Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản. 2. Kĩ năng - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. - Đặt câu có dấu chấm long, dấu chấm phẩy. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự quản bản thân.. 4. Thái độ Giáo dục hs ý thức học tập, nắm vững nội dung bài học, biết vận dụng trong nói viết đạt hiệu quả. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) Câu hỏi: Thế nào là liệt kê? Các kiểu liệt kê? Viết một đoạn văn ngắn (3-4 câu, nội dung tự chọn) trong đó có sử dụng phép liệt kê. Nêu tác dụng của phép liệt kê trong đoạn văn đó? Yêu cầu Câu 1: - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. - Các kiểu liệt kê: Theo cấu tạo có thể phân biệt theo từng cặp với không theo từng cặp. Theo ý nghĩa có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lịêt kê không tăng tiến. Câu 2: Yêu cầu viết đoạn văn đúng về mặt hình thức, đảm bảo yêu cầu, nội dung rõ ràng mạch lạc, liên kết chặt chẽ... 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh híng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút Giáo viên làm phiếu học tập và phát cho học sinh: Phiếu học tập số 1 Họ tên: Lớp: Đi du lịch có lẽ là sở thích và mơ ước của hầu hết chúng ta. Nếu có điều kiện, em muốn đến những nơi nào (cả trong nước và nước ngoài). Những nơi mà em muốn đến: ở trong nước là ...............................................; ở nước ngoài là........................................................................................... (gợi ý: Những nơi mà em muốn đến: ở trong nước là Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sa Pa...; ở nước ngoài là Mĩ, Anh, Pháp, Đức...) Giáo viên dựa vào tình hình thực tế ở lớp để có cách dẫn dắt cho phù hợp: Nếu còn nhiều nơi mà em muốn đi, nhưng chưa kịp nhớ ra hay không đủ thời gian, không đủ chỗ viết thì em sẽ dùng dấu gì ở cuối? (dấu...).Ở giữa câu có một dấu khá đặc biệt đó là dấu (;), vậy hai loại dấu câu này có đặc điểm, chức năng như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Động não, giao việc HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu được dấu chấm lửng I. DẤU CHẤM LỬNG G H G H G H G H G Đưa ngữ liệu sgk lên bảng phụ. Đọc ngữ liệu, tìm hiểu yêu cầu sgk và trả lời câu hỏi. ? Trong các câu trên dấu chấm lửng được dùng để làm gì? Đọc kĩ mỗi câu ở phần 1 để xác định công dụng của dấu chấm lửng. - Gợi ý: + Ngữ liệu a, dấu chấm lửng được dùng sau tên của nhiều vị anh hùng dân tộc là có ý gì? + Ngữ liệu b dấu chấm lửng có thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng, hốt hoảng trong lời nói của người nhà quê không? + Tiểu thuyết là loại truyện dài có dung lượng phản ánh lớn với nhiều nhân vật, vì thế phải được viết hoặc in trên nhiều trang giấy. Thế nhưng ở đây “Cuốn tiểu thuyết lại được viết trên bưu thiếp” thì thật là lạ và bất ngờ. Vậy dấu chấm lửng có tạo ra một khoảng lượng, chuẩn bị tâm thế cho bạn đọc đón nhận sự xuất hiện bất ngờ của bưu thiếp không? ? Từ việc phân tích ngữ liệu em rút ra nhận xét gì về việc sử dụng dấu chấm lửng? (Sử dụng dấu chấm lửng có tác dụng gì?). Rút ra nhận xét. Giảng: Dấu chấm lửng còn gọi là dấu lửng hay dấu 3 chấm, là dấu có 3 chấm đặt nối tiếp nhau theo hàng ngang. Dấu chấm lửng được dùng để: + Tỏ ý rằng nhiều sự vật hiện tượng còn chưa được liệt kê hết. Muốn dùng dấu chấm lửng trong trường hợp này, cần liệt kê ít nhất 2 sự vật hiện tượng. Trong chức năng này dấu chấm lửng có thể dùng sau kí hiệu “v.v” biểu thị sự tương tự trong liệt kê. + Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng vì xúc động ...Các nhà văn thường dùng dấu chấm lửng để thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn của nhân vật. + Làm giãn ...Cách dùng này mang lại hiệu quả tu từ: biểu thị sự dí dỏm, hài hước, châm biếm... Ví dụ: Nó nói nó không đến được. Nó bận lắm, bận...ngủ. 1. Phân tích ngữ liệu - a: biểu thị còn nhiều vị anh hùng dân tộc tương tự khác chưa được liệt kê. - b: biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ. - c: Tạo ra một khoảng lặng, chuẩn bị tâm thế cho bạn đọc đón nhận sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp” (một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của cuốn tiểu thuyết). Dùng dấu chấm lửng để: - Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết. - Nhấn mạnh tâm trạng của người nói. - Giãn nhịp điệu câu văn, tạo sắc thái hài hước, dí dỏm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu dấu chấm phẩy. II. Dấu chấm phẩy G G H G G G