Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bài viết số 3 văn biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI VIẾT SỐ 3 TẠI LỚP VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Kiểm tra việc nắm lí thuyết và kiểu bài văn biểu cảm của học sinh. - Củng cố kiến thức về văn học kiến thức văn biểu cảm (tập làm văn). - HS biết viết một bài văn biểu cảm có sử dụng biện pháp nghệ thuật một cách hợp lí và có hiệu quả. - HS viết được bài văn biểu cảm về con người, thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình, người thân theo truyền thống của nhân dân ta. 2. Kĩ năng - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng; đặc biệt là kỹ năng về xây dựng dàn bài văn biểu cảm. - Rèn kĩ năng tạo dựng văn bản biểu cảm dưới hình thức kể chuyện bằng bài viết. - Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm hoàn chỉnh theo các yêu cầu tạo lập văn bản ; tìm hiểu đề ; tìm ý, lập dàn ý; viết bài văn hoàn chỉnh 3. Định hướng phát triển năng lực - Ra quyết định lựa chọn cách xây dựng bố cục văn bản cho phù hợp. - Giao tiếp: trình bày những suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách tạo lập văn bản. - Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn của học sinh. 4. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết. II. Hình thức ra đề - Hình thức: tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra tại lớp. - Thời gian: làm ở lớp 90 phút. + GV: Ra đề + đáp án + HS: Ôn tập, tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn đã cho SGK -108 III. Thiết lập ma trận đề (Có tệp đính kèm) - Liệt kê chuẩn kiến thức, kỹ năng của kiểu bài biểu cảm. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các b¬ước thiết lập ma trận đề. - Xác định khung ma trận. (Trưởng nhóm ra) IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: + Kiểm tra sĩ số + Sự chuẩn bị cuả HS Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Phát đề cho học sinh (Đề+ đáp án+ biểu điểm nộp lưu tổ chuyên môn) 3. Kỹ năng làm bài - GV: Yêu cầu HS thực hiện làm bài đúng về nội dung đẹp, khoa học về hình thức * Trả lời tốt phần lý thuyết * Viết đúng quy trình một bài văn - Đọc kĩ đề làm bài đúng yêu cầu 4 bư¬¬ớc: - Tìm hiểu đề, tìm ý (định h¬¬ướng văn bản) - Lập dàn ý - Viết văn bản biểu cảm - Đọc lại bài viết và sửa chữa 4. Củng cố (3 phút) - Giáo viên thu bài. - Nhận xét giờ kiểm tra - Nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (3 phút) *Đối với bài cũ - Nhớ các bược cơ bản khi làm bài văn biểu cảm. - Nhớ dàn ý khái quát của bài văn biểu cảm. - Viết bài tập làm văn số 3 *Đối với bài mới - Tiếp tục ôn tập văn biểu cảm. - Chuẩn bị: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. + Đọc bài văn "Khát vọng hoà nhập hiến dâng cho đời".