Giải bài 2: Hai tam giác bằng nhau - Sách phát triển năng lực trong môn toán 7 tập 1 trang 114. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

A. LÝ THUYẾT

1. Sử dụng kéo, giấy màu có ô vuông và thước thẳng để thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Trên mảnh giấy có ô vuông, vẽ hai tam giác như hình 2.1.

Bước 2: Cắt mảnh giấy để được các hình tam giác. Đặt các hình tam giác chồng khít lên nhau (h 2.2). Khi đó, hai tam giác ABC và DEF được gọi là hai tam giác bằng nhau.

a. Xác định tất cả các cặp góc và các cặp cạnh chồng khít lên nhau.

b. Nhận xét về mối quan hệ giữa các cặp góc và các cặp cạnh đó.

2. Quan sát các tam giác trong hình 2.3 rồi dùng thước chia khoảng và thước đo góc để chỉ ra các tam giác có các cạnh và các góc bằng nhau rồi điền vào bảng bên dưới.

Tam giác bằng nhauCặp cạnh bằng nhauCặp góc bằng nhau
EFD và ACBEF = AC$\widehat{A}=\widehat{E}$
GHI và MNQGI = QM$\widehat{G}=\widehat{M}$

Hướng dẫn:

Tam giác bằng nhauCặp cạnh bằng nhauCặp góc bằng nhau
EFD và ACBEF = AC; ED = AB; DF = BC$\widehat{A}=\widehat{E}$; $\widehat{F}=\widehat{C}$; $\widehat{B}=\widehat{D}$
GHI và MNQGI = QM; GH = MN; HI = QN$\widehat{G}=\widehat{M}$; $\widehat{N}=\widehat{H}$; $\widehat{Q}=\widehat{I}$

3. Điền vào chỗ chấm để hoàn thành bảng sau:

Nếu hai tam giác ABC và A'B'C' có AB = A'B'; BC = B'C'; CA = C'A' và $\widehat{A}=\widehat{A'}$; $\widehat{B}=\widehat{B'}$; $\widehat{C}=\widehat{C'}$ thì hai tam giác ABC và A'B'C'

Hai đỉnh A và A' , B và B' , C và C' gọi là .................................

Hai góc ....................................................... gọi là hai góc tương ứng.

Hai cạnh bằng nhau gọi là hai cạnh ....................................

Định nghĩa: Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng ......................, các ..................... bằng nhau.

Kí hiệu: ....................... đọc là tam giác ABC bằng tam giác A'B'C'.

$\Delta ABC = \Delta A'B'C'$ nếu $\left\{\begin{matrix}.............\\ .............\end{matrix}\right.$

Hướng dẫn:

Hai đỉnh A và A' , B và B' , C và C' gọi là hai đỉnh tương ứng.

Hai góc $\widehat{A}$ và $\widehat{A'}$; $\widehat{B}$ và $\widehat{B'}$; $\widehat{C}$ và $\widehat{C'}$ gọi là hai góc tương ứng.

Hai cạnh bằng nhau gọi là hai cạnh tương ứng.

Định nghĩa: Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

Kí hiệu: $\Delta ABC = \Delta A'B'C'$ đọc là tam giác ABC bằng tam giác A'B'C'.

$\Delta ABC = \Delta A'B'C'$ nếu $\left\{\begin{matrix}AB = A'B'; AC = A'C'; BC = B'C'\\ \widehat{A}= \widehat{A'}; \widehat{B} = \widehat{B'}; \widehat{C} = \widehat{C'}\end{matrix}\right.$

4. Em hãy đánh dấu các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau của cặp tam giác bằng nhau sau theo mẫu. Điền số góc, độ dài cạnh tương ứng.

Hướng dẫn:

5. Ở hoạt động 4, em hãy tìm góc D mà không sử dụng thước đo góc theo các bước sau:

Bước 1: Sử dụng tính chất của tổng ba góc trong một tam giác

Xét tam giác A'B'C' có $\widehat{B'} = 30^{\circ}$; $\widehat{C'} = 60^{\circ}$ và $\widehat{A'} + \widehat{B'} + \widehat{C'}=180^{\circ}$ (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Do đó $\widehat{A'}$ = .........................................................................................................

Bước 2: Sử dụng tính chất của hai tam giác bằng nhau

$\Delta A'B'C' = \Delta DEF$ nên .......................................................................................

Hướng dẫn:

Bước 1: Sử dụng tính chất của tổng ba góc trong một tam giác

Xét tam giác A'B'C' có $\widehat{B'} = 30^{\circ}$; $\widehat{C'} = 60^{\circ}$ và $\widehat{A'} + \widehat{B'} + \widehat{C'}=180^{\circ}$ (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Do đó $\widehat{A'} = 180^{\circ}-30^{\circ}-60^{\circ}=90^{\circ}$

Bước 2: Sử dụng tính chất của hai tam giác bằng nhau

$\Delta A'B'C' = \Delta DEF$ nên $\widehat{EDF}=\widehat{B'A'C'}=90^{\circ}$.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Xét hai tam giác ABC và MNP dưới đây

a. Sử dụng thước có chia vạch và thước đo góc để đo độ dài các cạnh và độ lớn các góc của hai tam giác trên.

b. Đánh dấu trên hình các đoạn thẳng và các góc bằng nhau.

c. Liệu hai tam giác ABC và MNP có bằng nhau không? Giải thích câu trả lời của em.

2. Cho $\Delta ABC=\Delta HIK$ trong đó AB = 2cm, $\widehat{B}=60^{\circ}$, BC = 4cm, $\widehat{C}=30^{\circ}$.

a. Hãy điền "Đ", "S" vào ô có mệnh đề đúng hoặc sai tương ứng.

Mệnh đề Đúng / Sai
Độ dài cạnh HK bằng 2cm  
Độ dài cạnh IK bằng 4cm  
Góc I bằng $30^{\circ}$  
Góc K bằng $30^{\circ}$  

b. Với những mệnh đề sai, hãy sửa lại thành mệnh đề đúng.

c. Trình bày các bước để tính được góc H của tam giác HIK.

3. Cho $\Delta DEF=\Delta HEG$. Tìm giá trị của x (hình 2.9).

4. Hai mảnh vườn hình tam giác có cùng kích thước và hình dạng. Phần đất nền cần 50 mét lưới thép mới rào hết được mảnh vườn thứ nhất. Hỏi cần bao nhiêu mét lưới thép mới rào hết được mảnh vườn thứ hai? Giải thích câu trả lời của em.

5. Dưới đây là hình ảnh mô phỏng một khúc dầm cầu Long Biên (Quận Long Biên - Hà Nội) được ghép bởi những ô cầu hình tam giác.

a. Những ô cầu tam giác trên có bằng nhau không?

b. Biết rằng ba cạnh của mỗi ô cầu đều bằng 15m, mỗi một nhịp cầu (phần cầu giữa hai trụ đỡ cầu trên sông) có 8 ô như hình biểu diễn trên. Hỏi mỗi nhịp cầu Long Biên dài khoảng bao nhiêu mét?

c. Cầu Long Biên có tất cả 19 nhịp cầu và đường cầu dẫn (phần nối cầu trên sông vào bờ) dài khoảng 900m. Vậy chiều dài tổng cộng của cầu Long Biên là khoảng bao nhiêu mét?