Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chữa lỗi về quan hệ từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức Nhận biết được một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. 2. Kĩ năng - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. - Năng lực riêng: + Chỉ ra được mục đích sử dụng từ loại: quan hệ từ trong câu, đoạn văn, văn bản. + Lí giải, phân tích được đặc điểm hình thức, chức năng của từ loại quan hệ từ. +Xác định câu văn đúng hoặc sai (do có hoặc không sử dụng quan hệ từ). + Nhận xét được cách sử dụng các từ loại trong câu văn, đoạn văn, văn bản. + Tạo lập được một số câu, đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ theo yêu cầu. 4. Thái độ Ý thức sử dụng quan hệ từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm. Tích hợp kĩ năng sống - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các loại quan hệ từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các quan hệ từ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt. 2. Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Quy nạp, hợp tác nhóm, thực hành có hướng dẫn cách tạo lập một văn bản chính xác... - Kĩ thuật dạy học: + Đặt câu hỏi, phân tích các tình huống mẫu để nhận ra quan hệ từ và giá trị, tác dụng của việc sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp. + Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp. + Thực hành có hướng dẫn sử dụng quan hệ từ theo những tình huống cụ thể. IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hiểu thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý những điều gì? Đặt câu với những quan hệ từ sau: dù, giá mà ? Yêu cầu: - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. (2.0 đ) - Khi sử dụng quan hệ từ cần xem xét văn cảnh (bắt buộc hay không bắt buộc) dùng quan hệ từ. (2.0 đ) - Đặt câu: Mỗi câu đúng yêu cầu, HS được 2.0 điểm. + Dù trời mưa to nhưng em vẫn đi học đúng giờ. + Giá mà bạn ấy nói trước thì đâu đến nỗi. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Tiết trước, ta đã tìm hiểu bài quan hệ từ, tiết này sẽ tìm hiểu bài sữa lỗi về quan hệ từ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Thời gian: 25 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các lỗi thường gặp về quan hệ từ. I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ. - Bước 1: GV Đưa ngữ liệu bảng phụ. - GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi. - HS thảo luận và trả lời. GV nhận, xét, chuẩn kiến thức - GV nhận xét và chuẩn kiến thức Nhóm 1: Ngữ liệu 1 + Đọc 2 câu văn ở ngữ liệu và nhận xét nội dung diễn đạt? + Vì sao ý hai câu chưa rõ? Thiếu quan hệ từ. + Thiếu quan hệ từ ở chỗ nào, hãy chữa lại cho đúng? Hai câu thiếu quan hệ từ biểu thị ý liên kết giữa trung tâm với bổ ngữ. + Việc dùng thiếu quan hệ từ trong hai câu trên dẫn tới điều gì? Nhóm 2: Ngữ liệu 2 + Xác đình quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong từng câu? Trình bày. + Từ đó cho biết quan hệ từ "và"," để" trong 2 ví dụ có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Hãy chữa lại? - HS suy nghĩ và trả lời. Các nhóm khác nhận xét - GV giải thích thêm + Câu 1: Hai bộ phận của câu diễn đạt 2 sự việc có hàm ý tương phản: Nhà ở xa trường thì dễ đến trường muộn, trái lại bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. Để diễn đạt ý tương phản nên dùng từ “nhưng” thay cho từ “và”. + Câu 2 người viết muốn giải thích lí do tại sao nói chim sâu có ích cho người nông dân. Để diễn đạt ý nghĩa lí do nên dùng từ “vì” thay từ “để”. - GV đặt thêm câu hỏi: Từ việc phân tích em có nhận xét gì về từ “và, để”? (Hai từ này được dùng thích hợp về nghĩa chưa?) - HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức Nhóm 3: Ngữ liệu 3 - GV yêu cầu HS đọc 2 câu văn SGK và trả lời: + Các câu đã có chủ ngữ chưa? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: * Lưu ý HS cách chữa khác: thêm chủ ngữ, giữ nguyên 2 từ đứng đầu: Qua câu...người xưa cho ta thấy... - GV đặt tiếp câu hỏi: Việc dùng thừa quan hệ từ làm cho câu văn như thế nào? Nhóm 4: Ngữ liệu 4 - GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu, chú ý các từ ngữ, câu văn in đậm và nhận xét: + Các câu in đậm sai ở đâu? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: - Các câu in đậm sai: C1 dùng quan hệ từ không những không có tác dụng liên kết 2 ý. C2 Thiếu quan hệ từ nhưng -> không tạo quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế; Dùng quan hệ từ "với" không có tác dụng liên kết; Thiếu từ tâm sự nhắc lại ở vế 2. - Cách chữa: C1: Thay “không những” 2 = mà còn, thêm chủ ngữ; C2: Thêm “nhưng” và “tâm sự” ý 2. - GV đặt tiếp câu hỏi: + Từ phân tích em hãy cho biết việc dùng quan hệ từ “không những” và “với” có tác dụng liên kết không? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: - Bước 2: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Qua phân tích 4 phần em hãy cho biết: khi sử dụng quan hệ từ thường mắc phải những lỗi nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: - Bước 3: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức 1. Phân tích ngữ liệu a. Ngữ liệu 1 - Ý hai câu chưa rõ do thiếu quan hệ từ nối phần trung tâm với bổ ngữ. + C1: sau từ “hình thức” + C2: sau từ “chỉ đúng”, "còn" - Chữa lại: Đừng nhìn hình thức mà... đối với xã hội xưa, còn đối với XH ngày nay ... => Hai câu văn dùng thiếu quan hệ từ dẫn tới ý câu chưa rõ, thiếu mạch lạc. b. Ngữ liệu 2 - Quan hệ ý nghĩa. + Câu 1 ý tương phản. + Câu 2 ý bổ sung, giải thích. -> Hai câu sử dụng quan hệ từ “và, để” không phù hợp => thay "và" = nhưng, để = vì - Chữa lại: + Nhà em…nhưng bao giờ… + Chim sâu…vì nó…. Quan hệ từ “và, để” dùng không thích hợp về nghĩa. c. Ngữ liệu 3 - Hai câu văn thiếu chủ ngữ vì quan hệ từ “qua” và “về” đã biến chủ ngữ của câu thành một thành phần khác - trạng ngữ. - Chữa: bỏ hai quan hệ từ: qua, về đứng đầu 2 câu. - Dùng thừa quan hệ từ Câu thiếu thành phần, không được hoàn chỉnh. d. Ngữ liệu 4 - Các câu in đậm sai: + Câu 1: Dùng quan hệ từ “không những” ý 2 không có tác dụng liên kết bộ phận phía sau “giỏi về môn toán” với một bộ phận nào khác trong câu. + Câu 2: Quan hệ từ “với” ý 2 chưa tạo ý liên kết. - Chữa: + Câu 1: ... mà còn giỏi về môn văn. Hoặc ..., bạn ấy còn giỏi về môn văn. + Câu 2: Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị. Quan hệ từ “không những, với” không có tác dụng liên kết với bộ phận nào khác. - 4 lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ: + Thiếu quan hệ từ. + Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. + Thừa quan hệ từ. + Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. 2. Ghi nhớ: SGK -107 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 15 phút Bài tập 1,2,3: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) để hoàn thành 3 bài tập SGK – 107. - Chia 3 nhóm mỗi nhóm làm 1 bài tập. Hết thời gian, các nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét, đưa ra đáp án như bảng chính. III. Luyện tập Bài 1 - Nó ... chuyện từ ... - Con ... để cha mẹ mừng. Bài 2 - Thay “với” = “như”. - Thay “tuy” = “dù”. - Thay “bằng” = “về, qua”. Bài 3 - Dùng thừa quan hệ từ đứng đầu các câu -> tạo câu thiếu chủ ngữ. - Chữa: bỏ (đối với, với, qua). Bài tập 4: * Sử dụng hình thức trắc nghiệm để giải đáp. (thảo luận theo bàn => đại diện một HS lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét bổ sung và nêu mục đích bài tập. Bài 4 - Đúng: a,b,d,h. - Sai: + c (bỏ từ cho) + e, g (bỏ từ của) + i thừa “giá” vì nó chỉ dùng để nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV nêu yêu cầu: Trao đổi bài tập làm văn với bạn cùng lớp, đọc và nhận xét các dùng quan hệ từ trong bài làm của bạn. Nếu bài của bạn có sai sót thì góp ý với bạn cách chữa? - HS làm việc cá nhân, trao đổi kết quả với bạn cùng nhóm. - GV sửa mẫu một bài. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - GV nêu yêu cầu: Đặt 2 câu với chủ đề học tập có dùng quan hệ từ thích hợp? Nhận xét cách sử dụng quan hệ từ trong hai câu đó? 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ - Học, nắm chắc nội dung bài h - Hoàn chỉnh các bài tập sgk, sách bài tập Ngữ văn. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm.