích - GV: Nhận xét đề tài của bài thơ? - Bình dị, quen thuộc. - GV: tiếng gà trưa đã từng khơi nguồn cảm hứng cho bao bài thơ từ xưa tới nay: câu thơ : "Bên án một tiếng gà vừa gáy" (Phan Bội Châu) rồi "Gà gáy một lần đêm chửa tan" (Hồ Chí Minh) hay "Xao xác gà trưa gáy não nùng"(Lưu Trọng Lư) và tiếng gà trong thơ Trần Đăng Khoa: "Tiếng gà giục hạt đậu nảy mầm Giục hạt na Mở mắt... " Còn ở đây là tiếng gà trưa nhưng không phải là gà trống gáy báo hiệu thời gian mà là gà mái kêu vang sau khi đẻ quả trứng hồng. - GV: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó? - Thể thơ: 5 chữ - Mỗi khổ thơ 4 câu, câu... - GV: bài thơ theo thể thơ 5 chữ nhưng có sự biến đổi khá linh hoạt về số câu, số chữ trong bài. Hãy chỉ ra sự biến đổi linh hoạt đó? - Các câu 3 tiếng đứng đầu các khổ 2,3,5,7. Có nhiều khổ nhiều hơn 4 câu, vần gieo không cố định. - Bài thơ có sự phá cách nhằm thể hiện những cảm xúc khác nhau-là thể thơ tự do trên cơ sở của thể thơ 5 chữ. 2. Thể thơ - bố cục - Thể thơ: 5 chữ - GV: Hãy cho biết dụng ý của tác giả khi sử dụng câu thơ 3 tiếng đứng đầu các khổ thơ 2, 3, 4, 7. - Tiếng gà trưa mỗi khi cất lên gợi một hình ảnh hoặc một kỉ niệm tuổi thơ. Nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của chủ thể trữ tình. - GV: Từ đó em hãy xác định phương thức biểu đạt và nhân vật trữ tình của bài thơ? - Biểu cảm, nhân vật trữ tình là người chiến sĩ. - PTBĐ : biểu cảm. - Nhân vật trữ tình : người chiến sĩ. - GV: Cảm xúc chủ đạo bao trùm trong bài thơ là gì? - Tình yêu cuộc sống, yêu làng xóm, quê hương đất nước. - GV: Cảm xúc ấy được khơi nguồn bắt đầu từ sự việc gì? - Tiếng gà trưa vang lên trong một trạm dừng chân nghỉ giữa đường hành quân - một xóm nhỏ. - GV: Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai như thế nào? - Tiếng gà trua gợi tình cảm làng quê . - Tiếng gà trưa gợi kỉ niệm ấu thơ thân thương. - Tiếng gà trưa và những suy tư, mong ước của tác giả. - GV: Từ mạch cảm xúc ấy, hãy xác định bố cục của văn bản? - Bố cục : 3 phần - GV: Trong những nội dung trên, nội dung nào được phản ánh chân thực và sinh động nhất? - Nội dung 2: Tiếng gà trưa gợi kỉ niệm ấu thơ thân thương. - GV: Em có nhận xét gì về ý nghĩa bức tranh minh họa trong sgk? - Các hình ảnh: người bà, con gà, quả trứng hồng bà đưa lên soi...tác giả như sống lại kỉ niệm ấu thơ của mình. - GV: Hs đọc khổ thơ một. - GV: Khổ thơ 1 kể về 1 sự việc bình thường mà thú vị. Theo em đó là sự việc gì?Em có nhận xét gì về thời điểm xảy ra sự việc? - Thời điểm cụ thể về thời gian, không gian, nơi chốn - GV: Theo em, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này và tác dụng của nó? - Điệp từ : nghe - nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa - cảm xúc lan toả trong tâm hồn - GV: đây là biện pháp tu từ ta sẽ học kĩ ở tiết sau. - GV: Sử dụng điệp từ nghe cho ta thấy tác giả đã cảm nhận âm thanh tiếng gà trưa bằng những giác quan nào? - Thính giác, cảm nhận bằng tâm tưởng, hồi ức, bằng cảm xúc của tâm hồn. Như vậy ở đây có sự chuyển đổi cảm giác. Chữ nghe được điệp lại làm cho giọng thơ ngọt ngào hơn, tha thiết hơn, mở ra những liên tưởng đáng yêu. - GV: Ngoài phép điệp từ, em có nhận xét gì về hình ảnh, ngôn ngữ thơ ở đây? - Hình ảnh ngôn ngữ chân thực, giản dị - GV: Đường hành quân xa là đường ra trận, với người ra trận tiếng gà trưa gợi cảm giác mới lạ nào. - Nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về. 3. Phân tích 3.1. Tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê - Thời điểm cụ thể. - Điệp từ "nghe" - cảm xúc lan toả trong tâm hồn - Hình ảnh ngôn ngữ chân thực, giản dị. - Cảm giác mới lạ: nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về. - HS thảo luận Cặp đôi - GV: Vì sao tiếng gà trưa lại gợi cảm giác mới lạ này? Tại sao trong muôn ngàn âm thanh người chiến sĩ lại chỉ bị ám ảnh bởi âm thanh của tiếng gà trưa? + Tiếng gà là âm thanh của làng quê, âm thanh bình dị, thân thuộc bao đời, âm thanh mang lại niềm vui cho con người chốn thôn quê. + Tiếng gà vang lên phá tan cái tĩnh lặng buổi trưa của làng quê, tiếng gà đem lại niềm vui. + Tiếng gà gợi kỉ niệm ấu thơ. GV bình: như vậy, tiếng gà nhảy ổ như một phép thần kì đã truyền cho người chiễn sĩ bao niềm vui, bao nghị lực. Người lính trẻ nghe tiếng gà trưa như cảm thấy trong nắng trưa đang lung linh, đang nhảy múa xôn xao trước mắt thật vui, tưởng như có làn gió mát thổi qua tâm hồn mình làm vơi đi, làm dịu bớt ánh nắng buổi trưa, như xua tan cái mệt mỏi và tiếp thêm sức mạnh để vượt qua chặng đường phía trước, sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ. Nghe tiếng gà trưa người chiến sĩ thêm xao xuyến, mọi kỉ niệm tuổi thơ như được đánh thức, bừng dậy, ùa về. - GV: Vậy điều đó nói lên tình cảm gì của người chiễn sĩ đối với làng xóm quê hương? - Tình cảm gắn bó với làng xóm quê hương - tình yêu quê hương thắm thiết, sâu nặng. - GV: Từ việc phân tích trên, em hiểu điều gì về con người, tâm hồn của tác giả? - Tâm hồn rộng mở, yêu làng xóm quê hương tha thiết. - Sự nhạy cảm, tinh tế, yêu những gì đơn sơ, bình dị nhỏ bé nhưng rất đỗi thân thương. Một tiếng gà trưa cũng gợi mở bao cảm xúc thẳm sâu trong lòng. Tiếng gà trưa là âm thanh đồng vọng của gia đình, làng xóm, quê hương đất nước. ->tình yêu làng xóm, quê hương tha thiết, sâu nặng. - GV : Nêu cảm nhận chung nhất của em về khổ thơ 1? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài. (3 phút) *Đối với bài cũ - Học thuộc lòng bài thơ. *Đối với bài mới - Chuẩn bị: Tiếng gà trưa - tiết 2. + Tìm hiểu về những kỉ niệm thời ấu thơ gắn liền với tiếng gà trưa của tác giả, + Những suy tư của người chiến sĩ trong bài thơ được thể hiện ntn? TIẾT 2: Hoạt động 1: Khởi động (2p) Hoạt động khởi động - Thời gian: phút - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày Gv cho hs xem hình ảnh HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV đặt câu hỏi: Tuổi thơ của các con có gắn liền với những kỉ niệm này không? Các con hãy chia sẻ cho cô và các bạn được biết tuổi thơ của con gắn với kỉ niệm, hình ảnh, âm thanh nào không?(các con ghi vào giấy) - GV: Tuổi thơ của mỗi người thường gắn liền với những kỉ niệm vui buồn khác nhau, còn riêng với thi sĩ Xuân Quỳnh, tuổi thơ bà gắn liền với kỉ niệm nào? Cô và các con sẽ tìm hiểu tiết 2 của văn bản để rõ hơn nhế HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: yêu cầu HS đọc khổ thơ 2,3,4,5,6 - GV: Tiếng gà trưa đã khơi dậy trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh thân thương nào ở khổ thơ thứ hai? - Tiếng gà trưa đã khơi dậy hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng 3.2. Tiếng gà trưa gắn liền với kỉ niệm ấu thơ thân thương - Tiếng gà trưa khơi dậy hình ảnh gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng. - GV: Những chi tiết “mái mơ” “mái vàng” “ổ trứng hồng” gợi tả một vẻ đẹp về màu sắc như thế nào? Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng gì? - Những chi tiết gợi tả một màu sắc tươi sáng. Qua những chi tiết đó người đọc như thấy hiện ra hình ảnh đàn gà đẹp đẽ xinh xắn đáng yêu. Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng tới cuộc sống đầm ấm hiền hoà bình dị - GV: Lời thơ “Này ... mái” như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ có tác dụng gì - Biểu hiện tình cảm nồng hậu gẫn gũi thân thương sự gắn bó của gia đình và làng quê - GV: Trong âm thanh của tiếng gà trưa nhiều hình ảnh kỉ niệm hiện về. Đó là hình ảnh kỉ niệm nào? - Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng. - Hình ảnh người bà chăm chút từng quả trứng để giành cho gà mái ấp. - Nỗi lo lắng của người bà mỗi khi mùa đông trời “Cứ hàng...muối”. - Niềm vui thuở ấu thơ khi xuân về tết đến có được quần áo mới. - GV: Em có nhận xét gì về chi tiết “bà mắng cháu”? - Đó là lời mắng yêu. Bà có mắng cháu thì cũng xuất phát từ tình yêu thương, từ mong muốn cháu xinh đẹp có hạnh phúc. GV bình: rõ ràng chi tiết này thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu. - GV: Hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng gợi cho em suy nghĩ gì về bà. - Luôn chiu thương, chịu khó tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khổ. - GV: Những câu thơ “Cứ hàng ... áo mới” nói về điều gì? - Nói về nỗi lo của bà khi