Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thành ngữ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt THÀNH NGỮ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Biết khái niệm thành ngữ. - Hiểu được nghĩa của thành ngữ, chức năng của thành ngữ trong câu. - Phân tích được đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. 2. Kĩ năng - Nhận biết thành ngữ. - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3. Định hướng phát triển năng lực - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng thành ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng thành ngữ . 4. Thái độ - Học sinh biết ra quyết định lựa chọn sử dụng thành ngữ, giao tiếp trình bày suy nghĩ về sử dụng thành ngữ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, máy chiếu. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK và yêu cầu của GV. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, quy nạp, vấn đáp, luyện tập, thực hành - Đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) Câu hỏi: Thế nào là từ đồng âm? Lấy ví dụ? Yêu cầu: - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau. - Ví dụ: cái cày - cày cấy, con sâu - hố sâu. 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh híng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút - GV tổ chức trò chơi "Miếng ghép hoàn hảo" Luật chơi: có các từ sau, mỗi từ tương ứng với một miếng ghép, các đội chơi hãy ghép 2 miếng ghép lại sao cho có nghĩa: Đen; cháy nhà; béo cò; ao sâu; cái nết; ác giả; ăn cháo; như cột nhà cháy; ra mặt chuột; đục nước; đánh chết cái đẹp; ác báo, đá bát; ăn vóc; học hay; chuột sa; chĩnh gạo; bóc ngắn; cắn dài....... - HS thực hiện Sau khi học sinh thực hiện nhiệm vụ, gv dẫn vào bài mới Các miếng ghép mà các em vừa hoàn thiện được được gọi là thành ngữ. Để hiểu được thành ngữ và đặc điểm, cấu tạo và cách sử dụng thành ngữ chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Động não, giao việc Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học - GV: mở slide trên máy chiếu: ví dụ: Nước non... - HS đọc VD - GV: Em hãy quan sát cụm từ: lên thác xuống ghềnh và trả lời các câu hỏi - GV: Có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng các từ khác được không? Vì sao? (vd: lên núi xuống biển) - Không, vì ý nghĩa sẽ khác đi - GV: Có thể chêm xen 1 vài từ khác vào cụm từ này được không, vì sao? (vd: lên thác cao, xuống dưới ghềnh) - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - Không cần thiÕt, vì chỉ nói đến thác là ta liên tưởng đến độ cao, nói đến ghềnh là ta nghĩ đến.. - GV: Có thể hoán đổi vị trí các từ trong cụm từ này không, vì sao? (vd: lên xuống ghềnh thác) - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - Không, vì sẽ làm mất đi sự đối nghĩa giữa cao và thấp, ý nghĩa sẽ giảm. - GV: kết luận: khó có thể, không thể: thay đổi, chêm vào… - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - Vì: cụm từ trở nên dài dòng, thiếu sự súc tích, gãy gọn; nghĩa của cụm từ sẽ không rõ và bị thay đổi. - GV: Qua đó , em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”? - GV: Giải nghĩa cụm từ “lên thác xuống ghềnh”? - Chỉ sự vất vả, gian nan, nguy hiểm - GV: Cụm từ này biểu thị một ý nghĩa như thế nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - GV rút ra kết luận: “lên thác xuống ghềnh” là thành ngữ. - GV: Em hiểu thành ngữ là gì? Giải thích nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”? - Rất nhanh, thoắt một cái (đã làm gọn một việc gì đó) => Bảng: Nhanh như chớp Lên thác xuống ghềnh - Hành động mau lẹ, rất nhanh, thoắt một cái (đã làm gọn một việc gì đó - Sự vất vả, gian nan, nguy hiểm - GV: Qua tìm hiểu nghĩa của 2 thành ngữ trên, em hãy cho biết: nhóm nào được hiểu nghĩa một cách trực tiếp, nhóm nào phải thông qua phép ẩn dụ để hiểu ý nghĩa của nó? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - Nhanh như chớp: hiểu theo trực tiếp theo nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên nó. - Lên thác xuống ghềnh: thông qua phép ẩn dụ - GV: Như vậy, nghĩa của thành ngữ có thể được hiểu theo những cách nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - GV chuyển phần ghi nhớ: đó cũng là những nội dung ghi nhớ trong SGK. I. Thế nào là thành ngữ ? 1. Phân tích ngữ liệu *Cụm từ: lên thác xuống ghềnh - Cấu tạo: cố định. - Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. =>Thành ngữ. *Nghĩa của thành ngữ: - Hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. - Thông qua phép chuyển nghĩa (ẩn dụ, so sánh). - HS đọc ghi nhớ sgk/144 2. Ghi nhớ: sgk/144 Bài tập: 1. Dẫu có thiêng liêng cũng đành phận gái Lẽ nào châu chấu đấu ông voi (Nguyễn Công Trứ) 2. Lực lượng ta và địch so le nhiều như thế cho nên lúc đó có nhiều người cho rằng: cuộc kháng chiến của ta là châu chấu đấu voi. (Hồ Chí Minh) 3.Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng ?Nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa của các thành ngữ đó? - Cấu tạo khác nhau: có thay đổi một số từ. - Ý nghĩa giống nhau: cùng chỉ sự chênh lệch rất lớn trong so sánh tương quan lực lượng giữa 2 bên. - GV: qua đó ta thấy 1 số ít thành ngữ có biến đổi nhất định. *Chú ý: - Tuy có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. - GV: BT nhanh + Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong câu sau: - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. - Thành ngữ: + Sơn hào hải vị: những món ăn ngon, quý hiếm được lấy trên rừng, dưới biển. + Nem công chả phượng: những món ăn ngon, quý được trình bày đẹp (những món ăn của vua chúa ngày xưa) - GV: Tìm và giải nghĩa các từ trong ví dụ? Tìm những cụm từ đồng nghĩa với thành ngữ đã cho? - Bảy nổi ba chìm = long đong, lận đận (người phụ nữ) - Tắt lửa tối đèn = khó khăn, hoạn nạn (có nhau) - GV: Tõ thay thế thành ngữ bằng những từ đồng nghĩa. Cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao? - GV: Kết luận về cách sử dụng thành ngữ? Điền thêm yếu tố để thành ngữ trọn vẹn: Bài tập nhanh? - GV gọi một HS. - GV: Xác định vai trò ngữ pháp của 2 thành ngữ? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức Tôn sư trọng đạo // là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. CN Nó // chạy nhanh như sóc. ĐT (PN CĐT) - HS bổ sung - GV: Thành ngữ có thể giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - Chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ cụm động từ, cụm danh từ…. II. Sử dụng thành ngữ 1. Phân tích ngữ liệu *Thành ngữ ngắn gọn xúc tích có tính biểu cảm cao *Thành ngữ có thể làm: chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ cụm động từ, cụm danh từ…. - HS: đọc ghi nhớ sgk/Tr.144. 2. Ghi nhớ: sgk/144 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... - HS thảo luận nhóm (3 phút) - GV: Kể văn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ Con rồng cháu tiên, ếch ngồi đáy giếng và thầy bói xem voi? - Nhóm 1: Con rồng cháu tiên: - Nhóm 2: Ếch ngồi đáy giếng. - Nhóm 3: Thầy bói xem voi. - HS: Thực hiện thi theo nhóm lớn giữa các tổ, nhóm nào trả lời hay đúng thì thắng cuộc. - HS: Các nhóm chấm điểm cho nhau. GV chốt. III. Luyện tập Bài 2 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Đọc và xác định yêu cầu bài 3?(Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn) - HS làm -> nhận xét -> HS bổ sung => GV nhận xét chung - Lời ăn tiếng nói - Một nắng hai sương - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm bụng - Bách chiến bách thắng Sinh cơ lập nghiệp HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - Gv chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm sưu tầm ít nhất 10 thành ngữ chưa được giới thiệu và giải thích nghĩa của các thành ngữ ấy. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: (3 phút) *Đối với bài cũ - Hoàn chỉnh bài tập còn lại - sgk; thuộc nội dung ghi nhớ. *Đối với bài mới - Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 3- văn biểu cảm.