Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Tiết 1) - Phạm Văn Đồng - A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng. - Thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày. - Biết được cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn nghị luận xã hội. - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 4. Thái độ - Giáo dục hs học tập phong cách, lối sống giản dị của Người -> hiểu rõ hơn ý nghĩa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”. - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: + Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống Hồ Chí Minh. + Sự hoà hợp thống nhất giữa lối sống giản dị với đời sống tinh thần phong phú, phong thái ung dung tự tại và tư tưởng tình cảm cao đẹp của Bác. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Hình ảnh minh họa. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. + Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) Câu hỏi: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em nhận thức được điều gì ? * Yêu cầu: - Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã chứng tỏ một chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". - Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Cho HS quan sát bức tranh sau và cho biết: Các bức tranh đó đề cập đến nội dung nào? - HS: Đều có chung lòng yêu nước, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm. - GV: Lòng yêu nước không chỉ thể hiện trong lịch sử mà lòng yêu nước còn được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm nổi tiểng của Bác : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung - GV: Dựa vào phần chú thích * (SGK-54), em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Phạm Văn Đồng? - HS: nêu. GV chuẩn kiến thức *Khái quát: Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. Những tp của Phạm Văn Đồng hấp dẫn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng. - GV: Xuất xứ của văn bản ? - HS: nêu. * Bổ sung thêm : Hơn 30 năm sống và làm việc bên cạnh Bác Phạm Văn Đồng đã có nhiều cuốn sách, bài báo viết về Bác, tiêu biểu là tác phẩm “Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc” (1948) và “Chủ tịch Hồ Chí Minh thời đại” (1970). 1. Tác giả - Phạm Văn Đồng (1906-2000) - một cộng sự gần gũi của chủ tịch HCM. 2. Tác phẩm - Văn bản trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc tại Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ (1970). Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản - GV: Nêu cách đọc Hướng dẫn HS đọc: mạch lạc, sôi nổi, lưu ý câu cảm - HS đọc – GV nhận xét. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu 1 số chú thích SGK. 1. Đọc - chú thích - GV: Thể loại vb? Phương thức biểu đạt, phép lập luận chủ yếu sử dụng trong văn bản là gì ? Phương thức biểu đạt là phương thức nghị luận, phép lập luận chủ yếu sử dụng trong văn bản là phép lập luận chứng minh. - GV: Bài văn nghị luận về vấn đề gỡ? - HS: nêu. - GV: Xác định bố cục bài văn? Bố cục: 2 phần + MB (Điều rất quan trọng... tuyệt đẹp): Nhận định chung về Bác. + TB (Phần còn lại): chứng minh sự giản dị của Bác. 2. Kết cấu, bố cục - Thể loại: nghị luận xã hội - PTBĐ: chứng minh kết hợp giải thích, bình luận. - Vấn đề nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Bố cục: 2 phần (MB và TB) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích Hs đọc đoạn văn mở đầu và thảo luận nhóm bàn: - GV: Luận điểm chính của toàn bài được nêu ra trong đoạn mở đầu là gì? Đọc thầm đoạn văn mở đầu và nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả? Cách lập luận ấy nhằm khẳng định điều gì? Điều đó có ý nghĩa ntn? - Luận điểm: đức tình giản dị của Bác Hồ. - Lập luận bằng cách nêu trực tiếp vấn đề (bằng câu văn có 2 vế đối lập, bổ sung cho nhau) => Khẳng định nét đặc trưng, tiêu biểu, nổi bật trong nhân cách vĩ đại của HCM. Giúp ta hiểu BH vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường, vừa là người bình thường, gần gũi, thân thương với mọi người. - HS: