Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quan âm Thị Kính. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Văn bản:
Đọc thêm :
QUAN ÂM THỊ KÍNH
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được kiến thức sơ giản về chèo cổ.
- Hiểu được giá trị nội dung và những đặc điểm tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính; nội dung, ý nghĩa và 1 vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
- Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong trích đoạn chèo.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
4. Thái độ
- Giáo dục hs niềm thương cảm sâu sắc thân phận người phụ nữ, căm thù xã hội phong kiến bất công với những kẻ đại diện.
Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức được giá trị của vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam xưa: đoan trang, nết na song gặp nhiểu bất hạnh trong xã hội trọng nam khinh nữ.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thâm về thái độ của tác giả trước nét đẹp của người phụ nữ truyền thống; nỗi đau của họ trong xã hội cũ, căm thù xã hội phong kiến bất công.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
+ Hình ảnh minh họa.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
+ Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
- GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
3. Bài mới (40’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh híng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp
- Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh.
- Kỹ thuật: ®éng n·o
- Thời gian: 5 phút
Chiếu clip về trích đoạn chèo Nỗi oan hại chồng cho HS xem.
? Nêu cảm nhận của em xong khi đọc xem trích đoạn?
Chia sẻ.
Dẫn: Chèo là một trong những loại hình sân khấu dân gian, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Trong kinh mục sân khấu chèo, “Quan Âm Thị Kính” là vở chèo rất nổi tiếng. Vở diễn này tiêu biểu cho sân khấu chèo về nhiều phương diện: tính truyện, kịch tính, nhân vật, làn điệu... Bài học hôm nay sẽ giúp các em tóm tắt nội dung vở chèo, nội dung, ý nghĩa cũng như một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu :
- Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác...
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm.
- Kỹ thuật: Động não, giao việc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung
G
H
G
G
H
G
H ? Trình bày những hiểu biết của em về nghệ thuật chèo?
Trình bày.
GV: Chèo có những đặc điểm nổi bật:
- Tích truyện trong chèo thường khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm.
- Chèo có nội dung khuyến giáo đạo đức, giới thiệu những chuẩn mực đạo đức để mọi người noi theo.
- Châm biếm đả kích những bất công, thói hư tật xấu trong xã hội.
- Chèo kết hợp giữa cái bi và cái hài.
? Đọc phần tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính ? ( SGK)
Trình bày.
? Đoạn trích nằm ở phần nào của vở chèo ?
Trình bày. * Khái niệm chèo cổ:
Loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Chèo thường được diễn ở sân đình: Giữa trải chiếu, xung quanh bốn mặt là người xem, không có phông màn bài trí, quan hệ giữa người diễn và người xem rất gần gũi. Vì thế người ta gọi là chèo sân đình.
- Quan Âm Thị Kính là một vở chèo nổi tiếng.
- Đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của vở chèo Quan Âm Thị kính.
G * Bổ sung:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
G
H
G
H
G
H
G
H ? Cần đọc VB như thế nào cho phù hợp ? Giọng đọc các nhân vật ra sao?
- Người dẫn truyện: Đọc tên nhân vật, phần trong ngoặc.
- Thiện Sĩ: Giọng hốt hoảng, sợ hãi.
- Thị Kính: Giọng ân cần, lúc đau đớn xót xa…
- Sùng bà: Giọng nanh nọc, chì chiết, đay nghiến.
- Sùng ông: Lèm bèm vì nghiện rượu.
- Mãng ông: Khi thì mừng vui, tự hào, hãnh diện, lúc thì ngạc nhiên, đau khổ, cam chịu.
GV: Tổ chức cho HS đọc diễn cảm kịch bản theo lối phân vai:
Đọc theo các vai đã được phân công.
? Hãy nhận xét cách đọc của từng nhân vật?
? Em hãy tóm tắt đoạn trích.
Trong một đêm Thiện Sĩ đang ngủ say, Thị Kính ngồi quạt cho chồng ngủ. Nàng phát hiện một chiếc râu mọc ngược ở cằm chồng cho là điềm xấu nàng bèn lấy dao khâu toan xén đi. Đúng lúc đó Thiện Sĩ tỉnh giấc kêu lên. Thị Kính bị cha mẹ chồng vu cho tội giết chồng, Thị Kính một mực kêu oan nhưng chẳng ai tin. Nàng bị đuổi ra khỏi nhà chồng. Đau khổ, bất lực nàng đã giả trai đi tu với mong muốn Phật Tổ chứng minh cho tấm lòng trong trắng, ngay thẳng của mình.
? Em hiểu thành ngữ: “Mèo mả gà đồng” là như thế nào? “Tam tòng tứ đức” là gì?
Dựa vào chú thích SGK -> giải nghĩa. 1. Đọc - chú thích
G
H ? Thể loại của văn bản?
Trình bày. 2. Kết cấu, bố cục
- Thể loại: chèo cổ.
