Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện nói Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Giá trị nội dung, nghệ thuật của 1 số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về 1 tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về 1 tác phẩm văn học. - Biết cách bộc lộ tình cảm về 1 tác phẩm văn học trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về 1 tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói. 3. Định hướng phát triển năng lực - Giao tiếp: trình bày cảm nghĩ trước tập thể. - Thể hiện sự tự tin. 4. Thái độ - Có ý thức tập nói trước tập thể để rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, b¶ng phô. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK và yêu cầu của GV. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, quy nạp, vấn đáp, luyện tập, thực hành - Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) Câu hỏi : Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học? *Yêu cầu - Là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Tiết luyện nói hôm nay sẽ giúp các em có được sự tự tin khi trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của mình về một tác phẩm văn học... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học - GV: kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, dựa vào các bước đã làm trong sgk/154 - GV: Trình tự các bước làm bài văn biểu cảm? - HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn kiến thức - Tìm hiểu đề, tìm ý. - Lập dàn bài. - Viết bài. - Sửa bài. - GV: Đối với bài luyện nói thì ta thực hiện các bước nào? - Tìm hiểu đề, tìm ý. - Lập dàn ý. - Luyện nói theo dàn ý đã lập. - GV: Nêu bố cục của bài văn biểu cảm? - HS trả lời - MB: giới thiệu tp và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. - TB: những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi nên. - KB: ấn tượng chung về tác phẩm. I. Chuẩn bị 1. Tìm hiểu đề, tìm ý 2. Lập dàn bài *MB: - Giới thiệu tác phẩm, tác giả - Giới thiệu ấn tượng, cảm xúc của mình: đọc bài thơ em thấy 1 bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí… * TB: - Nêu cảm nhận chung về h/a trong bài (phong cảnh, tâm hồn) - Nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ * KB: tình cảm của em đối với bài thơ: bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là 1 nhà cách mạng, 1 nhà thơ… HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV: chia lớp thành 4 nhóm luyện nói. - GV: hướng dẫn HS: dàn bài có 2 ý, mỗi ý sẽ triển khai cụ thể từng ý trong phần thân bài thành 1 đoạn văn. - VD: ý 1 cảm nhận tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm: âm thanh tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa - trong trẻo, vang vọng, ngân xa-> so sánh đặc sắc độc đáo khác biệt với cách so sánh trong thơ cổ (tiếng suối- tiếng đàn) -> tạo sự gần gũi, trẻ trung, ấm áp, đầy sức sống. Hình tượng thơ đẹp, mang màu sắc cổ điển, gợi sự liên tưởng về 1 bức tranh: cảnh trăng rừng đẹp, sống động, lung linh, hài hoà, thực mà ảo. - GV: gọi mỗi nhóm 1 HS lên trình bày trước lớp- yêu cầu HS ở dưới lớp nghe và nhận xét phần trình bày của bạn - GV lưu ý: khi trình bày bài văn biểu cảm hoặc nhận xét phần trình bày bài văn biểu cảm của bạn trước tập thể: - Chọn vị trí nói sao cho có thể nhìn được người nghe. - Chú ý lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên, sử dụng được các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp để trình bày theo dàn ý - Nói với âm lượng vừa đủ nghe, ngữ điệu nói hấp dẫn, phù hợp với việc PBCN về 1 tpvh. - GV: tổ chức cho HS nhận xét, sửa, bổ sung cho bài làm. II. Luyện nói trên lớp 1. Luyện nói trong nhóm 2. Luyện nói trước lớp HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - Làm việc theo nhóm và trao đổi: Ấn tượng của em về những truyện ngắn mà mình yêu thích HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Đọc/ hồi tưởng lại một bài thơ mang lại cho em nhiều cảm xúc và trả lời các câu hỏi sau: + Thông tin về tác giả, tưởng tượng về cảm xúc của tác giả khi viết + trình bày trước lớp cảm nghĩ của mình về bài thơ mà em thích nhất 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài. (3 phút) - Đọc: Tự tập nói văn biểu cảm về 1 tác phẩm văn học đã học ở nhà với nhóm bạn và tập nói 1 mình trước gương - Chuẩn bị: Làm thơ lục bát. + Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi SGK. + Nghiên cứu bài tập trong SGK. + Tự sáng tác 1 bài thơ lục bát, chủ đề tự chọn.