Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chơi chữ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt CHƠI CHỮ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ. - Nắm được các lối chơi chữ. - Vận dụng được lối chơi chữ vào văn bản nói tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể, sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. 2. Kĩ năng - Nhận biết phép chơi chữ. - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản. 3. Định hướng phát triển năng lực - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép tu rừ chơi chữ phù hợp thực tiễn giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách sử dụng phép chơi chữ. 4. Thái độ - Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, b¶ng phô. 2. Học sinh: - Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, quy nạp, vấn đáp, luyện tập, thực hành - Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phót Câu hỏi: Thế nào là điệp ngữ? Xác định dạng điệp ngữ và nêu tác dụng của điệp ngữ trong câu thơ sau: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. * Yêu cầu - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. - Điệp ngữ: “chưa ngủ" -> dạng: điệp ngữ chuyển tiếp -> nhấn mạnh nỗi niềm lo cho nước cho dân, cho cách mạng. 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Trong văn học, để tạo ra những giá trị biểu cảm riêng cho mỗi tác phẩm, các nhà văn nhà thơ đã vận dụng một hiện tượng nghệ thuật đặc sắc là chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì, tác dụng của nó ntn trong văn thơ và trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cùng vào bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS đọc bài ca dao. - GV: Em có nhận xét gì về nghĩa của những từ" lợi" trong bài? - Lợi 1: lợi ích. - Lợi 2, 3: phần thịt bao quanh chân răng. - GV: Việc sử dụng các từ" lợi" trong bài ca dao trên là dựa vào hiện tượng ngôn ngữ nào? => Từ đồng âm. - GV: Việc sử dụng từ lợi như trên có ý nghĩa ntn? - Tác dụng: tạo sự dí dỏm, hài hước. - GV dẫn dắt: việc sử dụng từ "lợi" đã tạo ra ý nghĩa đặc biệt trên gọi là hiện tượng chơi chữ. ?Em hiểu chơi chữ là gì? - HS đọc ghi nhớ SGK/164 I. Thế nào là chơi chữ 1. Phân tích ngữ liệu (SGK-163) - ‘‘lợi’’ 1: thuận lợi, lợi lộc - ‘‘lợi’’ 2, 3: bộ phận bao bọc chân răng -> đồng âm ->Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm, cảm giác bất ngờ, thú vị -> Chơi chữ. 2. Ghi nhớ (sgk- 164) - GV: Lấy VD về phép chơi chữ trong văn chương?Chỉ ra lối chơi chữ trong bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ của Bà Huyện Thanh Quan? Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia => Khai thác hiện tượng từ đồng nghĩa: thuần Việt- Hán Việt. - HS : Thảo luận nhóm bàn - 3 phút Hình thức nhóm bàn chia theo tổ + Tổ 1 - ví dụ 1, 2 + Tổ 2 - ví dụ 3, 4 + Tổ 3 - ví dụ 5, 6 - HS thảo luận, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, GV chuẩn xác - GV: Đọc từng VD và phân tích lối chơi chữ trong từng ngữ cảnh? 1. ranh tướng- danh tướng: gần âm-> giễu cợt tướng Na-va. - nồng nặc- tiếng tăm: trái nghĩa-> tạo sự tương phản về ý nghĩa để đả kích tướng Na-va. 2. Điệp phụ âm đầu: M-> gợi khung gian bao la và sự trông chờ như vô vọng của con người. 