G
Giới thiệu 1 số thông tin liên quan:
Giới thiệu bố cục:
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Hướng dẫn phân tích
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
G
H|
G
H
G
H
G
G
G
H
H
G
H
G
H
G
? Đoạn trích gồm mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
Đoạn trích có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
* (Nhóm 1 thảo luận )
? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Nhân vật đó thuộc loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?
Thảo luận, cử đại diện báo cáo
- Nhân vật: 2 nhân vật chính.
+ Thị Kính:
đại diện cho người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu nhiều thiệt thòi.
+ Sùng bà: đại diện cho giai cấp thống trị thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.
* (Nhóm 2 thảo luận)
? Mâu thuẫn, xung đột trong vở chèo này là mâu thuẫn, xung đột giữa ai với ai?
Thảo luận, cử đại diện báo cáo
- Về hình thức: Là mâu thuẫn, xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nhưng về bản chất đó là xung đột giữa 2 giai cấp trong xã hội cũ: địa chủ phong kiến > < người lao động, người dân thường.
? Hãy quan sát đoạn đầu văn bản (Từ đầu… thiu thiu ngủ). Em có nhận xét như thế nào về khung cảnh được dựng lên trong đoạn này?
Khung cảnh sinh hoạt với bầu không khí đầm ấm, hạnh phúc: Chồng đọc sách dùi mài kinh sử, vợ ngồi khâu vá và quạt cho chồng.
? Nổi bật trong khung cảnh ấy là ai?
Thị Kính
- HS thảo luận các câu hỏi:
? Nhân vật Thị Kính được xây dựng trong những thời điểm, hoàn cảnh cụ thể nào?
Thị Kính được xây dựng (tái hiện) trong 3 thời điểm: Trước khi bị oan, trong khi bị oan, sau khi bị oan.
? Trước khi bị oan, Thị Kính là người như thế nào? Em hãy tìm chi tiết để chứng minh.
Ngồi quạt cho chồng ngủ. Thấy râu mọc ngược dưới cằm -> băn khoăn, lo lắng về sự chẳng lành.
? Những cử chỉ, suy nghĩ ấy cho thấy tình cảm của nàng đối với chồng như thế nào?
Trình bày.
Cũng chính từ lo lắng, băn khoăn đó đã dẫn đến một cử chỉ vô tình, bất cẩn của nàng (Toan lấy dao xén cái râu mọc ngược ở cằm chồng). Và đây chính là điểm nút khơi nguồn cho mâu thuẫn, xung đột của vở chèo.
? Thị Kính mắc phải nỗi oan gì? Ai là kẻ gieo tai hoạ cho nàng?
Nàng bị mẹ chồng vu cho tội có ý giết chồng. Thiện Sĩ là người đầu tiên đem tai hoạ đến còn Sùng bà là kẻ trực tiếp gieo tai hoạ lớn đó cho nàng.
? Khi bị khép vào tội giết chồng Thị Kính đã làm gì?
Nàng kêu oan.
? Trong đoạn trích nàng kêu oan bao nhiêu lần? Kêu với ai? Nàng đã nhận được gì sau mỗi lần kêu oan ấy?
Thị Kính kêu oan 5 lần:
- Lần 1: Với mẹ chồng -> Nàng bị vu thêm tội.
- Lần 2: Với mẹ chồng -> Càng bị xỉ vả.
- Lần 3: Với chồng -> Nàng nhận được sự thờ ơ, im lặng.
- Lần 4: Với mẹ chồng -> Nàng bị lăng nhục, đẩy ngã.
- Lần 5: Với cha đẻ -> Nàng nhận được sự cảm thông những bất lực.
* Bình: Cả 5 lần kêu oan, nàng đều hướng vào những người thân trong gia đình nhưng đều vô ích. 3 lần kêu van mẹ chồng cái mà nàng nhận được là những lời xỉ vả, lăng nhục. Với người chồng nhu nhược, đớn hèn vô trách nhiệm nàng chỉ nhận được sự thờ ơ, im lặng. Chỉ đến lần kêu oan cuối cùng Thị Kính mới nhận được sự cảm thông của người cha đẻ nhưng điều đó không giải được nỗi oan của nàng.
? Bị oan, Thị Kính phải chịu một kết cục như thế nào?
? Em hình dung Thị Kính trong lúc này như thế nào?
Phát biểu.
Hạnh phúc tan vỡ, nàng bị đuổi ra khỏi nhà chồng, vô cùng đau khổ, tiếc nuối, xót xa...
? Sau đó nàng quyết định như thế nào?
Giả trai đi tu để cầu Phật chứng minh cho sự trong sạch của mình.
=> Kết cục bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Họ cam chịu, yếu đuối, thụ động trước hoàn cảnh. Đó không phải là con đường giúp họ thoát khỏi đau khổ.
