Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm: Từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ... - Nhận biết và hiểu tác dụng của các đơn vị kiến thức trong tình huống cụ thể. 2. Kĩ năng - Biết cách làm các dạng bài tập vận dụng. - Vận dụng các đơn vị kiến thức vào tình huống giao tiếp (đặt câu, viết đoạn văn). - Biết vận dụng phần Tiếng Việt đã học trong việc cảm thụ, phân tích văn học và khi viết bài tập làm văn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. 4. Thái độ Giáo dục hs ý thức thêm yêu và tự hào về Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (1’) - GV yêu cầu các tổ báo cáo phần chuẩn bị. - GV nhận xét, tuyên dương ý thức chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới (38’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) - Thời gian: phút - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’) - GV nêu mục tiêu bài dạy. - GV lưu ý HS: Phần ôn tập Tiếng Việt được thực hiện 1 tiết trong phân phối chương trình và 1 tiết trong tự chọn bám sát nên chương trình trên lớp tập trung vào từ loại, còn phần tự chọn sẽ tập trung vào cụm từ. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian : Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức. I. Ôn tập kiến thức. - GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm đã chuẩn bị. - HS Lần lượt các nhóm thuyết trình sản phẩm. - GV: Yêu cầu HS chữa bài, lưu làm tài liệu ôn tập. - Nhóm 1 cử đại diện báo cáo sản phẩm. - GV: Gọi HS nhóm khác lấy VD -> nhận xét. 1. Từ phức - Nhóm 2 cử đại diện báo cáo. - GV: Gọi HS nhóm khác lấy ví dụ -> nhận xét. 2. Đại từ G Nhóm 3 cử đại diện báo cáo. 3. Từ loại Từ loại Quan hệ từ Danh từ Động từ Tính từ Ý nghĩa - Biểu thị các quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu - Biểu thị người, sự vật, hiện tượng khái niệm - Chỉ hành động, trạng thái của sự vật - Biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật, hđộng, trạng thái. Chức năng - Liên kết các từ, cụm từ, các thành phần câu, các câu, các đoạn trong một văn bản. - Làm chủ ngữ trong câu - Làm VN - Vị ngữ - Chủ ngữ mất khả năng kết hợp với: đã, đang, sẽ.. - Vị ngữ - Chủ ngữ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập Bài tập 1. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? (bảng phụ) Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đ¬ưa đón, nh¬ờng nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh. - HS làm việc cá nhân => HS khác nhận xét. - Thống nhất, đưa ra đap án. II. Luyện tập (bổ trợ). Bài tập 1 - Từ ghép: Ngặt nghẽo, giam giữ, bọt bèo, cỏ cây, đ¬ưa đón, như¬ờng nhịn, rơi rụng, mong muốn, bó buộc. - Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. Bài tập 2 Tìm thành ngữ Thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau: - Bách chiến bách thắng. - Bán tín bán nghi. - Kim chi ngọc diệp. - Khẩu phật tâm xà. Trình bày. Bài tập 2 - Trăm trận trăm thắng. - Nửa tin nửa ngờ. - Cành vàng lá ngọc. - Miệng nam mô bụng một bồ giao găm. - GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/ 184. - HS Trình bày. Bài tập 3 + Bạch ( bạch cầu) – Trắng. + Bán ( bán thân) – Một nửa. + Cô ( cô độc ) – Một mình, lẻ loi. + Cư ( cư trú) – ở + Dạ ( dạ hương, dạ hội) - đêm. + Đại ( đại lộ, đại thăng) – to, lớn. + Điền ( điền chủ, công điền) – ruộng. + Hà ( sơn hà) – sông + Hậu ( hậu vệ ) – sau + Hồi ( hồi hương) – về, trở lại. + Hữu ( hữu ích) – có. + Lực (nhân lực) – sức. + Mộc ( thảo mộc) cây Nguyệt ( nguyệt thực) trăng. + Nhật ( nhật kí) ngày. + Quốc ( quốc ca) nước + Tam ( tam quốc) ba. + Tâm ( yên tâm) lòng. + Thảo ( thảo nguyên) cỏ. + Thiên ( thiên niên kỉ) nghìn + Thiết ( thiết giáp) sắt, thép. + Thôn ( thôn, xã) làng, xóm. + Thư ( thư viện ) sách + Tiền ( tiền đạo) trước. + Tiểu ( tiểu đội ) nhỏ + Tiếu ( tiếu lâm) cười. + Vấn ( vấn đạp) hỏi. * Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập trong 5’ ? Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng điệp ngữ ? Hoàn thành phiếu, nộp. Chữa 2 phiếu, các phiếu khác trả sau. Bài tập 4 Tham khảo: Buổi sáng nắng dịu, gió hiu hiu khẽ lay động những bông hoa mới nở. Những giọt sương sớm còn đọng lại trên lá cây, ngọn cỏ. Lối rẽ vào vườn được nội trồng hai hàng hoa tươi như hân hoan chào đón em. Hoa phủ tràn ngập, hoa muôn hình muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như một đám lửa rực sáng trong không gian. Đặc biệt mỗi loài hoa đều có một hương thơm và màu sắc quyến rũ riêng. Hoa hướng dương vàng rực như ông mặt trời bé bé xinh xinh. Hoa hồng kiều diễm như nàng công chúa kiêu hãnh giữa làn gió mát. Những bông hoa cúc vàng vây quanh khóm hồng càng làm cho khu vườn thêm rực rỡ… HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV nêu yêu cầu: Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: Bé ( về mặt kích thước, khối l¬ượng), thắng, chăm chỉ. Gợi ý: Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Bé (về mặt kích th¬ước, khối lượng) Nhỏ Lớn, to Thắng Thành công Thua, thất bại Chăm chỉ Cần cù Lư¬ời biếng HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Đọc đoạn văn sau: “ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có m¬a riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp nh¬ thơ mộng…” ( Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng) a. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng điệp từ nào? b. Tìm các từ láy trong văn trên? c. Việc sử dụng những điệp từ và từ láy đã tìm đ¬ợc có tác dụng gì trong đoạn văn? Đáp án: a. Điệp từ: mùa xuân; có. b. Từ láy: riêu riêu; lành lạnh; xa xa. c. Việc sử dụng những điệp từ và từ láy vừa tìm đư¬ợc để làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân đẹp đẽ, thơ mộng của đất Bắc - của Hà Nội thân yêu. 4. Hướng dẫn HS về nhà (3’) * Học bài cũ - Học nắm chắc nội dung bài học. Đọc tài liệu tham khảo SGK. - Hoàn thành bài tập SBT. * Chuẩn bị bài mới: Mùa xuân của tôi. + Nêu hoàn cảnh sáng tác? + Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội được gợi ra như thế nào?