Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tiết: 32 SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT I- Mục tiêu bài hoc: 1- Kiến thức: -Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, cần phải rèn luyện và học tập nhiều mặt. 2- Kĩ năng: - Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Biết phân tích những hành vi đúng sai về đạo đức, về pháp luật của bản thân và cua mọi người xung quanh. - Biết tuyên truyền, giúp đỡ những người xung quanh sống có đạo đức, có văn hoá và thực hiện tốt pháp luật. 3- Thái độ: - Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh trước hết với những người trong gia đình, thầy cô và bạn bè. - Có ý chí, nghị lực và hoài bão ước mơ tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.CHUẨN BỊ : - GV : -SGK .SGV GDCD 9. -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị . - HS : Kiến thức, giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ : (4') ? Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ Tổ quốc: - Xây dựng lực lượng quốc phòng - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. - Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ - Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự - Tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội. ? Nêu những việc làm góp phần bảo vệ tổ quốc? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. ? A nhìn thấy 1 em nhỏ bị ngã nhưng không đỡ dậy. Nhận xét? - GV Bác Hồ dạy:Có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Sống phải có đạo đức là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Không những thế, mọi người còn cần phải tuân theo pháp luật. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: -Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, cần phải rèn luyện và học tập nhiều mặt. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Họạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học HĐ1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề ( 8’). ? Đọc nội dung Đặt vấn đề? ? Những chi tiết nào thể hiện nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức? ? Những biểu hiện nào chứng tỏ nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật ? ? Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? ? Theo em, Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh ? ? Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội? ? Bài học rút ra từ nội dung đặt vấn đề? - GV Kết luận: Sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể, trong đó có lợi ích cá nhân, gia đình và xã hội. HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 18’). ? Nếu các bạn trong lớp biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm, biết sống vì mọi người thì đó sẽ là 1 tập thể như thế nào? ? Em hiểu thế nào là sống có đạo đức ? ? Em hãy tìm những câu ca dao khuyên nhủ con người sống có đạo đức? ? Thế nào là tuân theo pháp luật? ? Hãy nêu những biểu hiện sống tuân theo pháp luật? ? Nêu những tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? ? Nêu những hành vi sống không có đạo đức và không tuân theo pháp luật? Hậu quả? ? Trong trường, lớp ta có bạn nào vi phạm đạo đức, không tuân theo pháp luật không? Thái độ của em với những trường hợp đó? ? Nêu những chuẩn mực đạo đức mà em biết? ? Thế nào là người sống có đạo đức? ? Theo em, sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật có quan hệ với nhau như thế nào ? ? Hãy kể một tấm gương sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật ở quanh em? ? Tình cảm em dành cho Nguyễn Hải Thoại? ? Kể 1 tấm gương sống có đạo đức và tuân theo PL ở lớp, trường em? Tình cảm em dành cho bạn? ? Ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật? ? Nhận xét về những hành vi sau: - Nói xấu bạn bè. - Gây gổ, đánh bạn. ? Trách nhiệm của học sinh? - Đọc. - Nguyễn Hải Thoại biết tự trọng tự tin, tự lập, có tâm, trung thực. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người (ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao). Sống trách nhiệm, năng động sáng tạo (bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, năng cao trình dộ, kiến thức, mở rộng sản xuất). Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty. -Biểu hiện: + Làm theo pháp luật. + Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động. + Mở rộng sản xuất theo quy định pháp luật. + Thực hiện quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội. + Luôn phản đối, đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực tha nhũng, trốn thuế, đánh cắp, đánh tráo … -Động cơ: “Xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước’’ -Động cơ đó thể hiện đức tính”Sống có đạo đức và làm theo hiến pháp, pháp luật’’của anh. -Bản thân anh đạt danh hiệu”Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới’’; Công ti: là đơn vị tiêu biểu của nghành xây dựng; Uy tín của công ty của anh giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên CNXH. - Trình bày. - Nghe. - Đoàn kết, vững mạnh, đi đầu trong mọi phong trào của trường, lớp. - Chốt ý 1. 