Bài học với nội dung: Các tập hợp số.Một kiến thức không quá khó song đòi hỏi các bạn học sinh cần nắm được lý thuyết. Dựa vào cấu trúc SGK toán lớp 10, Trắc nghiệm Online sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
A. Tổng hợp kiến thức
I. Tập hợp các số tự nhiên N
N = { 0 ; 1; 2 ; 3; ...} N* = { 1 ; 2 ; 3 ; .. } |
II. Tập hợp các số nguyên Z
- Tập Z gồm các số tự nhiên và số nguyên âm.
Z = { ...; - 2 ; -1 ; 0 ; 1; 2 ; ... } |
III. Tập hợp các số hữu tỉ Q
- Dạng tổng quát:
$\frac{a}{b} , a,b\in Z,b\neq 0$ |
- Hai số hữu tỉ $\frac{a}{b}$ và $\frac{c}{d}$ bằng nhau <=> $a.d=b.c$
IV. Tập hợp các số thực R
- Tập số thực bao gồm các số thập phân hữu hạn , vô hạn tuần hoàn và vô hạn không tuần hoàn.
- Số thập phân vô hạn không tuần hoàn gọi là số vô tỉ.
- Các tập hợp con thuwofng dùng của R:
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 18 - sgk đại số 10
Xác định các tập hợp sau:
a) $[-3;1) ∪ (0;4]$
b) $(0; 2] ∪ [-1;1)$
c) $(-2; 15) ∪ (3; +∞)$
d) $(-1; \frac{4}{3}) ∪ [-1; 2) $
e) $(-∞; 1) ∪ (-2; +∞).$
Câu 2: Trang 18 - sgk đại số 10
Xác định các tập hợp sau:
a) $(-12; 3] ∩ [-1; 4] $
b) $(4; 7) ∩ (-7; -4)$
c) $(2; 3) ∩ [3; 5)$
d) $(-∞; 2] ∩ [-2; +∞)$
Câu 3: Trang 18 - sgk đại số 10
Xác định các tập hợp sau:
a) $(-2; 3) \ (1; 5)$
b) $(-2; 3) \ [1; 5)$
c) $R \ (2; +∞)$
d) $R \ (-∞; 3]$