Giải bài 7: Tỉ lệ thức - Sách phát triển năng lực trong môn toán 7 tập 1 trang 29. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
A. LÝ THUYẾT
1. Tỉ lệ thức
a. Trong một giờ học bóng rổ, bạn An ném bóng 18 lần trong đó 6 lần bóng không trúng rổ. Bạn Bình ném bóng 27 lần được 18 lần bóng trúng rổ. Bạn Tuấn ném bóng 15 lần được 4 lần trúng rổ.
- Em hãy điền thông tin vào bảng sau:
Số lần ném bóng | Số lần bóng trúng rổ | Tỉ số giữa số lần bóng trúng rổ và số lần ném bóng (tỉ lệ bóng trúng rổ) | |
An | |||
Bình | |||
Tuấn |
- So sánh tỉ lệ bóng trúng rổ của An và Bình, của Bình và Tuấn.
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
b. Các tỉ số $\frac{-2}{-4,5}$ và $\frac{8}{18}$ có lập được tỉ lệ thức không? Vì sao?
c. Cho tỉ số $\frac{1,5}{6}$. Hãy viết một tỉ số nữa sao cho hai tỉ số này lập thành một tỉ lệ thức.
Hướng dẫn:
a.
Số lần ném bóng | Số lần bóng trúng rổ | Tỉ số giữa số lần bóng trúng rổ và số lần ném bóng (tỉ lệ bóng trúng rổ) | |
An | 18 | 12 | $\frac{12}{18}$ |
Bình | 27 | 18 | $\frac{18}{27}$ |
Tuấn | 15 | 4 | $\frac{4}{15}$ |
- Tỉ lệ bóng trúng rổ của An bằng Bình.
Tỉ lệ bóng trúng rổ của Bình lớn hơn Tuấn.
b. Các tỉ số $\frac{-2}{-4,5}$ và $\frac{8}{18}$ lập được tỉ lệ thức.
Vì $\frac{-2}{-4,5}$ = $\frac{4}{9}$ = $\frac{8}{18}$
c. Tỉ số lập với $\frac{1,5}{6}$ thành một tỉ lệ thức có thể là: $\frac{3}{12}$ ; $\frac{1}{4}$ ; $\frac{0,75}{3}$ ; ...
2. Tính chất của tỉ lệ thức
a. Lập các đẳng thức của hai tích từ các tỉ lệ thức sau theo mẫu:
$\frac{2}{3}=\frac{10}{15}$. Nhân hai tỉ số của tỉ lệ thức với tích hai số 3.15 ta được:
$\frac{2}{3}.(3.15)=\frac{10}{15}.(3.15) \Rightarrow 2.15 = 10.3$
$\frac{-3}{10}=\frac{-2,1}{7}$.......................................................................
$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ ..............................................................................
b. Lập tỉ lệ thức từ các đẳng thức sau theo mẫu. So sánh kết quả với bạn. Theo em còn có thể suy ra thêm được các tỉ lệ thức khác không?
2.15 = 3.10. Chia hai vế của đẳng thức 2.15 = 3.10 cho tích 15.3 (một số lấy tích ở vế trái, một số lấy tích vế phải) ta được $\frac{2.15}{15.3}=\frac{10.3}{15.3}\Leftrightarrow \frac{2}{3}=\frac{10}{15}$
(-3).7 = 10.(-2,1) ......................................................................
a.d = b.c ..................................................................................
c. Từ kết quả của hoạt động 2b, hãy lập các tỉ lệ thức có được từ đẳng thức sau:
0,36.4,25 = 0,9.1,7
Hướng dẫn:
a.
$\frac{-3}{10}=\frac{-2,1}{7}$. Nhân hai tỉ số của tỉ lệ thức với tích hai số 7.10 ta được:
$\frac{-3}{10}.(7.10)=\frac{-2,1}{7}.(7.10) \Rightarrow (-3).7 = (-2,1).10$
$\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$. Nhân hai tỉ số của tỉ lệ thức với tích hai số b.d ta được:
$\frac{a}{b}.(b.d)=\frac{c}{d}.(b.d) \Rightarrow a.d = b.c$
b.
(-3).7 = 10.(-2,1). Chia hai vế của đẳng thức (-3).7 = 10.(-2,1) cho tích 7.10 (một số lấy tích ở vế trái, một số lấy tích vế phải) ta được $\frac{(-3).7}{7.10}=\frac{10.(-2,1)}{7.10}\Leftrightarrow \frac{-3}{10}=\frac{-2,1}{7}$
a.d = b.c. Chia hai vế của đẳng thức a.d = b.c cho tích b.d (một số lấy tích ở vế trái, một số lấy tích vế phải) ta được $\frac{a.d}{b.d}=\frac{b.c}{b.d}\Leftrightarrow \frac{a}{b}=\frac{c}{d}$
c.
0,36.4,25 = 0,9.1,7. Chia hai vế của đẳng thức 0,36.4,25 = 0,9.1,7 cho tích 4,25.1,7 (một số lấy tích ở vế trái, một số lấy tích vế phải) ta được $\frac{0,36.4,25}{4,25.1,7}=\frac{0,9.1,7}{4,25.1,7}\Leftrightarrow \frac{0,36}{1,7}=\frac{0,9}{4,25}$
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1.a. Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên.
1,8:1,5 ; $3\frac{1}{7}:2\frac{5}{14}$ ; $2\frac{2}{5}:2$
b. Tìm các tỉ số bằng nhau trong các tỉ số trên rồi lập thành các tỉ lệ thức, xác định trung tỉ, ngoại tỉ trong các tỉ lệ thức đó.
2. Cho các cặp tỉ số: 2,1:7 và 3:10 ; 4,25:8 và -3,5:(-1,5)
a. Cặp số nào lập được thành một tỉ lệ thức? Vì sao?
b. Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ tỉ lệ thức thu được trong câu a.
c. Nếu trong câu a có cặp tỉ số không tạo thành tỉ lệ thức, em hãy tìm cách thay một trong bốn số của cặp tỉ số đó bằng một số thích hợp để được hai cặp tỉ số mới lập thành tỉ lệ thức.
3. Bạn An dự định làm mứt dừa. Theo công thức, bạn thấy rằng tỉ số giữa khối lượng cùi dừa với khối lượng đường cần để làm mứt tạo thành một tỉ lệ thức với tỉ số $\frac{5}{2}$.
a. Nếu An có 2kg cùi dừa, bạn cần bao nhiêu kilôgam đường để làm mứt?
b. Nếu An đang có 6 lạng đường, bạn cần bao nhiêu kilôgam cùi dừa?
4. Doanh thu mỗi ngày của một cửa hàng trong bốn ngày kinh doanh lập được thành một tỉ lệ thức. Biết doanh thu trong ba ngày là 8 triệu, 4 triệu và 16 triệu. Tìm doanh thu của ngày còn lại. Biện luận các trường hợp xảy ra.
5. Cho a, b, c là các số hữu tỉ, b và c khác 0.
a. Bạn An nói luôn có tỉ lệ thức $\frac{a}{b}=\frac{a+c}{b+c}$, Bình nói không phải lúc nào cũng có tỉ lệ thức trên. Theo em, bạn nào nói đúng? Giải thích.
b. Các số a, b, c phải thỏa mãn điều kiện gì thì có tỉ lệ thức $\frac{a}{b}=\frac{a+c}{b+c}$