1 nội dung bài học ( SGK- 68 ). - Trình bày. - Chốt ý 1. 2nội dung bài học ( SGK- 68 ). - Trình bày. - Lê Thái Hoàng, Trương Bá Tú. - Con cãi lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ, buôn ma tuý ( Vũ Xuân Trường), giết người, cờ bạc, cướp của ( Trương Văn Cam), Tham ô tài sản của nhà nước ( Lã Thi Kim Oanh ), HS đi thi quay cóp, thi hộ, đua xe, gây rối trật tự…Bị phê phán, lên án, xử lí theo qui mđịnh của PL. - Không đồng tình, lên án, phê phán. - Hiếu, trung, tín, lễ, nghĩa. - Là người thể hiện được những giá trị đạo đức với mọi người: Chăm lo lợi ích chung. Với công việc: Có trách nhiệm cao. Với môi trường: Lành mạnh, bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn XH, có lí tưởng sống cao đẹp. Với bản thân: Tự tin, tự lập. - Chốt ý 2 nội dung bài học. - Kể. - Yêu quí, kính trọng, biết ơn. - Kể. - Chốt ý 3 nội dung bài học. - Vi phạm đạo đức, pháp luật - Chốt ý 4 nội dung bài học. I- Đặt vấn đề: * Bài học: Cần học tập anh Nguyễn Hải Thoại sống có đạo đức và tuân theo pháp luật II- Nội dung bài học 1- Khái niệm: a. Sống có đạo đức. - Suy nghĩ và hành động theo chuẩn mực đạo đức. - Chăm lo việc chung, lo cho mọi người. - Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ. -Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật. - Vì lợi ích XH, dân tộc. b- Tuân theo pháp luật: Sống, hành động theo Qui định PL. 2- Mối quan hệ: - Đạo đức động lực điều chỉnh PL. - Có đạo đức tự nguyện thực hiện PL. 3- Ý nghĩa: - Giúp con người tiến bộ. - Làm được việc có ích. - Được yêu quí, kính trọng. 4- Trách nhiệm của học sinh: - Tự kiểm tra, đánh giá. - Tự giác tuân theo pháp luật. - GV: Chương trình SGK GDCD lớp 6,7,8,9 được cấu trúc thành 2 phần chính: Những chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực pháp luật nhằm giải quyết trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhìn vào tổng thể cho ta thấy những bài học về đạo đức là cơ sở để HS học phần pháp luật. Bài học hôm nay giúp chúng tacó được nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thời đại, coi đó là những chuẩn mực cần thiết của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời phải tự giác thực hiện những quy định của pháp luật. Từ đó các em phải biết đánh giá ưu nhược điểm của bản thân. Tự xây dựng kế hoạch và có ý chí rèn luyện, tránh xa những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, mang lại sự bình yên cho gia đình, XH. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo ? Làm phiếu bài tập 1, 6 (SGK- 68, 69 ). ? Thảo luận nhóm bài tập 2, 3, 4, 5 (SGK- 68, 69 )? ? Nhận xét, bổ sung? - GV: Nhận xét, kết luận. - Thảo luận nhóm - Nhận xét, bổ sung - Nghe. - Trình bày. Bài 1 ( SGK- 68 ) Ví dụ: Yêu thương bố mẹ sẽ học tốt, không xa vào tệ nạn XH. Trở thành người có tài, có ích cho XH, đất nước. Bài 2 ( SGK- 68, 69 ) + Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức: a; b; c; d; đ; e. + Hành vi biểu hiện làm việc theo pháp luật: g; h; i; k; l. Bài 3 ( SGK- 69 ) Vì lợi nhuận cao nên tham lam mù quáng. Bài 4 ( SGK- 69 ) Vi phạm pháp luật hành chính phải ra toà xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông. Bài 5 ( SGK- 69 ) - Xử lí: Báo công an. Đây là hành vi nguy hiểm vi phạm Pháp luật buôn bán, vận chuyển hàng cấm. - Nhận xét: Hành vi sai trái, vi phạm PL sẽ bị xử lí theo qui định. Bài 6 ( SGK- 69 ) HS trình bày. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Thầy Đinh Trí, Hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) vừa tự nguyện hiến 75 ha đất rừng trong tổng số 100 ha đất rừng gia đình mình đã bỏ vốn khai hoang, trồng rừng từ nhiều năm nay ở xã Sơn Thượng, trị giá hàng trăm triệu đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất. Ngoài ra thầy Đinh Trí còn vận động 50 cán bộ, giáo viên của trường chuyển nhượng hàng chục hecta đất cho người nghèo đế sản xuất, cải thiện cuộc sống Huyện uỷ Son Hà đã chọn gương điển hình của thầy giáo Đinh Trí để triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Câu hỏi: Hãy nêu nhận xét và cảm nghĩ của em về việc làm của thầy giáo Đinh Trí. Lời giải: Việc làm của thầy Đinh Trí vừa thể hiện tấm lòng cao thượng, biết yêu thương lo cho người dân, vừa thể hiện là người biết nhìn xa trông rộng. Đó là gương mẫu của người có tấm lòng, sống có đạo đức. Hết lòng vì Đảng, vì dân, xứng đáng với danh hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học HĐ5: Hướng dẫn học tập ( 1’) - Về nhà học bài, hoàn thiện bài tập, ôn tập trước chuẩn bị cho tiết ôn tập kiểm tra học kì.