Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hướng dẫn học sinh ôn tập (bài kiểm tra cuối năm nhằm đánh giá một cách toàn diện những kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn của từng HS theo tinh thần tích hợp cả 3 phần: Văn, tiếng việt, tập làm văn trong một bài viết- Trọng tâm là kì II nhưng học sinh vẫn phải liên hệ, vận dung những kiến thức đã học ở kì I). - Hướng dẫn học sinh cách phân tích đề và làm bài. 2. Kĩ năng - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Có kĩ năng nhận biết , vận dụng kiến thức - có kĩ năng xây dựng văn bản Nghị luận. - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp 3 phân môn trong bài kiểm tra học kì Ngữ văn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự quản bản thân.. 4. Thái độ Giáo dục hs ý thức ôn luyện, tích hợp kiến thức 3 phần. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra lại kiến thức hs trong tiến trình bài giảng. 3. Bài mới (40’) Khái quát chương trình HK II, trọng tâm kiến thức trong học kì. A. VỀ MẶT NỘI DUNG: Bài kiểm tra mang tinh thần tích hợp 3 phần: Văn, tiếng việt, tập làm văn. 1. Phần văn: a. Yêu cầu chung: cần nắm vững + Tên tác giả, nội dung, nghệ thuật. + Ý nghĩa các văn bản. + Tóm tắt các tác phẩm. + Cảm thụ những chi tiết, hình ảnh; câu văn, đoạn văn...đặc sắc trong các văn bản. b Hướng dẫn cụ thể. * Tục ngữ về con người: Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các câu tục ngữ. * Các văn bản nghị luận đã học ở kì II (3 văn bản): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương. Trong mỗi văn bản cần nắm được: + Nội dung nổi bật của văn bản được thể hiện ở nhan đề của văn bản. Đây chính là luận điểm bao trùm mà mỗi bài văn nghị luận phải tập trung làm sáng tỏ. + Thấy được nghệ thuật lập luận của các tác giả: Được thể hiện ở: - Hệ thống luận điểm, luận cứ - Cách thức lập luận: chặt chẽ, ngắn gọn, sáng sủa, giàu sức thuyết phục… * Các tác phẩm tự sự (1 TN): Sống chết mặc bay. Cần nắm được: + Tên tác giả. + Nội dung nổi bật của từng tác phẩm và ý nghĩa của mỗi tác phẩm: VD: “Sống chết mặc bay”: Tác giả nhằm tái hiện cuộc sống lầm than khổ cực của nhân dân trong xã hội phong kiến, tố cáo bọn quan lại mục nát, bê tha, vô trách nhiệm + Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ 20: Đó là: Nghệ thuật miêu tả, châm biếm rất sắc sảo. * Các văn bản nhật dụng: (1 văn bản): Ca Huế trên sông Hương. + Ý nghĩa văn bản. + Cảm nhận của em về ca Huế. 2. Phần tiếng việt: - Khái niệm, đặc điểm của các loại câu: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Ý nghĩa, hình thức, công dụng của trạng ngữ, tách trạng ngữ thành câu riêng - Nắm được đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê. - Công dụng của các loại dấu câu: Dấu chấm lửng,... * Yêu cầu: - Nắm được các đơn vị kiến thức trong tâm trên. - Nhận biết, hiểu tác dụng và vận dụng các kiến thức vào tình huống giao tiếp (đặt câu, viết đoạn văn và nhận diện các kiểu câu). - Vận dụng trong việc cảm thụ, phân tích văn học và khi viết Tập làm văn. 3. Phần tập làm văn: Trọng tâm là văn nghị luận. Cần nắm chắc một số vấn đề chung về văn nghị luận. - Thế nào là văn nghị luận? - Luận điểm? Luận cứ? Luận chứng? - Mục đích, tác dụng của mỗi bài văn nghị luận. - Bố cục bài văn nghị luận. * Năm vững phương pháp, các thao tác làm bài văn nghị luận: - Nghị luận giải thích, nghị luận chứng minh. B. VỀ MẶT HÌNH THỨC: - Đề ra dưới dạng tự luận. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: Ôn tập các nội dung theo hướng dẫn. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị cho kiểm tra học kì II. - Giờ sau: Luyện tập văn bản báo cáo và đề nghị.