Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Liệt kê. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng việt : LIỆT KÊ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu khái niệm liệt kê. - Nắm được các kiểu liệt kê. 2. Kĩ năng - Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê. - Phân tích giá trị của phép liệt kê. - Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép liệt kê theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về sử dụng phép liệt kê. 4. Thái độ - Giáo dục hs ý thức học tập, nắm vững nội dung bài học, biết vận dụng trong nói viết đạt hiệu quả. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 2.2. Kiểm tra nội dung bài ? Gộp các câu sau thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần và chỉ rõ cụm chủ vị làm thành phần gì? Mùa xuân đến. Các loài hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa đào... đua nhau khoe sắc. * Trả lời: Mùa xuân đến làm cho các loài hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa đào, hoa ban , hoa mai ... đua nhau khoe sắc. + Mùa xuân đến -> làm chủ ngữ. + các loài hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa đào, hoa ban, hoa mai... đua nhau khoe sắc. => phụ ngữ cho cụm động từ. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh híng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút Kể các tên gọi khác nhau của Bác: anh Ba, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh... Viếc các em kể ra các tên gọi khác nhau của Bác chính là các em đang sử dụng phép liệt kê. Vậy thế nào là liệt kê, có các kiểu liệt kê nào -> nội dung bài học. ( ngoài ra có thể kể tên các cầu thủ trong đội tuyển VN, các phong tục ngày Tết, các tác phẩm văn học, các nhân vật văn học... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Động não, giao việc HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là liệt kê. I. Thế nào là liệt kê? G G H G H G H G G H G H G H H Cho HS đọc VD (SGK- 104), chú ý các câu in đậm. ? Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? của ai? Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) ? Cấu tạo của những bộ phận in đậm có gì giống nhau? Đều là những cụm từ, từ miêu tả những vật dụng sang trọng được bày la liệt bên cạnh quan phụ mẫu. ? Em hãy chỉ ra các cụm từ và cho biết đó là các cụm từ gì? Gợi: Cụm danh từ, cụm động từ, hay cụm tính từ? Một cụm từ cùng loại (cụm danh từ): Bát yến hấp đường phèn...; tráp đồi mồi chữ nhật để mở. ? Hãy chỉ ra các từ cùng loại trong câu văn in đậm. Đó là từ loại gì? Cau đậu, rễ tía, ngoáy tai… -> danh từ. ? Việc tác giả nêu ra hàng loạt các sự việc sắp xếp nối tiếp nhau như vậy để làm gì? Làm nổi bật lối sống xa hoa hưởng thụ của tên quan phủ. Lối sống đó đối lập hoàn toàn với những người dân phu? Cách viết như trên gọi là phép liệt kê. Vậy em hiểu phép liệt kê là gì? Phát biểu. Đọc ghi nhớ (SGK- 105) 1. Phân tích ngữ liệu : (SGK- 104) - Cấu tạo, ý nghĩa các bộ phận in đậm: + Cấu tạo: Đều có kết cấu cú pháp tương tự nhau. + Ý nghĩa: Đều là những cụm từ, từ miêu tả những vật dụng sang trọng bên cạnh quan phụ mẫu. ->Làm nổi bật lối sống xa hoa hưởng thụ của tên quan phủ. -> Cách viết đó gây ấn tượng mạnh với người đọc. 2. Ghi nhớ: (SGK- 105) G H G Bài tập nhanh Đưa bài tập nhanh: HS làm theo nhóm <3nhóm>. Chỉ ra phép liệt kê. (3’) Nhóm 1: Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non. (Tố Hữu) Nhóm 2: Tỉnh lại đi em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em người con gái anh hùng. (Tố Hữu) Nhóm 3: Chập chùng, thác Lửa, thác Chông Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà. (Tố Hữu) Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét. * Lưu ý: Cần phân biệt liệt kê với cách kể lể dài dòng, rườm rà,… Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu liệt kê II. Các kiểu liệt kê G G H G H G H G H HS đọc VD (SGK- 105). Chú ý các bộ phận in đậm. ? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê trong câu a, b có gì khác nhau? Câu a: Các từ được sắp xếp độc lập Câu b: Các từ được sắp xếp theo từng cặp (có dùng các quan hệ từ đẳng lập như: và, với…) ? Hãy quan sát VD2 (SGK- 105). Chỉ ra các bộ phận liệt kê trong từng câu. Câu a: Tre, nứa, trúc, mai, vầu Câu b: hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm ? Thử đảo thứ tự các bộ phận liệt kê trong từng câu trên và rút ra kết luận? - Câu a: Có thể thay đổi -> ý nghĩa của câu không thay đổi. - Câu b: Không thể thay đổi vì các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo quan hệ tăng tiến. ? Từ 2 bài tập trên: Em thấy có mấy kiểu liệt kê? Đó là những loại nào? (Xét về cấu tạo, về ý nghĩa) Đọc ghi nhớ. 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK- 105) - Câu a: Các từ được sắp xếp độc lập -> Liệt kê không theo từng cặp. - Câu b: Sắp xếp theo cặp, dùng quan hệ từ -> Liệt kê theo từng cặp. - Về cấu tạo: + Liệt kê theo từng cặp. + Liệt kê không theo từng cặp. - Về ý nghĩa: + Liệt kê tăng tiến. + Liệt kê không tăng tiến. 2. Ghi nhớ 2: (SGK- 105) G H Bài tập nhanh ? Hãy chỉ ra phép liệt kê, cho biết đó là kiểu liệt kê nào? - Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nức lên, khóc như người ta thở. Dì thở ra nước mắt.