Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Những câu hát than thân. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Văn bản : NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân. - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dung hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu những câu hát than thân. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài. 3. Thái độ - Học sinh hiểu về nỗi khổ của cuộc đời vất vả, thân phận của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Niềm thương cảm của nhân dân dành cho họ. - Thấy được tinh thần phê phán xã hội phong kiến đầy ải con người lương thiện. - Tự hào về nền văn học dân tộc. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo; năng lực giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. -Năng lực chuyên biệt: giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Đọc diễn cảm, giới thiệu, phân tích, bình giảng, đàm thoại, gợi mở. - Kĩ thuật dạy học: + Động não: suy nghĩ về khỏi ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tình cảm trong các bài ca dao. + Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao về chủ đề than thân .... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV đưa ra yêu cầu: Đọc thuộc một bài ca dao em thích nhất trong những bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người và nêu cảm nhận của em? - HS lên bảng trả bài * Gợi ý: - HS đọc thuộc, diễn cảm bài ca dao đã chọn (5đ). - Nêu được những cảm nhận về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao đó (5đ). 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: trình chiếu cho học sinh xem các hình ảnh: Chim phượng hoàng, chim vàng anh, chim công, con tằm, con giun, con kiến, con voi, con cọp, con cò....và hỏi các em có phát hiện ra điều gì đặc biệt từ những hình ảnh trên + HS suy nghĩ so sán, GV chuản KT: Một bên là hình ảnh những con vật nhỏ bé, lầm lũi, yếu ớt có khi còn xấu xí, còn một bên là những con vật đẹp đẽ, có màu sắc rực rỡ hoặc to lớn, hung dữ. + GV tiếp tục hỏi: Vậy hình ảnh những con vật nhỏ bé ấy làm em liên tưởng đến ai? Vì sao? + HS suy nghĩ trả lời, GV dẫn dắt: Người nông dân Việt Nam xưa, trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo khổ, đằng đẵng hết ngày này sang tháng khác, hết năm này qua năm khác, nhiều khi họ mượn những hình ảnh nhỏ bé để cất lên tiếng hát, lời ca than thở, cũng có thể vơi đi phần nào nỗi buồn sầu, lo lắng đang chất chứa trong lòng. Đây cũng chính là nội dung chính của chùm ca dao, dân ca than thân - bài học của chúng ta ngày hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm chung của ca dao than thân Giới thiệu đặc điểm của mảng ca dao than thân: Ca dao dân ca là những tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình...mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Những ý nghĩa đó được thể hiện sâu sắc sinh động qua hệ thống hình ảnh ngôn ngữ. - Hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ: nghèo khó, vất vả, bị áp bức…. Những câu hát than thân thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân. I. Giới thiệu chung * Ca dao than thân: - Hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ: Nghèo khó, vất vả, bị áp bức… - Những câu hát than thân thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản * Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài 2 và 3. ( Theo PPCT và giảm tải, Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài 2 và 3, không dạy các bài còn lại). - GV Hướng dẫn HS đọc: Rõ ràng, chậm, buồn. Lưu ý các mô típ: Thân cò, thương thay, thân em đọc nhấn giọng hơn. - HS Đọc, GV nhận xét cho điểm. - GV yêu cầu: Trong bài có từ nào không hiểu? Hãy dựa vào chú thích để giải thích? - HS Lưu ý chú thích 1, 2, 5, 6 số chú thích khác xem, tìm hiểu sau. - GV yêu cầu: Nêu nội dung cụ thể của bài 2, 3? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Bài 2: Thân phận con tằm, kiến, hạc, cuốc. + Bài 3: Thân phận trái bần. *Bước 2: GV tiếp tục đặt câu hỏi: Các bài ca có chung hình thức diễn đạt nào? Theo em, những câu hát này thuộc kiều văn bản tự sự, miêu tả hay biểu cảm? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn KT: Đây là những câu hát thuộc kiểu văn biểu cảm bộc lộ cảm nghĩ của con người. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích 2. Kết cấu – bố cục - Hình thức diễn đạt: thơ lục bát. - PTBĐ: biểu cảm. Hoạt động 3: GV Hướng dẫn HS phân tích bài ca dao 2 và 3. * Bước 1: Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài ca dao 1 -> HS khác nhận xét. - GV đặt câu hỏi: Lời than thân trong bài ca dao này là lời của ai? