Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Những câu hát châm biếm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Văn bản : NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Thấy được ứng xử của tác giả dan gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu. - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm. - Hiểu về nghệ thuật gây cười trong ca dao: khai thác những chuyện ngược đời, dùng hình ảnh tượng trưng, biện pháp phóng đại. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu những câu hát châm biếm. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài ca châm biếm trong bài. 3. Thái độ Phê phán những hiện tượng không bình thường trong xã hội như lười nhác lại đòi sang trọng, việc tự nhiên lại thành bí ẩn, việc buồn mà hoá vui, có danh mà không có thực.3. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo: năng lực giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. - Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức được những câu hát châm biếm là chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca, thường bày tỏ thái độ phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội cũ từ đó có ý thức học tập tốt, tránh xa các tệ nạn xã hội, sống lành mạnh. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Đọc diễn cảm, giới thiệu, phân tích, bình giảng, đàm thoại, gợi mở. - Kĩ thuật dạy học: + Động não: suy nghĩ về khỏi ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tình cảm trong các bài ca dao. + Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao về chủ đề than thân.... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV nêu câu hỏi: Đọc thuộc một bài ca dao em thích nhất trong những bài ca dao thuộc chủ đề than thân và nêu cảm nhận của em? - HS lên bảng trả bài, GV nhận xét, cho điểm * Gợi ý: - HS đọc thuộc, diễn cảm bài ca dao đã chọn (5đ). - Nêu được những cảm nhận về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao đó (5đ). 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV đẫn dắt vào bài: Yêu cầu HS hãy liệt kê những thói hư thật xấu của bạn thân hay của những người xung quanh mà em biết: + HS: nêu 1 số thói xấu như: Ở bẩn, lười biếng, siêng ăn nhác làm, nghiện rượu, nói khoác, dấu dốt, lăng nhăng... + GV chuyển: Con người ta từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông không ai hoàn hảo tuyệt đối cả, có lẽ ai cũng có những thoái hư tật xấu nhất định. Vậy người xưa đã phơi bày những thói hư tật xấu đồng thời nhắc nhở, phê phán, khuyên bảo nhau như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu bài “Những câu hát châm biếm” để thấy được điều này HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm chung của ca dao châm biếm. * Giới thiệu đặc điểm của mảng ca dao châm biếm: Biết châm biếm là biết sống, biết phân biệt phải trái, xấu tốt ở đời, là biết cười. Những câu hát châm biếm trong ca dao, dân ca Việt Nam rất phong phú thể hiện một cách nhìn phê phán sắc sảo, một bản lĩnh sống đàng hoàng của người dân lao động. Những câu hát châm biếm đã giễu cợt, đả kích, hạ bệ, hạ nhục biết bao đối tượng cao quý, tôn nghiêm trong xã hội phong kiến. I. Giới thiệu chung * Ca dao châm biếm: phản ánh những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống, có ý nghĩa châm biếm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản *Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài 1 và 2. ( Theo PPCT và giảm tải, GV hướng dẫn hs tìm hiểu bài 1 và 2, không dạy các bài còn lại). - GV Hướng dẫn HS đọc: Giọng hài hước, vui, có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng bài 1; có khi nhấn và kéo dài ê a điệp ngữ số cô; có khi khẩn trương ầm ĩ một cách rùm beng, giả tạo (bài 3). - HS Đọc, GV nhận xét, cho điểm. - GV đặt câu hỏi: Trong bài có từ nào không hiểu? Hãy dựa vào chú thích để giải thích? - HS dựa vào chú thích để trả lời, GV chuẩn KT: + Tăm: Rượu rất ngon, bọt sủi tăm, đặc sánh đến mức có thể chấm que tăm xuống mà rượu không đổ (cường điệu). + Trống canh: Tiếng trống báo giờ khi chưa có đồng hồ (đêm 5 canh). + La đà: Sà xuống tháp một cách nhẹ nhàng. ở đây ý nói say đi không vững. + Mõ rao: Một dụng cụ làm bằng gỗ tre, hình tròn hoặc dài, lòng rỗng, dùng để điểm nhịp (khi tụng kinh), đệm nhịp hát chèo. * Bước 2: GV tiếp tục đặt câu hỏi: Quan sát những câu hát châm biếm trong SGK và cho biết vì sao bài ca dao 1+2 được xếp chung trong một văn bản? