Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Tự học có hướng dẫn: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận. - Cách lập luận trong văn nghị luận. - Bố cục chung của một bài văn nghị luận, phương pháp lập luận và mối quan hệ giữa bố cục và lập luận. 2. Kĩ năng - Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận. - Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài làm văn nghị luận - Có ý thức viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng. - Sử dụng các phương pháp lập luận. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận về cách dựng câu đặc biệt. - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. 4. Thái độ - Nhận diện, sử dụng câu đặc biệt hiệu quả trong diễn đạt, phù hợp hoàn cảnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong quá trình dạy bài mới) 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV dẫn dắt: Ở các bài trước, các em đã nắm được nội dung tính chất của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề, tìm ý, bố cục của một bài văn nghị luận, vai trò, nhiệm vụ của từng phần và phương pháp để lập luận trong văn nghị luận. Bài học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để làm củng cố thêm các vấn đề đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu được thế nào là bố cục và lập luận trong văn nghị luận. - GV: Quan sát sơ đồ (SGK- 30). Cho biết bài văn gồm mấy phần lớn? Mỗi phần có mấy đoạn? Mỗi đoạn có những luận điểm nào? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức Gồm 3 phần lớn. Phần 1 có 3 câu. Câu một có vai trò là luận điểm (Nêu vấn đề trực tiếp).Luận điểm này có vai trò (Luận điểm chính, xuất phát, khái quát) Sau khi nêu luận điểm xuất phát, tác giả nêu tầm quan trọng của vấn đề cụ thể là: Câu 2: Khẳng định giá trị của vấn đề, Câu 3 so sánh, mở rộng và xác định phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. - GV: Tìm hiểu bố cục của đoạn văn? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức Phần 1: Nêu vấn đề (1 đoạn) Luận điểm: Dân ta có một lòng nàn yêu nước -> luận điểm chính (luận điểm xuất phát) Phần 2: Giải quyết vấn đề (gồm 2 đoạn) 2 luận điểm. + Luận điểm 1: Lòng yêu nước trong quá khứ. + Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong hiện tại (kháng chiến chống Pháp) Phần 3: Kết thúc vấn đề (1 đoạn) - GV: Qua quá trình tìm hiểu, hãy cho biết có những cách lập luận nào? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức * Lập luận theo chiều ngang: - Hàng 1, 2: Quan hệ nhân - quả - Hàng 3: Q/hệ tổng - phân - hợp - Hàng 4: Suy luận, tương đống. * Lập luận theo chiều dọc: - Suy luận tương đồng theo dòng thời gian. *Giải thích: - Quan hệ Tổng - phân- hợp: Đưa ra một nhận định chung rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể -> Kết luận cuối cùng. - Quan hệ suy luận tương đồng: Từ truyền thống suy ra bổn phận của mọi người để phát huy truyền thống đó. -> Xét theo logic hàng dọc (1), đây là quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian có đúng không. Vì: Các luận điểm được triển khai theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, từ quá khứ -> hiện tại… -> Bổn phận của chúng ta. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lập luận trong đời sống. I. Lập luận trong đời sống - GV: Yêu cầu HS đọc VD SGK-32. - GV: Tìm luận cứ và kết luận trong các câu sau? Chỉ ra mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận? - HS: trình bày cá nhân, HS khác nhận xét. * Chiếu đáp án: Thảo luận nhóm (3’) Thảo luận, cử đại diện báo cáo, nhóm khác bổ sung. Nhóm 1: + Tìm luận cứ cho các kết luận trong VD2 mục I SGK /T33 và rút ra nhận xét? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức Nhóm 2: + Tìm kết luận cho các luận cứ trong VD3 mục I SGK và rút ra nhận xét? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức => Mỗi kết luận có thể có nhiều luận cứ khác nhau miễn là hợp lí. VD: Em yêu trường em: + Vì nó rất đẹp + Vì trường đã để lại trong em nhiều kỉ niệm. + Vì ở đây có người mẹ hiền thứ hai của em. -> một luận cứ có thể có nhiều kết luận khác nhau miễn là hợp lí * Kết luận : Như vậy lập luận là đưa ra luận cứ dẫn dắt người nghe đến 1 kết luận mà KL đó là tư tưởng, quan điểm của người nói. - Trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm ( kết luận) thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định - Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hoặc nhiều kết luận và ngược lại. *Có thể có mô hình hoá như sau: - Nếu A thì B ( B1, B2,) - Nếu A, (A1, A2) thì B Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với XH. II. Lập luận trong văn nghị luận Nhóm 1: + Em hãy nêu các luận điểm trong các văn bản đã học và nhận xét ? