Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Biểu đồ tần suất hình cột

Để mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp, người ta dựng các cột thẳng đứng (xếp liền nhau hoặc rời nhau) có chiều rộng cột hàng độ dài của lớp, chiều cao cột bằng tần suất của lớp tương ứng.

2. Đường gấp khúc tần suất

Trên mặt phẳng tọa độ xác định các điểm \((C_i, f_i) i = 1, 2, 3, ...\) trong đó \(C_i\), là giá trị đại diện của lớp thứ \(i\), \(f_i\) là tần suất của lớp thứ \(i\). Đường gấp khúc nối các điểm \((C_i, f_i)\) theo thứ tự \(i = 1, 2, 3, ...\) là đường gấp khúc tần suất.

3. Biểu đồ hình quạt

Vẽ đường tròn tâm \(O\) rồi vẽ các hình quạt có đỉnh \(O\), góc ở đinh tỉ lệ với tần suất của các lớp. Hình biểu diễn trực quan bằng bảng phân bố tần suất như vậy gọi là niểu đồ tần suất hình quạt.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: trang 188 sgk Đại số 10

Hãy mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp đã được lập ở bài tập số \(2\) của \(\S 1\) bằng cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất.

Câu 2: trang 188 sgk Đại số 10

Xét bảng phân bố tần suất ghép lớp đã được lập ở bài tập số 3 của \(\S 1\). 

a) Hãy vẽ biểu đồ tần suất hình cột, đường dấp khúc tần số.

b) Hãy vẽ biểu đồ tần số hình cột, đường gấp khúc tần số.

c) Dựa vào biểu đồ tần suất hình cột đã vẽ ở câu a, hãy nêu nhận xét về khối lượng của \(30\)củ khoai tây được khảo sát.

Câu 3: trang 188 sgk Đại số 10

Dựa vào biểu đồ hình quạt dưới đây (h.38), hãy lập bảng cơ cấu như trong ví dụ 2

(1) Khu vực doanh nghiệp nhà nước 

(2) Khu vực ngoài quốc doanh  

(3) Khu vực đầu tư nước ngoài

Hình 38. Biểu đồ hình quạt về cơ cấu giá trị sản công nghiệp trong nước năm 2000,phân theo thành phần kinh kế (\(\%\)).