Thế nào là phương trình tích và cách giải như thế nào? Để giải đáp câu hỏi này, Trắc nghiệm Online xin chia sẻ với các bạn bài 4: Phương trình tích. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn..
Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Lý thuyết cần biết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết cần biết
1. Phương trình tích
Trong bài này, chúng ta chỉ xét các phương trình mà hai vế của nó là hai biểu thức hữu tỉ của ẩn và không chứa ẩn ở mẫu.
Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì tích bằng 0.
Ngược lại, nếu tích bằng 0 thì ít nhất một trong các thừa số của tích bằng 0.
2. Cách giải
Xét phương trình tích có dạng \(A(x).B(x)=0\)
Để giải các phương trình này, ta áp dụng công thức:
\(A(x)B(x)=0\Leftrightarrow \left[ \matrix{A(x)=0 \hfill \cr B(x)=0 \hfill \cr} \right.\)
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 21: trang 14 sgk Toán 8 tập 2
Giải các phương trình:
a) \((3x - 2)(4x + 5) = 0\)
b) \((2,3x - 6,9)(0,1x + 2) = 0\)
c) \((4x + 2)(x^2 + 1) = 0\)
d) \((2x + 7)(x - 5)(5x + 1) = 0\)
Câu 22: trang 17 sgk Toán 8 tập 2
Bằng cách phân tích vế trái thành nhân tử, giải các phương trình sau:
a. \(2x(x-3)+5(x-3)=0\)
b. \((x^2-4)+(x-2)(3-2x)=0\)
c. \(x^3-3x^2+3x-1=0\)
d. \(x(2x-7)-4x+14=0\)
e. \((2x-5)^2-(x+2)^2=0\)
f. \(x^2-x-(3x-3)=0\)