Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài tập làm văn số 6. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại cách làm bài văn nghị luận của học sinh. - Củng cố kiến thức về văn học kiến thức văn nghị luận (tập làm văn). 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản, kỹ năng nghị luận bằng lời văn của riêng mình. - Củng cố các kỹ năng về liên kết, bố cục và mạch lạc. Có kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc viết bài sau tốt hơn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, về quá trình tạo lập văn bản. - Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản. 4. Thái độ - Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác tích cực trong việc chữa lỗi, đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài -> có kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Chấm bài. + Liệt kê những lỗi của học sinh. - Học sinh: + Xem lại kiến thức đã học, phương pháp làm bài nghị luận. + Lập dàn ý các đề bài theo hướng dẫn của giáo viên. + Đọc lại bài của mình và tự sửa lỗi. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, cá nhân lập một văn bản chính xác... - Kĩ thuật dạy học: + Đặt câu hỏi, phân tích các bài viết của học sinh để rút ra bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. + Động não: Suy nghĩ, phân tích bài viết của học sinh để rút ra những bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới (36’) Trong giờ trả bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bài viết của mình tại sao làm tốt, tại sao chưa tốt để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu : T¹o t©m thÕ vµ ®Þnh híng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp - Phương pháp: Quan sát, vấn ®¸p, thuyÕt tr×nh. - Kỹ thuật: ®éng n·o - Thời gian: 5 phút GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng xem lại bài văn hôm trước và rút kinh nghiệm. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng Giảng, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Động não, giao việc HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Nội dung H HS nhắc lại đề bài - GV treo bảng phụ đề lên. I. Đề kiểm tra 1. Đề bài: có tệp đính kèm 2. Nội dung đề: có tệp đính kèm G Nhận xét chung Nhận xét bài viết *Ưu điểm Đa số các em đã cố gắng vận dụng kiến thức đã học để làm bài. - Đúng thể loại văn giải thích, đảm bảo yêu cầu của đề bài và phương pháp lập luận. - Một số bài viết dẫn chứng khá cụ thể, lí lẽ tương đối chặt chẽ, bố cục rõ ràng, cân xứng. Một số biết sử dụng câu hỏi để lập luận: Ngà, Nhung, Hương, Hoa, Nguyễn Nhung... * Nhược điểm - Nhiều hs chưa có ý thức ôn tập để làm bài. Chưa xác định kĩ yêu cầu của đề: Thịnh, Dũng, Duy (7A1), Duy, Trường, Thanh Tùng (7A2) - Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng: Duy, Dũng, Dương (A1), Duy, Trường, Hiếu (A2) - Chữ viết xấu, cẩu thả, trình bày thiếu khoa học: Thế Anh, Trường, Sơn, Duy, Công Minh.. - Câu dài, chấm câu sai, dùng từ không đúng, sai nhiều chính tả. Một số bài bố cục không rõ, không nêu được luận điểm cần giải thích. Một số xác định không đúng yêu cầu của đề. - Lập dàn ý rất sơ sài, cẩu thả. Có nhiều bài viết không theo dàn ý đã lập, dàn ý sắp xếp chưa phù hợp, chưa mạch lạc… - C̣òn có hiện tượng sao chép văn mẫu, thiếu sự sáng tạo. II. Nhận xét chung *Ưu điểm *Nhược điểm G H * Trả bài cho HS, yêu cầu học sinh xem lại bài viết của mình. Trao đổi bài cho nhau để nhận xét. III. Trả bài cho học sinh G Chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải để sửa cho HS. *Lỗi chính tả GV yêu cầu HS tự chữa lỗi trong bài. *Lỗi dùng từ: - kể cả những thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại. - Câu tục ngữ “Học, học nữa ...” là một câu tục ngữ hay và đầy cá tính *Lỗi diễn đạt Câu tục ngữ trên khẳng định lòng kiên trì là điều cần có trong mỗi con người - một truyền thống văn hoá của dân tộc từ xa xưa “Học...”. GV đọc một số bài làm tốt - Một số em còn mắc lỗi về phương pháp làm bài: ->Cần rèn ý thức thực hiện tốt phương pháp làm bài IV. Chữa lỗi 1. Lỗi chính tả - miền xưa - xứng đáng - thế nên - trôi qua - truyền thống - nói chuyện 2. Lỗi dùng từ + kể cả người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại. + kể cả người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại. 3. Lỗi diễn đạt - Câu tục ngữ “Học, học nữa...” đã khẳng định sự cần thiết của việc học. 4. Phương pháp làm bài - Nội dung: Cần phải đầy đủ và chính xác. - Hình thức: Sạch đẹp, rõ ràng, khoa học. G - Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu: V. Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu: VI. Thống kê điểm Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 7A 33 7B 39 Tổng 72 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Học bài cũ - Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân. * Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính + Đọc ngữ liệu, dự kiến câu trả lời. + Tham khảo trước phần Luyện tập.