Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Điệp ngữ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt ĐIỆP NGỮ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu khái niệm điệp ngữ, các loại điệp ngữ - Phân tích tác dụng của điệp ngữ trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết phép điệp ngữ. - Phân tích tác dụng của điệp ngữ. - Sử dụng điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng điệp ngữ phù hợp thực tiễn giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kinh nghiệm sử dụng điệp ngữ. 4. Thái độ - Có ý thức vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, máy chiếu, bảng phụ. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK và yêu cầu của GV. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, quy nạp, vấn đáp, luyện tập, thực hành - Đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Câu hỏi : Thế nào là thành ngữ? Cho một vd về thành ngữ? Giải thích và đặt câu. Yêu cầu: - Thành ngữ là loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa của thành ngữ có thể hiểu trực tiếp qua các từ ngữ cấu tạo nên nó (nghĩa đen) hoặc thông qua phép chuyển nghĩa (ẩn dụ, so sánh, nãi quá...) - Ví dụ: ruột để ngoài da: nói thẳng, không giấu diếm, không để lại trong lòng... Cậu cũng lạ gì cái tính ruột để ngoài da của nó nữa. 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV giới thiệu bài: Trong bài thơ còn sử dụng một biện pháp tu từ nữa đó là điệp ngữ - một phép tu từ thường được sử dụng rất nhiều trong thơ ca và tạo ra hiệu quả tu từ rất cao. Vậy thế nào là điệp ngữ, điệp ngữ tác dụng gì ? ... các em cùng tìm hiểu nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: treo bảng phụ - HS đọc. - GV: Có những từ ngữ nào được lặp lại? Sự lặp lại các từ ngữ có tác dụng gì? - Những từ được lặp lại là : "Nghe" - "Nghe" -> nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa - cảm xúc lan toả trong tâm hồn. Chữ nghe được lặp lại làm cho giọng thơ ngọt ngào hơn, tha thiết hơn, mở ra những liên tưởng đáng yêu. -> Sự lặp lại như thế có tác dụng nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh đối với người đọc người nghe GV dẫn dắt: sự lặp lại những từ ngữ như thế được gọi là điệp ngữ. - GV: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Tác dụng? I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 1. Phân tích ngữ liệu (SGK- 148) *Khổ đầu bài thơ: Tiếng gà trưa - Từ nghe được lặp lại, nhằm nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh đối với người đọc. -> Từ nghe là điệp ngữ. => Điệp ngữ HS đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ 1 (sgk- 152) - GV: Tìm phép diệp ngữ trong các văn bản đã học? Nêu tác dụng của điệp ngữ? - VD: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. - Tác dụng: nhấn mạnh ý, gợi hình ảnh quấn quýt lung linh của cảnh đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc. - GV đưa VD: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng xanh đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông nặng đỏ phù sa => Các điệp ngữ “đây là của chúng ta” “Những” vừa nhấn mạnh ý thơ vừa tạo nên âm điệu mạnh mẽ hào hứng. Đặc biệt điệp ngữ “của chúng ta” biểu lộ niềm tự hào về ý chí tự lập tự cường về tinh thần làm chủ của nhân dân ta. - GV y/c Hs vận dụng làm bài 3. - GV: Đọc đoạn văn và chỉ ra các từ ngữ được lặp lại? - HS: mảnh vườn, nhà em, em trồng, em hái hoa - GV: Việc lặp lại các từ ngữ trên có tác dụng biểu cảm không? - HS: không, vì nó khiến đoạn văn trở nên rườm rà, không gọn, không thoát ý. - GV: Vậy cách lặp lại đó có phải là điệp ngữ không? - Không, vì nó không có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh mà ngược lại khiến đoạn văn rườm rà, lủng củng, không thoát ý GV lưu ý cho học sinh: đó hiện tượng lỗi lặp từ do vốn từ nghèo nàn, cần phải tránh. *Lưu ý: Cần phân biệt phép điệp ngữ với lỗi lặp từ do vốn từ nghèo nàn. - GV treo bảng phụ ghi ba vd ở ba bài thơ : “Tiếng gà trưa” “Sau phút chia li” và “Gửi .. phong” - GV: So sánh điệp ngữ trong ba đoạn thơ và chỉ rõ đặc điểm của mỗi dạng? - Ở đoạn thơ trích từ bài thơ “Gởi ... phong” ta thấy những từ ngữ lặp lại đứng liền nhau. Việc lặp lại những từ ngữ đứng liền nhau như vậy gọi là điệp ngữ nối tiếp. - Ở đoạn thơ trích trong bài “Sau phút chia li” chữ cuối ở câu 7 trước được lặp lại ở đầu câu 7 sau. => Cách lặp như vậy gọi là điệp ngữ chuyển tiếp - Đoạn thơ ở bài “Tiếng gà trưa” các từ ngữ lặp lại không liền nhau -> Cách lặp ấy gọi là điệp ngữ cách quãng. - GV: Từ sự phân tích tìm hiểu trên em thấy điệp ngữ có những dạng nào? II. Các dạng điệp ngữ 1. Phân tích ngữ liệu (SGK- 152) a. Điệp ngữ: rất lâu, thương em, khăn xanh - nối tiếp. b. Điệp ngữ: thấy, ngàn dâu - chuyển tiếp. c. Trong bài Tiếng gà trưa: điệp ngữ: nghe - cách quãng. - HS ®ọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ 2 (sgk- 152) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV yêu cầu HS làm các bài tập từ 1 (trình bày miệng) - GV: Tìm điệp ngữ? tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? III. Luyện tập Bài 1 - Một dân tộc đã gan góc: nhấn mạnh bản chất gan góc của dân tộc ta. - Dân tộc đó phải được: nhấn mạnh quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. - Đi cấy, trông: nhấn mạnh ý thức trách nhiệm với công việc của người nông dân. - GV: Tìm điệp ngữ? Thuộc dạng điệp ngữ gì? Bài 2 - Một giấc mơ: điệp chuyển tiếp. - GV: Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho tốt hơn - HS chữa- Nhận xét. Bài 3 b. Sửa lại: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. ở đó, em trồng rất nhiều loại hoa: Hoa đồng tiền, hoa thược dược, hoa cúc và cả hoa lay ơn nữa. Đến ngày Quốc tế phụ nữ em ra vườn hái hoa tặng me, tặng chị. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - Học sinh chơi trò chơi tiếp sức bằng miệng ngay tại chỗ. - GV: Đọc những câu thơ, câu văn em biết có sử dụng điệp ngữ Gạch dưới và phân tích hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn trích đưới đây: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chin hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâu Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ( Trích viếng lăng Bác, Viễn Phương) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm 1. Chỉ rõ và phân loại phép điệp ngữ có trong bài ca dao sau: Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ Buồn chông con nhện chăng tơ Nhện owii nhện hỡi, nhện chờ mối ai? 2. Tìm đọc các tài liệu tham khảo về phép điệp ngữ trong thơ văn1. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3 phút) - Nắm chắc kiến thức, hoàn thiện bài tập. - Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. - Nhận xét cách sử dụng điệp ngữ trong 1 đoạn văn đã học. - Chuẩn bị: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. + Lập dàn ý cho đề bài: phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. + Luyện nói trước ở nhà.