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Đều phản ánh những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống, đều gây cười và có ý nghĩa châm biếm tức đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hai bài có đặc điểm gì chung về hình thức? ? Các hiện tượng đáng cười trong văn bản này là gì? Ứng với mỗi hiện tượng đáng cười đó là bài ca nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Hai bài ca dao cho thấy những thói hư tật xấu, những hủ tục mê tín dị đoan, những hạng người, những hiện tượng lố bịch, đáng cười trong xã hội cũ đều bị châm biếm, giễu cợt đả kích. - GV tiếp tục hỏi: Theo em, những câu hát này thuộc kiều văn bản tự sự, miêu tả hay biểu cảm? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Đây là những câu hát thuộc kiểu văn biểu cảm bộc lộ cảm nghĩ của con người. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích 2. Kết cấu – bố cục - Hình thức diễn đạt: thơ lục bát. - PTBĐ: biểu cảm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích bài ca dao 1 và 2. * Bước 1: Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài ca dao 1 -> HS khác nhận xét. - GV Chép bài ca dao vào bảng phụ và đặt câu hỏi: (1) Bài 1 giới thiệu nhân vật nào? (2) Chân dung chú tôi được giới thiệu như thế nào? (3) Nhận xét cách diễn đạt của tác giả? Tác dụng? (4) Qua những chi tiết ấy giúp em cảm nhận gì về “chú tôi”? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Bốn chữ hay giới thiệu chú tôi là một người đàn ông rất đặc biệt (say sưa rượu chè...). Những điều ước của chú cũng rất lạ, ta ít thấy trong tâm lí, suy nghĩ của người nông dân xưa nay.Ước những ngày mưa để khỏi phải ra đồng làm việc, ước đêm thừa trống canh để ngủ được đẫy giấc. Điều ước của chú tôi vừa kỳ quặc vừa phi lý. - GV hỏi tiếp: Như thế những thứ hay và ước của chú tôi là bình thường hay khác thường? vì sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Không bình thường vì toàn ước những điều hưởng thụ nhưng không muốn cống hiến để tạo ra những thứ đó. - GV hỏi: Hai dòng đầu bài ca dao có ý nghĩa gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Bắt vần chuẩn bị cho việc giớI thiệu nhân vật (hiện tượng này có rất nhiều trong mở đầu các bài ca dao, dân ca). - GV tiếp tục nêu câu hỏi: (1) Bài ca dao châm biếm hạng người nào trong xã hội? (2) Trong xã hội ta còn có những người như thế không? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào? - HS Tự bộc lộ. * Bước 2: Yêu cầu HS đọc bài ca dao 2 và trả lời câu hỏi: Bài 2 nhại lời của ai nói với ai? Vì sao em xác định như thế? - HS dựa vào bài ca dao trả lời, GV chuẩn KT: Lời thầy bói nói với cô gái đi xem bói vì lời nói này luôn gắn với số cô tức là lời đoán định trong bói toán. - GV hỏi tiếp: Thầy bói đã đoán số cho cô gái trên các phương diện nào? Tại sao bói toán lại quan tâm đến vấn đề trên? - HS tự bộc lộ - GV tiếp tục hỏi: Em có nhận xét gì về lời của thầy bói và cách phán của thầy? (GV Bình: Lời của thầy bói là những lời thiết thân nhưng bí ẩn đối với mỗi con người. Đó là những việc cụ thể của hạnh phúc gia đình nhưng cách thầy phán là kiểu nói dựa, nói nước đôi, lấp lửng. Thầy nói rõ ràng khẳng định như đinh đóng cột cho người đang đi xem bói hồi hộp, chăm chú lắng nghe nhưng thầy lại nói về sự hiển nhiên do đó lời phán trở thành vô nghĩa, ấu trĩ, nực cười.) - GV yêu cầu: Qua đó chứng tỏ thầy bói là người như thế nào? Cô gái là người như thế nào? - HS trả lời, GV chuẩn KT: +Thầy tinh ranh, biết được mong muốn của kẻ đi xem bói để hành nghề dễ dàng. + Cô gái ngờ ngệch, mê tín, cả tin. - GV mở rộng: Từ đó giúp em hiểu gì về nghề bói toán? - HS liên hệ trả lời, GV chuẩn KT: Lừa đảo, bịp bợm - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nhận xét về nghệ thuật bài ca, tác dụng? Bài ca phê phán hạng người nào trong xã hội? ? Hạng người đó trong xã hội ta còn tồn tại nữa không? hãy đọc một vài bài ca khác cùng chủ đề? Tự bộc lộ. ? Theo em đến nay bài ca còn có tác dụng không? Vì sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Đến nay bài ca vẫn còn ý nghĩa thời sự. (GV Bình: Ông cha ta đã từng nhắc nhở: xem bói ra ma, quét nhà ra rác vậy mà vẫn còn nhiều kẻ do thiếu hiểu biết, thiếu niềm tin vào cuốc sống tìm đến sự bói toán, lễ bái vu vơ, phản khoa học, đôi khi bị chuốc lấy hậu hoạ => chống mê tín dị đoan là một công việc thuộc lĩnh vực tư tưởng văn hoá xã hội phức tạp, lâu dài nhưng rất cần và nên làm. Mỗi chúng ta cần nhận thức rõ về vấn đề này từ bài ca đã học ) - GV Yêu cầu HS đọc phần học thêm : " Ăn no rồi lại..." " Số thầy để cho ruồi ..." 