gió mùa đông tới, khi trời có sương. Thực chất của nỗi lo đó bà lo gà hỏng không có gà bán không có tiền mua quần áo mới cho cháu. - GV: Em có nhận xét gì về nỗi lo của bà? - Là nỗi lo vì niềm vui của cháu. Nỗi lo ấy cho ta thấy được tình yêu thương giản dị thầm lặng của người bà quê hương. - GV: Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu? - Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ trong lành ở gia đình và làng quê. - Vui vì có quần áo mới song vui hơn vì được sống trong sự yêu thương của bà. - GV: Qua tất cả những chi tiết trên, em có nhận xét gì về bà? - Bà là người nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh sống hết lòng vì cháu ->Vẻ đẹp của bà chình là vẻ đẹp muôn đời của người bà, người mẹ Việt Nam, vẻ đẹp của người bà trong truyện cổ tích ... => Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ và tình cảm yêu kính, trân trọng đối với bà. - GV yêu cầu: HS đọc hai khổ thơ cuối. - GV đặt câu hỏi + Trong đoạn thơ này tiếng gà trưa đã gợi lên điều gì? + Vì sao có thể nghĩ rằng “Tiếng ...phúc”? - Tiếng gà trưa đã thức dậy bao tình cảm bao kỷ niệm . Tiếng gà trưa là âm thanh bình dị của làng quê đem lại niềm yêu thương cho con người . - GV: Theo em trong “giấc ngủ ...trứng ” thì con người chỉ có thể mơ thấy điều gì? - Mơ thấy những điều tốt lành , những niềm vui và hạnh phúc . - GV: Trong khổ thơ cuối tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? - Điệp từ “vì” có tác dụng khẳng định mục đích chiến đấu, lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ. ?Đó là một mục đích chiến đấu như thế nào? - Mục đích vừa cao cả vừa bình dị. 3.3. Tiếng gà trưa và những suy tư của người chiến sĩ - Điệp từ "vì": khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ: bảo vệ Tổ quốc, gia đình, quê hương, mục đích lớn lao được bắt nguồn từ những gì bình thường, giản dị nhất. - GV: Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “vì.... thơ’’? - Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật thân thương quý giá; là biểu tưọng hạnh phúc ở một miền quê. Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật và quý giá đó. - GV: Tất cả những điều ấy giúp con hiểu gì về người chiến sĩ? - Là ngưòi gắn bó với gia đình, quê hương đất nước GV bình: như vậy đối với ngưòi chiến sĩ âm thanh của tiếng gà trưa như là nút khởi động, như là chiếc đũa thần chỉ chạm khẽ vào kí ức đã làm sống dậy những tình cảm, những kỉ niệm tuổi ấu thơ. Không những thế đối với cuộc sống hiện tại âm thanh ấy còn như lời thúc giục người chiến sĩ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Rõ ràng nếu không phải là ngưòi yêu mến và gắn bó với gia đình với quê hương đất nước thì làm sao một âm thanh rất đỗi bình dị ấy lại gợi lên trong lòng người chiến sĩ những tình cảm lớn lao cao đẹp như vậy. - GV: Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - HS nêu và GV khái quát lại. - GV: Nêu nội dung và ý nghĩa bài thơ? 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Sử dụng hiệu quả điệp ngữ có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhác kỉ niệm lần lượt hiện về. - Thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình. 4.2. Nội dung- Ý nghĩa: những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. - HS đọc ghi nhớ trong sgk. 4.3. Ghi nhớ: SGK- 151 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV: Đọc diễn cảm bài thơ ?Chọn hình ảnh thơ em thấy thích thú và chỉ ra cách độc đáo trong diễn đạt? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Viết đoạn văn biểu cảm từ 5 đến 7 câu về kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn 1. Sưu tầm các bài văn biểu cảm hoặc bình luận về tác phẩm 2. Tìm đọc các tác phẩm của Xuân Quỳnh 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (3 phút) - Đối với bài cũ - Học thuộc lòng bài thơ và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật. - Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ. - Viết đoạn văn ngắn ghi lại 1 kỉ niệm về bà. - Bài mới : Chuẩn bị: Điệp ngữ + Đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi trong bài. + Nghiên cứu các bài tập phần luyện tập.