Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu được yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - BiÕt cách vận dụng làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học. - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 3. Định hướng phát triển năng lực - Ra quyết định lựa chọn cách xây dựng bố cục văn bản cho phù hợp. - Giao tiếp: trình bày những suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách tạo lập văn bản. 4. Thái độ - Giáo dục ý thức chủ động, tích cực khi học bài. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, bài văn "Khát vọng hoà nhập hiến dâng cho đời", máy chiếu. 2. Học sinh: - Soạn bài theo bài văn "Khát vọng hoà nhập hiến dâng cho đời" theo hướng dẫn của GV. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, vấn đáp, quy nạp, thực hành. - Động não, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, thảo luận cặp đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Câu hỏi: Dàn ý chung của bài văn biểu cảm? *Yêu cầu: - MB: giới thiệu đối tượng cần biểu cảm. - TB: bộc lộ cảm xúc về đối tượng. - KB: khẳng định lại cảm nghĩ về đối tượng. 3. Bài mới (35 phút) Hoạt động khởi động - Thời gian: phút - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 2 phút Chúng ta đã nắm được phương pháp làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người. Hôm nay cô sẽ giúp các em biết thêm về một dạng nữa trong văn biểu cảm đó là biểu cảm về tác phẩm văn học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV giới thiệu: tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. - GV: Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Tưởng tượng: bức tranh thiên nhiên mùa xuân, đất nước. - Liên tưởng: truyền thống bốn nghìn năm, sức xuân cứ đi lên phía trước của đất nước. - Suy ngẫm: + Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có được ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng thiết tha yêu mến cuộc sống này. + Trước Thanh Hải quả chưa từng có hình ảnh thơ vừa lạ, vừa hồn nhiên, thân thương này. + Bài thơ này lay động tâm hồn chúng ta bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vương, quyến luyến, bởi ước nguyện tha thiết, chân thành. - GV kết luận: những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm, của tác giả về bài thơ -> tác giả đã phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - GV: Nếu không biết, không đọc, không hiểu về tác phẩm thì có được cảm xúc không? Từ đó, theo em cảm nghĩ về tác phẩm bắt đầu từ đâu? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Để làm được bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học trước tiên phải đọc kĩ tác phẩm, hình thành cảm xúc từ các từ ngữ, các chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất. Từ cảm xúc ấy, phát huy trí tưởng tượng,liên tưởng và rút ra suy nghĩ về ý nghĩa tác phẩm. - GV: Đây là 1 bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 1. Phân tích ngữ liệu. *PBCN về một tác phẩm văn học - PBCN về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. - GV: Nội dung và hình thức của tác phẩm bao gồm những yếu tố nào? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung (1) Cảm xúc về cảnh và người trong tác phẩm (2) Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận , nhân vật trong tác phẩm (3) Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm (4) Cảm xúc tư tưởng của tác phẩm - GV: Hãy xác định phần mở bài, thân bài và kết bài? Nêu nội dung các phần đó? - Mở bài: từ đầu ... trân trọng: giới thiệu tác phẩm, tác giả và nêu khái quát cảm xúc về tác phẩm. - Thân bài: tiếp ... mùa xuân: những suy nghĩ, cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng của người viết do những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm gợi ra. - Kết bài: đoạn văn cuối: cảm xúc chung về tác phẩm? - GV: Từ phân tích trên hãy nêu bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Bố cục: 3 phần + MB: giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. + TB: những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi nên. + KB: ấn tượng chung về tác phẩm. *Bố cục - Bố cục: 3 phần + MB: giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. + TB: những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi nên. + KB: ấn tượng chung về tác phẩm. - HS đọc ghi nhớ SGK. 2. Ghi nhớ: sgk/147 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV đặt câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS làm bài tập + Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ đã học “Cảnh khuya”? + Ở câu 1 có âm thanh và hình ảnh nào,âm thanh và hình ảnh đó được tạo ra bởi biện phát nghệ thuật nào? + Câu 2 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào, tác dụng? + Hình ảnh con người hiện lên ở câu 3, 4 ntn. + Nhừng biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu cuối? II. Luyện tập Bài 1 - So sánh mới mẻ, hấp dẫn ở câu 1. - Từ ngữ hình ảnh quấn quýt sinh động ở câu 2. - Sự hài hoà giữa người và cảnh ở câu 3. - Tâm hồn cao cả của Bác ở câu 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tuởng về bài thơ" Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê"? - HS chia 3 nhóm thảo luận , lập dàn ý chung và cử đại diện trình bày. Bài 2 + MB: giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác. + TB: - Cảm xúc chủ đạo: nỗi ngạc nhiên, buồn cô đơn của nhà thơ già sau bao năm xa quê nay mới đặt chân về quê. - Đồng cảm với tình yêu quê hương được biểu hiện trong 1 hoàn cảnh đặc biệt. + KB: ấn tượng về giá trị của bài thơ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - GV : Yêu cầu HS nêu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? - Đọc kỹ tác phẩm -> hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng. - Từ cảm xúc phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm để phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm - Xây dựng dàn ý bài viết theo bố cục 3 phần. - Viết bài -> chữa bài. - GV giao BTVN: làm đề bài sau: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của Bác 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: (3 phút) *Đối với bài cũ - Học bài, hoàn chỉnh bài cảm tưởng về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. *Đối với bài mới - Chuẩn bị: Văn bản: Tiếng gà trưa + Đọc, học thuộc trước bài thơ. + Trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản. + Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của nữ sĩ Xuân Quỳnh