3. Phân tích 3.1. Bài ca dao số 1: Giới thiệu chân dung chú tôi: - Hay tửu hay tăm - Hay nước chè đặc - Hay nằm ngủ trưa - Ước ngày mưa - Đêm thừa trống canh -> Phép liệt kê, từ ngữ mỉa mai, nói ngược, giọng điệu nhẹ nhàng, bỡn cợt. => Giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi. => Chế giễu hạng người lười biếng, nghiện ngập. 3.2. Bài ca dao số 2 Lời thầy bói nói với người đi xem bói. - Lời phán: + Chẳng giàu thì nghèo + Có mẹ, có cha... + Có chồng, có con. -> Phán kiểu nói dựa, nước đôi những chuyện hệ trọng, sự hiển nhiên. -> Lời phán vô nghĩa, nực cười. => Lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy bói. => Giọng thơ nhẹ nhàng liền mạch + phóng đại -> châm biếm, phê phán những kẻ hành nghề mê tín dốt nát lừa bịp đồng thời châm biếm thói mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết. Hoạt động 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi: (1) Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca? (2) Nội dung các bài ca dao? Những câu hát châm biếm gợi lên trong em những tình cảm gì? (3) Ca dao dân ca có ý nghĩa gì đối với đời sống con người? - GV cho HS Đọc ghi nhớ SGK – 53. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Nghệ thuật trào lộng giễu nhại. - Các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, phép nhân hóa. - Phép nói ngược. - Tạo nên cái cười châm biếm, hài hước. 4.2. Nội dung – ý nghĩa * Nội dung - Phơi bày các sự việc. - Phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và các sự việc đáng cười trong XH. * Ý nghĩa văn bản Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân. 4.3. Ghi nhớ (SGK - 53) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm GV cho HS Thảo luận theo nhóm, tổ và trả lời câu hỏi: (1) Những câu hát châm biếm có điểm gì giống truyện cười dân gian? (bài tập 2 SGK) - HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét. - GV đưa ra đáp án: Giống truyện cười dân gian: + Đều có nghệ thuật châm biếm, đả kích, gây cười. + Đều sử dụng phép ẩn dụ, tương phản, phóng đại. (2) Liệt kê lại những chủ đề ca dao đã học? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm Gv yêu cầu: Hãy nêu hiểu biết của em về một bài ca dao mà em thích nhất? - HS: Tự bộc lộ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. Luật chơi: Lớp chia thành 3 tổ, trong thời gian 2’ tổ nào tìm được nhiều đáp án hơn, tổ đó chiến thắng. - Câu hỏi: Sưu tầm thêm những câu hát châm biếm? - HS cử đại diện trả lời, GV nhận xét, cho điểm GV đưa ra một số bài: - Bà bảy đã tám mươi tư Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng. - Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng, Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn - Bước sang tháng sáu giá chân, Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi. - Con chuột kéo cầy lồi lồi, Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong. Vườn rộng thì thả rau rong. Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa. - Đàn bò đi tắm đến trưa, Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương. Voi kia nằm ở gậm giường, Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn. Chuồn chuồn thấy cám liền ăn, Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua. Bao giờ cho đến tháng ba, Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng. Hùm nằm cho lợn liếm lông, Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi Nắm xôi nuốt trẻ lên mười Con gà nậm rượu nuốt người lao đao Lươn nằm cho trún bò vào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Thóc giống cắn chuột trong bồ Gà con tha quạ biết nơi mô mà tìm. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: * Đối với bài cũ - Hãy chép lại một số bài ca dao nói về tình cảm gia đình và nêu ngắn gọn nhận xét chung của em về bài ca dao đó. - Hãy chép lại một số bài ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người và nêu ngắn gọn nhận xét chung của em về bài ca dao đó. - Hãy chép lại một số bài ca dao than thân và nêu ngắn gọn nhận xét chung của em về bài ca dao đó. - Hãy chép lại một số bài ca dao châm biếm và nêu ngắn gọn nhận xét chung của em về bài ca dao đó. * Đối với bài mới Chuẩn bị : “Đại từ”và trả lời trước một số câu hỏi: (1) Thế nào là đại từ ? (2) Có mấy loại đại từ ? Ví dụ ?