Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tập làm văn: ĐỀ VĂN VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I . MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. - Nắm được cách làm bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng - Nhận biết được đề văn biểu cảm. - Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức, thói quen tạo lập văn bản theo đúng quy trình. - Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về vai trò, đặc điểm, cách biểu cảm trong bài văn biểu cảm. Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản. II . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Quy nạp (từ ngữ liệu SGK, GV gợi ý, hướng dẫn HS phân tích, nhận xét, rút ra nội dung bài), thực hành có hướng dẫn cách xây dựng một văn bản có tính biểu cảm ... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Một số tập thơ, bài báo, bức thư biểu cảm. 2. Chuẩn bị của Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ 2. Kiểm tra bài cũ - GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những đặc điểm chung của văn biểu cảm? - HS lên bảng trả bài * Yêu cầu: - Văn biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. - Để biểu đạt tình cảm ấy người viết có thể diễn đạt trực tiếp hay gián tiếp. - Tình cảm trong văn biểu cảm phải trong sáng, rõ ràng, chân thực. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm, tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản (cá nhân, nhóm, lớp) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm *Bước 1: Đưa 5 đề văn SGK (bảng phụ). - HS Quan sát, đọc kỹ cả năm đề - GV gạch chân dưới những từ có tính chất gợi ý: cảm nghĩ, vui, yêu. Và đặt câu hỏi: (1) Hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm trong các đề văn trên? (2) Tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn trên là gì? (chú ý những yêu cầu biểu đạt cảm xúc qua các từ ngữ cảm xúc). *Bước 2: GV Đưa ra 3 đề bài: 1. Cảm nghĩ về vườn cây quê hương. 2. Cảm nghĩ về đêm trung thu. 3. Loài cây em yêu. Và yêu cầu: Em hãy xác định đối tượng miêu tả được dùng làm phương tiện biểu cảm và mục đích miêu tả ở đề 1 và 3? - HS suy nghĩ tả lời, GV chuẩn KT: + Đối tượng mtả được dùng làm phương tiện biểu cảm đề 1: vườn cây ở quê hương; đề 3: loài cây em yêu. + Mục đích đề 1: bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm về vườn cây ở quê hương mình -> Nói lên niềm tự hào. - GV hỏi tiếp: Từ việc phân tích tìm hiểu em hãy cho biết các đề văn biểu cảm trên nêu ra những gì? ? Em rút ra kết luận gì về đề văn biểu cảm? - HS Trả lời, GV chuẩn KT: Đề văn biểu cảm giống đề miêu tả, tự sự đã học thường có hai phần: đối tượng biểu cảm và yêu cầu biểu cảm. - GV cho 1 HS Đọc ghi nhớ. *Bước 3: GV Chép đề lên bảng. HS đọc đề và nêu nhận xét: Đề văn trên thuộc thể loại nào? (hãy xác định thể loại của đề?). Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về đối tượng nào? Em hình dung và hiểu như thế nào về đối tượng ấy? (Đó là nụ cười như thế nào, vào những lúc nào? Vắng nụ cười ấy em có cảm xúc gì? Làm thế nào để luôn luôn có nụ cười ấy?). - HS Dựa vào gợi ý SGK trả lời. - GV Gợi ý sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần. Yêu cầu mỗi HS lập dàn bài riêng của mình. Gọi 2 HS nêu cách sắp xếp. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Dựa vào nhiệm vụ từng phần trong bố cục các bài văn đã học hãy đề ra yêu cầu cho mỗi phần trong văn bản biểu cảm? - HS tự Trình bày. Lưu ý HS: MB, KB phải bám sát yêu cầu của đề: + MB: định hướng, cơ sở cho thân bài. + Kết bài rút ra từ mở bài, thân bài. + Căn cứ vào dàn bài GV gợi ý cho HS viết một vài đoạn văn như mở bài, một vài ý như thân bài và kết bài. (GV có thể đưa 1 đoạn mẫu cho HS tham khảo.) ( VD: Kết bài: Cuộc đời tôi có thể thiếu nhiều thứ vật chất bời gia đình tôi còn nghèo, nhưng không thể thiếu vắng nụ cười của mẹ. Tôi sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng “cho tròn chữ hiếu” để nụ cười mẹ tôi luôn rạng rỡ.) - HS Hoạt động độc lập hoàn chỉnh đoạn văn của mình -> tự đọc, nhận xét. - GV yêu cầu: (1) Sau khi viết xong có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không? (2) Vì sao phải sửa lỗi? (3) Qua tìm hiểu đề bài trên em hãy cho biết: Để hoàn chỉnh đề: cảm nghĩ về nụ … phải trải qua các bước nào? (4) Để tìm ý cho bài văn phải làm gì? Yêu cầu của lời văn ra sao? (5) Từ đó em hãy xác định các bước làm bài văn biểu cảm? (Nêu được 4 bước.) (6) Bài học hôm nay cần nắm mấy đơn vị kiến thức? (HS nhắc lại các đơn vị kiến thức đã học.) - 1 HS Đọc ghi nhớ SGK-88 I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm 1. Đề văn biểu cảm a. Phân tích ngữ liệu - Đối tượng biểu cảm: quê hương (đề 1); đêm trăng trung thu (đề 2); nụ cười của mẹ (đề 3); tuổi thơ (đề 4); loài cây (đề 5). - Tình cảm biểu hiện: cảm nghĩ, vui, buồn, em yêu. -> Năm đề văn biểu cảm nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn. b. Ghi nhớ 1 (SGK - 88). 