Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Bài 17 NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC I- Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: HS hiểu được: Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc? nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân? Trách nhiệm của bản thân? 2. Về kĩ năng: - Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học. - Tuyên truyền, vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 3. Về thái độ: - Tích cực các hoạt độngthực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến độ tuổi quy định. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.CHUẨN BỊ : - GV : -SGK .SGV GDCD 9. -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị . - HS : Kiến thức, giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ : (4') Câu 1: HS lớp 9 có quyền tham gia, góp ý về quyền trẻ em không ? A - Được quyền tham gia B - Đây là việc của phụ huynh và thầy cô giáo. Câu 2: Nêu ví dụ về việc làm trực tiếp, gián tiếp của bố mẹ emthực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. ? Đọc bài thơ Sông núi nước Nam? - GV: Không có gì quí hơn độc lập tự do. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác Hồ đã nói “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ’’. Độc lập tự do là điều vô cùng thiêng liêng đối với mỗi dân tộc , mỗi con người. Nhưng để có độc lập tự do, vấn đề bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ không chỉ của riêng ai. Để tìm hiểu vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 17 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc? nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân? Trách nhiệm của bản thân? Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Họạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học HĐ1: Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề ( 8’). - GV cho HS quan sát tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh sưu tầm thêm ? Hãy nêu nội dung chung của các tranh ảnh trên ? ? Em có suy nghĩ gì khi xem những ảnh này ? ? Em hãy kể lại một tấm gương dũng cảm bảo vệ Tổ quốc ? ? Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? ? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tổ Quốc? ? Bài học rút ra từ phần Đặt vấn đề? - GV Kết luận: Quá trình lịch sử của dất nước ta đã chứng minh một cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, xây dựng CNXH , bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ XHCN được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của nhà nước ta. HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học. ( 15’). ? Em hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Cho ví dụ? ? Theo em, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thời bình có gì khác thời đất nước có chiến tranh ? ? Theo em, vì sao công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? - GV Gợi ý: Ông cha chúng ta đã phải chiến đấu và chiến thắng biết bao kẻ thù trong suốt 4000 năm lịch sử. Đất nước ta một dải từ Hà Giang đến Mũi Cà Mau là do ông cha ta xây dựng lên. đối với đất nước ta hiện nay, tình hình kinh tế xã hội còn nhiều tiêu cực, công tác quản lí lãnh đạo còn yếu kém. Kể thù còn đang lợi dụng phá hoại chúng ta về mọi mặt. Bằng nhiều thủ đoạn, chúng phá hoại kinh tế, tinh thần và niềm tin vào CNXH của nhân dân ta. ? Hãy kể một sự kiện về việc kể thù đang tìm mọi cách phá hoại đất nước ta ? Theo em, Việc bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì ? ? Khi đến thăm đền Hùng Bác Hồ đã nói câu nói nổi tiếng nào? ? Em biết gì về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ của dân tộc ta? ? Bản chất của nhà nước ta? ? Kể tên những anh hùng dân tộc mà em biết? ? Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào ? ? Công dân ở độ tuổi nào có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự ? ? HS cần làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc? ? Hát bài hát ca ngợi anh hùng dân tộc? ? Đọc nhẩm tư liệu tham khảo? ? Những điều khoản trong HP 1992 có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? ? Nêu những điều khoản trong bộ luật hình sự có liên quan đên nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? ? Nêu những điều khoản trong luật nghĩa vụ quân sư có liên quan đên nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? ? Hãy kể một số hoạt động ở địa phương em trong việc giữ gìn trật tự an ninh địa phương ? ? Trường (Lớp) em đã có những hoạt động gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc và an ninh trật tự ở địa phương ? - GV Kết luận: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Nghĩa vụ và quyền dó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - HS quan sát tranh ảnh - Các tranh ảnh đều ghi lại hình ảnh quân dân ta làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc . - Những bức ảnh giúp ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh cũng như trong thời bình là của mọi công dân, không phân biệt già trẻ , trai, gái… - HS có thể kể về các tấm gương: Trần Quốc Tuấn ; Lê Lợi ; Nguyễn Trãi ; Bác Hồ ; Võ Thị Sáu ; Nguyễn Viết Xuân … - Toàn dân. Là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của mỗi công dân. - Học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự an ninh. - Trình bày. - Nghe. - Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo chế độ XHCN và nhà nước CHXHCN Việt Nam -Trong chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ nền độc lập dân tộc còn trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chế độ XHCN - Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi , xương máu khai phá, bồi đắp mới có được. Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ quốc ta. - Nghe. - Những tổ chức phản động của người Việt Nam ở nước ngoài luôn tìm mọi cách cấu kết với bọn phản động ở trong nước để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và gây mất lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng. - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. - “ Các vua Hùng đã có công….lấy nước”. - Gian khổ mất mát, hi sinh anh dũng… - Của dân, do dân, vì dân. - Kể. -Ngày 22 – 12 - Công dân từ 18 đến 27 tuổi - Chốt ý 3 nội dung bài học. - Hát. - Đọc. - Trình bày. - Trình bày. - Trình bày. - Kể. - Trình bày. - Nghe. I- Đặt vấn đề. * Bài học: Bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ của mọi công dân. II- Nội dung bài học: 1- Bảo vệ tổ quốc: - Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Bảo chế độ XHCN và nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam 2- Lí do phải bảo vệ tổ quốc: - Thành quả của cha ông. - Hiện nay các thế lực thù đich đang âm mưu xâm chiếm, phá hoại. 3- Trách nhiệm của học sinh: - Ra sức học tập, tu dưỡng dạo đức. - Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người thân thực hiện. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo ? Làm phiếu bài tập 1, 2 (SGK- 65 ). ? Thảo luận nhóm bài tập 3, 4 (SGK- 65 )? ? Nhận xét, bổ sung? - GV: Nhận xét, kết luận. - Làm phiếu bài tập - Thảo luận nhóm - Nhận xét, bổ sung - Nghe. Bài 1 ( SGK- 65 ). - Hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: a, c, d, đ, e, h, i. - Vì: Góp phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Bài 2 ( SGK- 65 ). Việc làm: Rèn luyện sức khoẻ, tập quân sự, viết thư cho bộ đội, chăm chỉ học tập. Bài 3 ( SGK- 65 ). Cần động viên anh đi bộ đội, gần gũi, an ủi mẹ. Góp phần bảo vệ tổ quốc. Bài 4 ( SGK- 65 ). HS trình bày. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hãy kể lại một tấm gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc mà em biết và nêu cảm nghĩ của em trước tấm gương đó. * Trả lời Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy báng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Tấm gương của đại anh hùng suốt cuộc đời thế hệ mai sau khắc ghi tên anh và là tấm gương sáng cho nghị lực sống phi thường. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học HĐ5: Hướng dẫn học tập ( 1’) - Về nhà học bài, hoàn thiện bài tập, chuẩn bị bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.