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Lời của người lao động. - GV đặt câu hỏi: Từ nào xuất hiện nhiều lần trong bài ca dao? - HS dựa vào bài ca dao để trả lời, GV chuẩn KT: Thương thay - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em hiểu cụm từ thương thay trong bài ca dao như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Tiếng than thân biểu hiện sự thương cảm, xót xa cho số phận những con người khốn khổ. - GV đặt câu hỏi: Điệp từ thương thay được lặp lại 4 lần. Sự lặp lại ấy có ý nghĩa gì? - HS Tự bộc lộ. * Bước 2: GV Phân tích để HS phát hiện ra phép đối và từ láy (tích hợp tiết 11: Từ láy). - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về các hình ảnh sự vật được đưa ra ở bài 2 ? Mỗi con vật tượng trưng cho điều gì ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Mỗi con vật tư¬ợng tr¬ưng cho nỗi bất hạnh và những số phận đau khổ khác nhau. - GV Cho HS quan sát một số hình ảnh về các con vật liên quan đến bài ca dao để rút ra nhận xét về nghĩa tượng trưng. Hình ảnh 1: -> Con Tằm: Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực. -> Liên hệ đến đặc điểm sinh học của tằm: ăn lá dâu ….nhả sợi tơ. Hình ảnh 2: -> Kiến: Thân phận nhỏ bé, yếu ớt, suốt đời ngược xuôi làm lụng vất vả mà vẫn nghèo khó. -> Tích hợp môn Sinh học: liên hệ đến đặc điểm của loài kiến: bé, hay kiếm ăn theo đàn. Hình ảnh 3: -> Hạc: Liên tưởng đến cuộc đời phiêu bạt lân đận với những cố gắng vô vọng. - GV đặt câu hỏi: Hình ảnh: tằm, kiến, hạc, cuốc với những cảnh ngộ cụ thể gợi cho em liên tưởng đến ai ? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận định: NT ẩn dụ: Con tằm sự hy sinh Con kiến vất vả Con hạc mòn mỏi Những hình ảnh trên rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của người lao động. (GV bình: - Mỗi lần được sử dụng là một lần diễn tả một nỗi thương – thương cho thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động . * Hình ảnh những con vật bé nhỏ, đáng thương như cò, kiến , hạc, cuốc rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của họ. * Họ thường vận vào mình vì cho rằng chúng cũng có cùng số kiếp, thân phận khốn khổ như mình. * Họ thương con tằm, cái kiến … chính là thương bản thân mình) * Bước 2: GV cho HS đọc bài ca dao 2 và trả lời câu hỏi: Bài ca dao 2 phản ánh điều gì? - HS Tự cảm nhận. - GV hỏi: Bài ca dao là lời của ai? Vì sao em biết được điều đó? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT:Lời cô gái vì đ¬ược bắt đầu bằng cụm từ Thân em - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Có rất nhiều những bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ này? Những bài ca dao ấy thường nói về ai? Về điều gì và th¬ường giống nhau như thế nào về nghệ thuật? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Thân em như¬: - Củ ấu gai... - Tấm lụa đào - Hạt m¬ưa sa - Giếng giữa đàng... chân Thường nói về thân phận khổ đau của ngư¬ời phụ nữ trong XH cũ. Giống nhau: + Mở đầu bằng nhóm từ thân em. + Sử dụng hình ảnh so sánh - GV đặt câu hỏi: Hình ảnh so sánh trong bài ca dao 3 có gì đặc biệt? ? Em biết gì về trái bần ? Tên gọi của trái bần gợi liên tư¬ởng gì? - HS Giải thích như¬ chú thích SGK : Trái bần gợi sự nghèo khổ. (GV bình : Trái bần dẹt, lại chua và chát, ai ngắm, ai nếm, ai ăn ? Một thứ trái chẳng ngọt ngon gì, có thể coi là vô vị và vô dụng. Trái bần ấy đã rụng, đã trôi nổi trên dòng sông, bị “gió dập sóng dồi”, bị va đập, bị tung lên nhấn xuống liên tiếp, dồn dập. Cô gái ví mình, so sánh thân phận mình, số phận mình với “trái bần trôi” là lời tự than đáng thương. Một tương lai mờ mịt. Cái đặc biệt trong phép so sánh còn là hình ảnh trái bần – một loại quả nh¬ưng bần là một cách chơi chữ gợi sự liên tưởng tới cái nghèo khó.) - GV tiếp tục nêu câu hỏi: Em hiểu hình ảnh "Gió dập sóng dồi" biết tấp vào đâu như thế nào? Ý nghĩa của hình ảnh này? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Gió dập, sóng dồi : Sự xô đẩy, vùi dập tàn nhẫn của sóng gió mênh mông , không biết trôi về đâu , hình ảnh ẩn dụ gợi số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (GV Bình: Bài ca dao 3 là lời than trực tiếp của ng¬ười phụ nữ. Bài ca dao đã diễn tả một cách xúc động những đắng cay của ngư¬ời phụ nữ trong xã hội xưa. Họ dù có xinh đẹp, tài hoa đến mấy thì số phận họ cũng chỉ như hạt mưa, cái giếng giữa đàng, trái bần trôi... vật vờ, may rủi, hạnh phúc hay bất hạnh không lường trước được. Sau này Hồ Xuân Hương đã sử dụng sáng tạo cụm từ thân em để bày tỏ sự thương cảm, chua xót cho số phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước...(Thân em vừa trắng lại vừa tròn ...)) - GV yêu cầu: Suy nghĩ của em sau khi học xong 2 bài ca dao? - HS Tự bộc lộ. - GV yêu cầu: Liên hệ phụ nữ ngày nay? - HS Tự liên hệ, GV chuẩn KT + Không còn những số phận đau khổ bất hạnh như Thị Kính, Hồ Xuân Hư¬ơng, Vũ Nư¬ơng, chị Dậu ... + Người phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt... 3. Phân tích 3.1. Bài ca dao số 2 - Lời người lao động thương cho thân phận những người khốn cùng và cũng là chính mình. - Điệp từ: thương thay Tô đậm nỗi thương cảm xót xa, sự đồng cảm sâu sắc cho những cuộc đời cay đắng,vất vả, lận đận. - Phép đối, từ láy gợi tả. - Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: + Con Tằm: Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực + Con kiến: vất vả, xuụi ngược làm lụng mà vẫn nghèo khó. + Con Hạc: Liên tưởng đến cuộc đời phiêu bạt lân đận với những cố gắng vô vọng. Nỗi khổ nhiều bề của thân phận những ng¬ười lao động trong xã hội cũ. 3.2. Bài ca dao số 3 - Mở đầu bằng cụm từ thân em quen thuộc. - Thân em – trái bần -> hình ảnh so sánh gợi sự liên tưởng tới cái nghèo khó. - Hình ảnh : Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu -> Hình ảnh ẩn dụ gợi số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến - Phản ánh sinh động nỗi đau khổ, bất hạnh, cs vất vả lam lũ của người dân lao động trong xã hội cũ. - Lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến đầy áp bức, bất công. Người lao động vẫn vượt lên nỗi đau khổ để sống lạc quan, cất cao tiếng hát. - Xã hội cần có sự bình đẳng giai cấp, giải phóng phụ nữ... Hoạt động 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật - GV yêu cầu: nêu nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca? - HS Trình bày 1 phút - GV tiếp tục yêu cầu: nêu nội dung các bài ca dao? Những câu hát than thân gợi lên trong em những tình cảm gì? Ca dao dân ca có ý nghĩa gì đối với đời sống con người? - HS suy nghĩ trình bày - HS Đọc ghi nhớ SGK – 49. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát với âm điệu buồn, chua xót. - Sử dụng mô típ quen thuộc (thân em); thành ngữ (gió dập sóng dồi) - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại, điệp từ. 4.2. Nội dung – ý nghĩa * Nội dung - Nỗi đắng cay của người phụ nữ. - Sự phản kháng, tố cáo XH phong kiến . * Ý nghĩa văn bản Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực. 4.3. Ghi nhớ (SGK - 49) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm Thảo luận nhóm tổ (3’) - GV đưa ra câu hỏi: Nhận xét về thể thơ trong 2 bài ca? ? Tình cảm chung thể hiện trong 2 bài ca là gì? - HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét. - GV đưa ra đáp án: + Nội dung: đều nói về cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ. Đều có ý nghĩa than thân và ý nghĩ phản kháng. + NT: sử dụng hình thức thơ lục bát, hình ảnh so sánh quen thuộc mang tính truyền thống, đều có câu hỏi tu từ và những từ ngữ quen thuộc ( thương thay, thân em) . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - GV yêu cầu: (1) Đọc diễn cảm những câu hát than thân? (2) Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành phần 4 tiếng như: “gió dập sóng dồi”? A. Lên thác xuống ghềnh B. Nước non lận đận. C. Nhà rách vách nát. D. Gió táp mưa sa. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm Trò chơi: Ai nhanh hơn. Luật chơi: GV chia lớp thành 3 tổ, trong thời gian 3’ tổ nào tìm được nhiều đáp án hơn, tổ đó chiến thắng. Câu hỏi: Sưu tầm thêm những câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “thân em”? GV đưa ra một số bài: - Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? - Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. - Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. - Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày. - Thân em như hạt mưa sa, Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày. - Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. - Thân em như cá giữa rào, Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai? - Thân em như cam quýt bưởi bòng Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà * Đối với bài cũ - Thuộc ghi nhớ, thuộc 2 bài ca dao; nắm được nội dung, nghệ thuật từng bài. - Tìm hiểu và phân tích 2 bài ca dao còn lại ở nhà. - Sưu tầm những bài ca dao khác cùng chủ đề. * Đối với bài mới Chuẩn bị : Những câu hát châm biếm và trả lời trước các câu hỏi - Sự giống nhau giữa các bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm ? - Những câu hát châm biếm có điểm gì giống truyện cười dân gian ? - Sưu tầm những câu ca dao cùng chủ đề ?