H G H G G Đưa ngữ liệu bảng phụ, Hs đọc từng ví dụ, trả lời theo yêu cầu. ? Cho biết chức năng của dấu chấm phẩy trong các ví dụ a,b? Gợi ý: - Trong câu a, tại sao câu thứ nhất lại không dùng dấu chấm, dấu phẩy mà lại dùng dấu chấm phẩy? Ý câu 1 chưa trọn vẹn, hai ý trong câu không tạo nên câu ghép đẳng lập. ? Việc dùng dấu chấm phẩy nhằm mục đích gì? - Ngữ liệu b, sư việc lịêt kê có gì đặc biệt? (liệt kê có tính phân loại nhóm). ? Các bộ phận liệt kê sau dấu chấm phẩy có bình đẳng với nhau không? Tại sao phải dùng dấu chấm phẩy để thể hiện sự liệt kê đó? ? Có thể thay dấu chấm phấy bằng dấu phẩy được không? Vì sao? - Không thể thay được vì 2 vế câu a không có quan hệ đẳng lập. Còn b nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm. - Trong phép liệt kê phức tạp như câu b,tác giả đã tổng kết những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới thể hiện trong chín mối quan hệ và dùng dấu chấm phẩy dánh dấu ranh giới các mối quan hệ này. Sau đó tác giả mới dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần đồng chức trong nội bộ các mối quan hệ. Cách dùng dấu câu như vậy giúp người đọc hiểu được các tầng bậc ý khi liệt kê, tránh được sự hiểu lầm có thể xảy ra. Chẳng hạn nếu tác giả dùng dấu phẩy khi liệt kê thì người đọc, nhất là những ai muốn bóp méo nội dung, có thể cố tình hiểu ăn bám và lười biếng cũng là những đặc điểm của con người mới. ? Việc dùng dấu chấm phẩy trong 2 ví dụ trên có tác dụng gì? Hs rút ra ghi nhớ. Giảng: Dấu chấm phẩy được dùng để...; đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Trong trường hợp này, dấu chấm phẩy được dùng kết hợp với dấu phẩy: Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức trong từng bộ phận lịêt kê, còn dấu chấm phẩy được dùng để phân giới các bộ phận liệt kê ấy trong phép liệt kê chung. ? Bài học hôm nay cần nắm mấy đơn vị kiến thức? 1. Phân tích ngữ liệu - a tách 2 vế câu ghép - b Các bộ phận liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau -> dùng dấu chấm phẩy để phân biệt những tiêu chuẩn đạo đức của con người thể hiện trong các mối quan hệ. Dùng dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp->hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê. 2. Ghi nhớ: (sgk-122). HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác, chia sẻ - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... G H H G G H H G H Đọc, xác định yêu cầu bài tập 1. ? Xác định công dụng của dấu chấm lửng trong mỗi câu? Suy nghĩ độc lập trả lời. Đọc, xác định yêu cầu bài tập 2. ? Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu? ? Mục đích bài 1,2? Nêu yêu cầu bài tập: Viết một đoạn văn nói về ca Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Hoạt động độc lập. Gv gọi 2 hs lên bảng viết -> nhận xét, sửa lỗi. ? Bài 3 rèn cho em kĩ năng gì? Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. II. LUYỆN TẬPBài tập 1: a. Diễn tả sự ngập ngừng, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng của viên lính. b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở, chưa nói hết điều định nói (biểu thị lời nói không tiện nói ra). c.Tỏ ý chưa nói hết điều liệt kê gây sự “bó buộc”. Bài tập 2. a,b,c. Dấu chấm phẩy dùng ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp. Lưu ý c: Ngăn cách 2 thành phần phụ ngữ có cấu tạo phức tạp và giống nhau: Lấy các sự vật liệt kê để nói về cái đẹp (màu sắc)- một bộ phận; lấy các sự vật liệt kê để nói về cái hay (âm thanh). Bài tập 3: Ca Huế trên sông Hương là một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của người dân xứ Huế; một thú vui tao nhã, một thú ăn chơi sành điệu nổi tiếng, đáng tự hào. Thưởng thức ca Huế với những giai điệu hò, điệu lí, điệu nam...chan chứa tình cảm của tâm hồn Huế khiến ta càng thêm yêu mến, tự hào về xứ Huế yêu thương. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau: Bà già chưa bao giờ được ăn ngon, không thể quan niệm rằng người ta có thể ăn ngon; chưa bao giờ được nghỉ ngơi, không thể tin rằng người ta có quyền được nghỉ ngơi; chưa bao giờ được vui vẻ yêu đương, không bằng lòng cho kẻ khác yêu đương và vui vẻ. ( Nam Cao) Đáp án: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Tìm một số đoạn văn, đoạn thơ đã học có sử dụng dấu chấm phẩy và nêu tác dụng. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc ghi nhớ (SGK- 122) - Làm các bài tập. - Viết một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. * Đối với bài mới:Chuẩn bị bài mới: “ Văn bản đề nghị”.