? Theo em có giải pháp nào tốt đẹp hơn để giải thoát cho những con người như Thị Kính?
Đấu tranh để loại bỏ những kẻ ác trong xã hội.
Kẻ gây ra những đau khổ, bất hạnh cho Thị Kính là ai? * Mâu thuẫn chủ yếu giữa Sùng bà (mẹ chồng) và Thị Kính (con dâu) thực chất là mâu thuẫn giữa người trên - kẻ dưới, người giàu - kẻ nghèo, mâu thuẫn giai cấp xã hội trong mâu thuẫn gia đình.
a. Nhân vật Thị Kính (nhân vật nữ chính)
- Là người vợ hiền dịu, đảm đang, rất mực thương chồng.
- Nàng bị vu oan: cố ý giết chồng.
- Thị Kính kêu oan 5 lần những đều vô ích.
- Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
=> Thị Kính đau khổ tột độ, đơn độc, bất lực.
- Thị Kính giả trai đi tu -> chứng minh cho sự trong sạch của mình.
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
G
H
G
H
G
H
G HS thảo luận các câu hỏi:
? Sùng bà xuất hiện trên sân khấu có điều gì đáng chú ý?
Cùng xuất hiện với những ngôn ngữ, hành động đặc biệt.
? Em hãy đọc lại những lời của Sùng bà nói với Thị Kính.
Cái con mặt sứa gan lim, lẳng lơ, câm đi, chém bổ băm vằn xả xích mặt, mặt trơ như mặt thớt, say trai… giết chồng…
? Đó là những lời lẽ như thế nào ?
=> Lời lẽ vu hãm, đay nghiến mắng nhiếc, lăng nhục, buộc tội ngày càng tăng tiến.
? Sùng bà còn nói những điều gì về nhà mình và nhà Thị Kính nữa?
HS:
Nói về nhà mình Nói về nhà Thị Kính
- Giống phượng giống công.
- Cao môn lệch tộc
- Trứng rồng lại nở ra rồng. - Mèo mả gà đồng
- Con nhà cua ốc
- Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
? Cách nói so sánh ấy thể hiện thái độ của bà ta với Thị Kính như thế nào?
Coi khinh, phân biệt giàu nghèo.
Quan hệ giữa Sùng bà và Thị Kính là quan hệ mẹ chồng nàng dâu song lúc này qua lời nói của mụ chứng tỏ đó không phải chỉ là mâu thuẫn gia đình mà đó là mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phong kiến. Giàu khinh nghèo vì không môn đăng hộ đối.
? Tìm những từ ngữ miêu tả về hành động của Sùng bà ?
- Hành động:
+ Dúi đầu Thị Kính
+ Bắt ngửa mặt lên
+ Đẩy ngã Thị Kính
? Từ những lời nói và hành động ấy của Sùng bà đã góp phần thể hiện rõ về bản tính của nhân vật, em hãy nhận xét Sùng bà là người như thế nào ?
? Nhân vật này gây cho em cảm giác gì?
Căm ghét, ghê sợ.
? Qua đoạn trích này, em hiểu gì về thân phận của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội xưa?
- Luôn bị lệ thuộc, không tự định đoạt được số phận của mình, phải chịu nhiều nỗi khổ đau, oan trái, bất công.
Liên hệ câu ca dao:
“Thương thay con cuốc giữa trời
Dẫu kêu ra máu có người nào thương.” 3.2. Nhân vật Sùng bà (nhân vật mụ ác)
- Lời nói:
- Hành động :
-> Thể hiện bản tính tàn nhẫn, thô bạo.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết 4. Tổng kết
G
H ? Nêu đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích ?
Trình bày. 4.1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
G
H
H ? Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính ?
Trình bày.
Đọc ghi nhớ SGK-121. 4.2. Nội dung – ý nghĩa
* Ý nghĩa:Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.
4.3. Ghi nhớ (SGK- 121)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...
- Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
G
G
H
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’)
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
? Nêu chủ đề đoạn trích?
? Em hiểu thế nào về thành ngữ “Nỗi oan Thị Kính”?
Bài tập 2:
- Chủ đề: Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong XHPK.
- Oan Thị Kính: Oan quá mức, cùng cực và không thể nào giãi bày được.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
G
? Viết một đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Thị Kính ?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
Trò chơi: Ai nhanh nhất ?
Luật chơi: Trong khoảng thời gian một phút, tổ 1 tìm được nhiều vở chèo nhất, tổ đó dành chiến thắng.
Yêu cầu : ? Kể tên những vở chèo mà em biết?
4. Hướng dẫn về nhà (2)
* Đối với bài cũ
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập.
- Sưu tầm một số băng hình về nghệ thuật chèo cổ.
- Viết cảm nhận về một trong các nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng Bà, Mãng Ông ở đoạn trích.
* Đối với bài mới
Chuẩn bị : “Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy”.
- Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.