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Chống nạn thất học - Dân ta...nồng nàn yêu nước. - Cần tạo ra...đời sống xã hội.. Nhóm 2: + Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức => Luận điểm mang tính khái quát có ý nghĩa phổ biến đối với XH. - Lập luận chặt chẽ, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Nhóm 3: + Tác dụng của luận điểm trong văn NL? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Về hình thức: lập luận trong VNL được diễn đạt dưới h/thức 1 tập hợp câu. - Về ND, YN: lập luận trong VNL đòi hỏi có tính lí luận, chặt chẽ, tường minh. - Luận cứ và kết luận trong VNL ko thể tùy tiện. Mỗi luận cứ chỉ cho phép rút ra 1 kết luận. GV: Luận điểm trong văn nghị luận có tầm quan trọng như vậy đòi hỏi phải có phương pháp lập luận khoa học, chặt chẽ, nó phải trả lời các câu hỏi: ? Vì sao nêu ra luận điểm đó? ? Luận điểm có nội dung gì? ? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? ? Luận điểm đó có tác dụng gì? * Luận điểm trong văn nghị luận: sgk (33) 1. So sánh: luận điểm - kết luận. - Chống nạn thất học - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... - Luận điểm trong đời sống: thường thu hẹp trong phạm vi giao tiếp của một vài cá nhân, hoặc một tập thể nhỏ - Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận mang tính khái quát có ý nghĩa phổ biến đối với XH. - Lập luận chặt chẽ, tường minh, được sắp xếp theo trình tự hợp lí. 2. Tác dụng của luận điểm trong văn nghị luận. - Là cơ sở đề triển khai luận cứ. - Là kết luận của lập luận. 3. Lập luận trong văn nghị luận: đòi hỏi phải khoa học, chặt chẽ, phải trả lời được 1 số câu hỏi (xem sgk - 34). * Gọi HS đọc yêu cầu: - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức Đưa ra đáp án: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) - GV: Vận dụng những điều trên, em hãy xây dựng lập luận cho luận điểm “Sách là ... của con người? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV: Vì sao nêu ra luận điểm đó? Luận điểm có nội dung gì? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV: Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó có tác dụng gì? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức => Thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn, trí tuệ. Đọc yêu cầu bài tập 3: Rút ra kết luận của truyện “Thầy bói xem voi và “ếch ngồi đáy giếng Chuyển KL đó thành luận điểm - GV: Xây dựng lập luận cho luận điểm đó? - HS: trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức 4. Vận dụng a. Lập luận cho luận điểm Luận điểm “Sách là người bạn lớn”. - Cơ sở nêu luận điểm: xuất phát từ con người; con người không chỉ có nhu cầu về đ/s vật chất mà còn có nhu cầu về đời sống tinh thần. - Nội dung của luận điểm : + Sách là kết tinh trí tuệ của nhân loại, là kho tàng kiến thức phong phú, vô tận ... - Sách mở mang trí tuệ, thư giãn. Sách giúp con người nhận thức được những vấn đề XH, nắm bắt quy luật của tự nhiên ... + Sách giúp con người hiểu được chính mình... + Sách dạy con người biết sống đúng, sống đẹp. - Cơ sở thực tiễn của luận điểm. + Việc đọc sách là một thực tế lớn của xã hội. Bao thế hệ của nhân loại đã, đang và sẽ bằng việc đọc sách mà mở mạng trí tuệ, làm giàu tâm hồn, phát triển nhân cách và năng lực đóng góp cho xã hội. - Tác dụng của luận điểm : Nhắc nhở động viên mọi người biết quý trọng và ham đọc sách . b. Rút ra kết luận từ truyện: “Thầy bói xem voi”. - Kết luận rút ra: chỉ sờ từng bộ phận nên năm ông thầy bói đều đoán sai hình thù con voi. - Chuyển thành luận điểm: Phải nhìn nhận con người, sự việc toàn diện thì mới hiểu đúng, nhận thức đúng về sự vật và con người. - Xây dựng lập luận cho luận điểm : + Nêu luận điểm: cách nhìn nhận của con người phải toàn diện, khoa học. + Vì sao ? + Luận điểm đó có cơ sở thực tế không ? (HS lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh). + Luận điểm đó có tác dụng gì? (Nhấn mạnh ý nghĩa của của cách nhìn đó). HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Viết đoạn văn hoàn chỉnh cho một trong 2 đề trên? Yêu cầu: HS hoàn thành ra phiếu. GV thu 10 phiếu chấm và trả sau. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Hoàn thành sơ đồ tư duy? 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) (S10) * Đối với bài cũ: - Đọc một truyện ngụ ngôn và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày lập luận làm sáng tỏ luận điểm đó. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. - Tìm hiểu về tác giả Đặng Thai Mai. - Những đặc điểm của TV. - Thấy được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.