Đại diện nhóm trả lời - HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chốt -> HS ghi - GV: Theo dõi tiếp đoạn văn thứ 2 và cho biết vai trò của đoạn văn này đối với vấn đề được khẳng định ở đoạn 1? - HS: Trình bày. - GV: Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa những từ ngữ biểu hiện phẩm chất cao quý của người? - HS: liệt kê, phân tích ý nghĩa 3 từ: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. - GV: Từ đó em có nhận xét gì về giọng điệu, lời văn của tác giả trong 2 đoạn mở đầu? Qua đó em cảm nhận được tình cảm, thái độ của tác giả bài viết như thế nào đối với Bác? * Bình: Nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, đặt nó trong mối quan hệ giữa đời hoạt động chính trị cách mạng lay trời chuyển đất và đời sống hàng ngày, trong sự nhất quán, thống nhất cao độ. Nghĩa là có sự hài hoà kết hợp và thống nhất giữa 2 phẩm chất vĩ đại và giản dị, chính trị và đạo đức trong con người, trong lối sống, tính cách Bác Hồ. Đặc biệt phẩm chất giản dị ấy vẫn được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động Cách Mạng đầy sóng gió của Bác vì một mục đích duy nhất và vô cùng cao đẹp: Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn của dân tộc không hề gợn chút cá nhân. 3.1. Nhận định chung về Bác - Luận điểm: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động ch/trị và c/sống hàng ngày giản dị của Bác. + Đời hoạt động chính trị…. + Đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn: -> 2 vế đối lập, bổ sung, trực tiếp nêu vấn đề. => khẳng định nét đặc trưng, tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Hồ Chủ Tịch. - Đoạn 2: giải thích, nhấn mạnh “sự nhất quán” trong cuộc đời, phẩm chất và phong cách cao quý của Người: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. + Tính từ, từ Hán Việt => Ngợi ca, khẳng định phẩm chất vửa giải dị vừa vĩ đại của Bác. + Giọng văn sôi nổi, lôi cuốn, trang trọng, ngôn từ chuẩn mực, lời văn biểu cảm => thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - GV yêu cầu: Tìm đọc câu chuyện liên quan đến" Vị tổng thống nghèo nhất thế giới" và chỉ ra điểm chung giữa Bác Hồ và vị tổng thống này. 4. Hướng dẫn về nhà (2) * Đối với bài cũ - Sưu tầm một số tác phẩm, bài viết về đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Học thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản. * Đối với bài mới Chuẩn bị bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tiết 2) Đọc văn bản nhiều lần và tìm xem tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những phương diện nào? ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Tiết 2) - Phạm Văn Đồng - HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Cho học sinh xem video nói về đức tỉnh giản dị của Bác Hồ hoặc nghe một bài hát viết về Bác https://www.youtube.com/watch?v=C2dfeBLAvpY&feature=youtu.be&fbclid=IwAR2EL_ES_gQPgHFH2WJl9Z0eCn14b4s93PG0-7n28z4Jov6xsOsLU5og8-4 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p I. Giới thiệu chung II. Đọc - hiểu văn bản Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích 3.1. Nhận định chung về Bác - GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau: Nhóm 1. Để làm rừ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đó chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? Nhóm 2. Tác giả đó dựng những dẫn chứng ntn để làm rõ luận điểm trên? Nhóm 3. Bên cạnh các d/c, ở mỗi luận điểm người viết thường xen kẽ những lời bình luận ntn? Tác dụng của lời bình luận? - HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện phát biểu. GV và HS các nhóm lắng nghe và bổ sung. - GV: khái quát và cho HS ghi bảng. Gợi ý: Những biểu hiện của đức tính giản dị. * Giản dị trong đời sống: - Bữa ăn: + Chỉ vài ba món giản đơn. + Lúc ăn không để rơi vói một hạt cơm. + Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn cũn lại được sắp xếp tươm tất. - Căn nhà: + Vẻn vẹn có 3 phòng. + Lộng gió và ánh sáng. * Giản dị trong quan hệ với mọi người: - Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ. - Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên... * Giản dị trong lời nói, bài viết: - Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - “Nước Việt Nam là một...” - GV: Hãy nhận xét nghệ thuật của tác giả ở đoạn văn này? - HS: Trình bày. - GV: Những chứng cứ trong đoạn văn (hệ thống luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng) có thuyết phục không? Vì sao? - HS: nêu – GV bổ sung: Hơn nữa những điều tác giả nói lại được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Bác. - GV: Ngoài những dẫn chứng trong văn bản, em biết những chi tiết, sự việc nào trong đời sống thực tế cũng như qua sách báo về sự giản dị của bác ? - HS: Bộ quần áo nâu, đôi dép cao su quen thuộc của Bác. * Bình: Bác cũng lội ruộng, thăm đồng, tát nước, cùng bà con nhân dân, cũng lội suối, trèo đèo cùng các chiến sĩ... + Đọc tuyên ngôn độc lập (2.9 tại vườn hoa Ba Đình) Dừng lại hỏi: Tôi nói đồng bào nghe rõ không? Tố Hữu : + “Bác Hồ đó chiếc áo nâu đậm đà” + Nhớ ông cụ lạ thường. + “Bác sống như trời đất Yêu từng ngọn lúa ” Cách nói giản dị : “Tôi chỉ có 1 ham muốn ” - GV: Em hiểu ntn về lí do và ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác? - HS: Phát biểu. - GV: Tác giả có thái độ ntn khi viết về đức tính giản dị của Bác? - HS: Cảm phục, ngợi ca chân thành, nồng nhiệt. 3.2. Những biểu hiện của đức tính giản dị. - Giản dị trong đời sống: + Bữa ăn -> Nhận xét: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ + Căn nhà -> Nhận xét: Thanh bạch và tao nhã. - Giản dị trong quan hệ với mọi người: -> Nhận xét: Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp. - Giản dị trong lời nói, bài viết: -> Đưa 2 dẫn chứng là 2 câu nói nổi tiếng của Bác, câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều hiểu. * Nghệ thuật chứng minh: - Luận cứ tiêu biểu, toàn diện, cụ thể, gần gũi; nhận xét bình luận ngắn gọn mà thể hiện tình cảm sâu sắc. - Cách lập luận chặt chẽ theo trình tự hợp lí: giới thiệu luận điểm - chứng minh - bình luận. => Giàu sức thuyết phục. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết 4. Tổng kết - GV: Em học tập được điều gì từ cách nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng? - HS: phát biểu. GV bổ sung. - GV: Qua văn bản này, em hiểu biết điều gì về Bác? - HS: Trình bày. - GV: Văn bản có ý nghĩa ntn ? - HS: Trình bày. - GV: Em học được gì từ tấm gương của Bác? - HS: tự do phát biểu. * Tích hợp giáo dục HS về tính giản dị của Bác Hồ để HS noi theo. * Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. 4.1. Nghệ thuật - Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. - Lập luận theo trình tự hợp lí. 4.2. Nội dung, ý nghĩa - Nội dung: Bài văn cho thấy sự giản dị trong lối sống, nói, viết là 1 vẻ đẹp cao quý trong con người Hồ Chí Minh. - Ý nghĩa: + Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 4.3. Ghi nhớ: (sgk 55) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV: VD sự giản dị trong thơ Bác? - "Tôi nói đồng bào nghe rõ không" (02/9/1945- Hồ Chí Minh). - "Hòn đá to ..." - GV: Em hiểu như thế nào về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Giản dị là đặc điểm trong lối sống của con người Việt Nam. Đây là cách sống đẹp, đáng được gìn giữ và phát huy lâu dài trong xã hội chúng ta, đặc biệt là ngày nay với xu hướng sống hưởng thụ, đua đòi, ăn chơi “sành điệu”, sính ngoại nói năng lai căng khó hiểu. Chính vì vậy mà giản dị là sự cần thiết. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về sự giản dị của Bác? Hoàn thành phiếu. Thu 5 phiếu, chấm và trả sau. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - GV tổ chức: Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - HS thể hiện. Cả lớp theo dõi và nhận xét, chấm điểm 4. Hướng dẫn về nhà (2) * Đối với bài cũ - Sưu tầm một số tác phẩm, bài viết về đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Học thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản. * Đối với bài mới Chuẩn bị bài: Viết bài số 5