2. Các bước làm bài văn biểu cảm a. Phân tích ngữ liệu * Tìm hiểu đề và tìm ý: - Đối tượng cảm nghĩ: Nụ cười của mẹ. - Biểu hiện cụ thể: Nụ cười tươi tắn, đôn hậu, bao dung, vui vẻ, hạnh phúc, động viên, khích lệ, yêu thương. * Dàn bài: - Mở bài: + Giới thiệu đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ. + Khái quát cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: hạnh phúc - Thân bài: + Nêu những biểu hiện, đặc điểm, sắc thái của nụ cười. . Nụ cười vui, yêu thương trìu mến. . Nụ cười khuyến khích, động viên . Nụ cười an ủi, chia sẻ. + Những khi vắng nụ cười của mẹ. - KB: Ý nghĩa, tác dụng của nụ cười ấy (sưởi ấm gia đình, tâm hồn mọi người), trách nhiệm của mình. * Viết bài: - Gợi ý MB: Các cụ xưa đã nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Quả đúng như vậy. Nụ cười của mẹ tôi là thang thuốc bổ vô giá cho cả gia đình…… - Gợi ý KB: Nụ cười của mẹ đem lại hạnh phúc cho cả gia đình. Càng yêu thương và mong muốn cho nụ cười ấy luôn nở trên gương mặt dịu hiền của mẹ, em càng hiểu rõ trách nhiệm của mình lớn hơn bao giờ hết. * Sửa lỗi -> Để làm đề văn biểu cảm trên. - Trải qua 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; sửa bài. - Để tìm ý phải hình dung đối tượng biểu cảm và cảm xúc, tình cảm của mình. - Lời văn thích hợp, gợi cảm. b. Ghi nhớ 2 (SGK-88) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu : HS áp dụng thành thạo lí thuyết vào tình huống cụ thể. - Phương pháp: phân tích, nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập Đọc bài văn SGK và trả lời các câu hỏi: (1)Bài văn biểu đạt tình cảm gì đối với đối tượng nào? (2) Tình cảm ấy bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp? (3) Căn cứ vào đâu em xác định như vậy? Câu văn biểu cảm. (4) Hãy đặt cho bài văn 1 nhan đề và một đề văn thích hợp? (HS độc lập nêu ý kiến -> bổ sung.) (5) Hãy nêu lên dàn ý của bài? (mở bài cần nêu vấn đề gì? KB cần làm rõ tình yêu quê hương ở những thời điểm nào và cần nêu cảm xúc gì?). ( HS xây dựng dàn ý -> trình bày.) (6) Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn? II. Luyện tập Bài văn SGK -89 - Bài văn bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương An Giang -> Bộc lộ trực tiếp qua những câu biểu cảm. - Đặt nhan đề: An Giang quê tôi; Ký ức về một miền quê; Nơi ấy quê tôi; Quê hương tình sâu nghĩa nặng; Nghĩ về quê hương An Giang. - Dàn ý: + MB: Khái quát cảm xúc về quê hương An Giang. + TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương. - Tình yêu quê từ tuổi thơ. - Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước. + KB: Tình cảm gắn bó của tuổi trưởng thành. - Phương thức biểu cảm của bài: Vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình, vừa biểu cảm gián tiếp khi nói đến thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng của quê hương. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc. GV cho Thảo luận nhóm (2’) , cử đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét, GV cho điểm. Đọc Tài liệu tham khảo: Bài tập 2 SBT-54 và trả lời câu hỏi: ? Sửa chữa nhược điểm của dàn bài trên như thế nào cho đạt yêu cầu? Gợi ý: Đối chiếu với gợi ý chung về dàn bài văn biểu cảm dưới đây để nhận xét ưu, nhược điểm trong bài để điều chỉnh: - Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng. - Thân bài: Trình bày cụ thể về cảm nghĩ đó (hình dung từng đặc điểm gợi cảm của đối tượng và nêu cảm xúc, tình cảm của em về từng đặc điểm đó). - Kết luận: Nhận xét và nâng cao, mở rộng cảm nghĩ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp: Dự án. GV yêu cầu HS: Hãy lập dàn bài cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ của em về một mùa nào đó trong năm? (Tài liệu tham khảo: Bài tập 3 SBT-55) HS hoàn thành phiếu học tập, hết thời gian quy định, nộp phiếu. GV chấm và chữa sau. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: * Học bài cũ Dựa vào dàn ý đã lập cho đề bài:Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ, hãy viết thành một bài văn ngắn (1 khoảng trang vở). Sau đó đọc lại và tự sửa lỗi (nếu có). * Chuẩn bị bài mới Soạn bài: Đọc thêm: Sau phút chia ly và trả lời câu hỏi theo nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu về thể thơ của văn bản? Nhóm 2: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Nhóm 3: Tâm trạng của người chinh phụ?