3. Nói lái: cá đối- cối đá: tạo sự dí dỏm. 4. Đồng âm: Sầu riêng: tên 1 loại trái cây (danh từ ) trạng thái tâm lí (tính từ) Trái nghĩa: Sầu riêng >< đối lập với vui chung. - GV đưa VD "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non" - núi- non: từ đồng nghĩa. - già - non: từ trái nghĩa. - non -> núi. => non - trẻ -> từ đồng âm. => Chơi chữ bằng cách khai thác từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm . - GV đưa VD BT4 SGK/165: - Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn. ?Từ các VD trên cho biết có những lối chơi chữ nào ? - GV chiếu các ngữ liệu : - GV: Xác định các lối chơi chữ trong thể loại nào? - HS nhận xét. GV chuẩn kiến thức 1. Thơ trào phúng 2. Thơ trào phúng 3. ca dao 4. Thơ 5. Câu đố 6. Câu đối - GV: Chơi chữ thường gặp trong những trường hợp nào ? - Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, câu đối, câu đố. - HS đọc ghi nhớ (sgk- 165) II. Các lối chơi chữ 1. Phân tích ngữ liệu( SGK- 164) - VD1 : «ranh tướng» ->lối nói trại âm. - VD2: điệp phụ âm đầu «m» - VD4: cá đối- cối đá; mèo cái-mái kèo ->nói lái. - VD4: + Sầu riêng: tên 1 loại trái cây (danh từ ) trạng thái tâm lí (tính từ) -> từ đồng âm + Sầu riêng >< đối lập với vui chung->từ trái nghĩa. =>từ trái nghĩa, từ đồng âm. VD5: + núi – non : từ đồng nghĩa + Già – non (trẻ): từ trái nghĩa. VD6: thịt, mỡ, dò, nem, chả ->Dùng từ gần nghĩa 2. Ghi nhớ (sgk- 165) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Bài 1 - Đọc bài thơ. - Phép chơi chữ: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm,ráo, lằn, hổ mang. Bài thơ sử dụng một loạt các từ chỉ tên loài rắn. Bài thơ thể hiện sự thành khẩn tự trách mình ham chơi, không lo việc đèn sách đồng thời thể hiện sự thông minh, vốn ngôn ngữ vô cùng phong phú của Lê Quý Đôn. -> Chơi chữ bằng việc dựng từ gần nghĩa. Bài 2 + Chơi chữ: - nứa, tre, trúc, hóp. =>Chơi chữ bằng việc dựng từ gần nghĩa. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - Lớp hoạt động nhóm bàn BT4. - GV: Trong bài thơ, Bác đã dùng lối chơi chữ ntn? + Lối chơi chữ trong bài thơ của Bác: - cam (gói cam): DT chỉ một loại quả. - cam (cam lai): TT chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc tốt đẹp. (ngọt, vui sướng) => từ đồng âm. - Giải câu đố : GV chiếu câu đố lên các em tham gia trả lời đúng thưởng tràng pháo tay. 1. Có con mà chẳng có cha Có lưỡi, không miệng, đó là vật chi? con dao (lối chơi chữ trái nghĩa) 2. Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn (Là con gì?) con ngựa - con ngựa (lối chơi chữ nói lái) 3. Trên trời rớt xuống mau co (Là cái gì?) mo cau (lối chơi chữ nói lái) 4. Trùng trục như con bò thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu (Là con gì?) con bò thui (lối chơi chữ đồng âm) - Trình bày sản phẩm sưu tầm các lối chơi chữ như đã giao cho 7 nhóm. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS làm bài tập: Bài ca dao sử dụng lối chơi chữ nào "Một trăm thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp? Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang? Một trăm thứ than, than chi là than không quạt? Một trăm thứ bạc, bạc chi là chẳng ai mua? Trai nam nhi anh đối đặng thì gái bốn mùa xin theo." - GV: củng cố lại bằng sơ đồ tư duy. Tổng kết lại mục tiêu bài học đã đạt được. em hãy nêu những cách chơi chữ phổ biến của giới trẻ hiện nay, nhất là trên các trang mạng xã hội. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3 phút) *Đối với bài cũ - Học bài, hoàn chỉnh bài tập. - Sưu tầm thêm các lối chơi chữ. *Đối với bài mới - Chuẩn bị: Chuẩn mực sử dụng từ + Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi trong SGK.