I. Làm tròn số
Hoạt động 1. Hóa đơn tiền điện tháng 9/2020 của gia đình cô Hạnh là 574 880 đồng. Trong thực tế, cô Hạnh đã trả tiền mặt cho người thu tiền điện số tiền là 575 000 đồng. Tại sao cô Hạnh không thể trả cho người thu tiền điện số tiền chính xác là 574 880 đồng?
Hướng dẫn giải:
Vì hiện nay không lưu hành tờ tiền dưới 500 đồng nên cô Hạnh không thể trả chính xác 574 880 đồng.
Luyện tập 1. Bác An cắt một đoạn dây dài 5 m thành 3 phần bằng nhau. Sau đó, bác An sử dụng thước thẳng (có chia đơn vị xăng-ti-mét) đo độ dài của một phần đã cắt ra. Hỏi độ dài của một phần đã cắt ra là bao nhiêu xăng-ti-mét (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Hướng dẫn giải:
Ta có: 5: 3 = 1,666…≈1,7(m)
Luyện tập 2.
a) Làm tròn số 23 615 với độ chính xác 50
b) Làm tròn số 23 615 với độ chính xác 500
Hướng dẫn giải:
a. Làm tròn số 23 615 với độ chính xác 50 được: 23 600
b. Làm tròn số 23 615 với độ chính xác 500 được: 24 000
II. Ước lượng
Luyện tập 3. Áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả của mỗi phép tính sau:
a. 18,25 + 11,98 b. 11,91 – 2,49 c. 30,09 . (-29,87)
Hướng dẫn giải:
a. 18,25 + 11,98 ≈≈18 + 12 = 30
b. 11,91 – 2,49 ≈≈ 12 – 2,5 = 9,5
c. 30,09 . (-29,87) ≈≈ 30. (-30) = - 900
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Bài 1 trang 51 toán 7 tập 1 CD
Làm tròn số 98 176 244 với độ chính xác 5 000.
Bài 2 trang 51 toán 7 tập 1 CD
a) Làm tròn số 4,76908 với độ chính xác 0,5
b) Làm tròn số -4,776908 với độ chính xác 0,05
Bài 3 trang 51 toán 7 tập 1 CD
a) Sử dụng máy tính cầm tay để tính rồi viết mỗi số sau dưới dạng số thập phân vô hạn (tuần hoàn hoặc không tuần hoàn): $\frac{17}{3}$; $-\frac{25}{7}$; $\sqrt{5}$; $-\sqrt{19}$
b) Làm tròn số $-\sqrt{19}$ với độ chính xác 0,05
Bài 4 trang 51 toán 7 tập 1 CD
Áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả của mỗi phép tính sau:
a) (-28,29) + (- 11,91)
b) 43,91 – 4,49
c) 60,49 . (-19,51)
Bài 5 trang 51 toán 7 tập 1 CD
Các nhà khoa học tính được vận tốc ánh sáng bằng 299 792 458 m/s. Để dễ nhớ, người ta nói vận tốc ánh sáng là 300 000 m/s. Số liệu đó đã được làm tròn đến hàng nào?