Câu điều kiện: Công thức, điều kiện trong tiếng Anh

Câu điều kiện là một trong những ngữ pháp cực kỳ quan trọng cần được chú ý trong tiếng Anh, đặc biệt là khi sử dụng cho Speaking. Dưới đây là tổng hợp một số cách dễ hiểu, súc tích nhất và kiến thức đi kèm mà Trắc nghiệm online đã tổng hợp được.

Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện (Conditional sentences) là loại câu dùng để diễn đạt một sự việc, hiện tượng sẽ xảy ra khi có một điều kiện cụ thể xảy ra. 

Câu điều kiện có 2 vế, vế “Nếu…” (Tình huống) và vế “thì…” (Kết quả).

Ví dụ:

If the weather is nice, I will go to Cat Ba tomorrow. (Nếu thời tiết đẹp, tôi sẽ đi Cát Bà vào ngày mai.)
If I were you, I would buy that laptop. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua chiếc máy tính đó.)
I would have got better marks if I had learned hard. (Tôi sẽ đạt điểm cao hơn nếu tôi đã học hành chăm chỉ.)

Cấu trúc câu điều kiện trong tiếng Anh

Loại câu điều kiện Công thức Cách dùng
Loại 0 If + S+ V(-s/es) +…, S+ V(-s/es) +…   Dùng để diễn tả sự thật hiển nhiên, một đặc điểm thường thấy, thói quen,… của một cá nhân
Loại 1 If + S+ V(-s/es) +…, S+ will + V(bare) +… Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lại và kéo theo một kết quả trong tương lai.
Loại 2 If + S+ V2/Ved +…, S+ would/could/… + V(bare) +… Điều kiện giả định trái ngược với thực tế trong hiện tại và dẫn tới một kết quả giả định cũng trái ngược với thực tế trong hiện tại. 
Loại 3 If + S+ had + V3/Ved + …, S+ would/could/… + have + V3/Ved + … Điều kiện giả định ngược với thực tế trong quá khứ và dẫn tới một kết quả giả định cũng trái ngược với thực tế trong quá khứ. 
Loại hỗn hợp If 3 – Main 2 If + S+ had + V3/Ved + …, S+ would/could/… + V(bare) +… Điều kiện giả định trái ngược với thực tế trong quá khứ và dẫn tới một kết quả giả định trái ngược với thực tế trong hiện tại. 
Loại hỗn hợp If 2 – Main 3 If + S+ V2/Ved +…, S+ would/could/… + have + V3/Ved + … Điều kiện giả định trái ngược với thực tế trong cả hiện tại và quá khứ và dẫn tới một kết quả giả định trái ngược với thực tế trong quá khứ.  

Công thức câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 là câu dùng để dự đoán về một hành động, sự việc có thể xảy ra trong tương lai khi có một điều kiện nhất định xảy ra trước đó.

If + S + V (s,es), S + Will/Can/shall… + V
If + HTĐ, TLĐ
Ví dụ:

If he works hard, he will pass 

(Nếu anh ấy làm việc chăm chỉ, anh ấy sẽ đỗ.)

Công thức câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 là câu dùng để diễn tả về một hành động, sự việc có thể là sẽ không xảy ra trong tương lai dựa vào một điều kiện không có thật ở thời điểm hiện tại.

If + S + V2/ Ved, S + Would/ Could/ Should… + V
If + QKĐ, HTĐ/HTTD
To be: were/weren't
Ví dụ:

If she was taller, she would buy this dress 

(Nếu cô ấy cao hơn, cô ấy sẽ mua cái váy đó.)

Công thức câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 là câu dùng để diễn tả về một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ bởi điều kiện nói tới đã không xảy ra.

If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could… + have + V(pp)/Ved


Ví dụ:

If she had studied harder, she would have passed the exam 

(Nếu cô ấy chăm chỉ hơn, cô ấy sẽ đỗ kỳ thi)

Công thức câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp dùng để giả thiết về một hành động, sự việc, hiện tượng sẽ xảy ra ở hiện tại nếu điều kiện nói tới trong quá khứ phải có thật hoặc giả thiết về một hành động, sự việc, hiện tượng sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới là sự thật.

Loại 1: If + S + had + Vpp/V-ed, S  + would + V-inf

Loại 2: If + S + V-ed, S  + would/could/might + have + Vpp/V-ed

Ví dụ: 

If I had worked harder, then I would be rich now. 

(Nếu tôi làm việc chăm chỉ hơn, thì bây giờ tôi đã giàu có rồi.)

Câu điều kiện dạng đảo

Ngoài công thức 3 câu điều kiện cơ bản, người ta thường dùng dạng đảo, đặc biệt câu điều kiện loại 2 và 3. Các từ should, were, had đảo lên đứng trước chủ ngữ trong đó should là dùng trong điều kiện loại 1, were dùng trong câu điều kiện loại 2 và had dùng trong câu điều kiện loại 3.

Công thức đảo câu điều kiện loại 1: Should + S + Vo, S + Will + Vo

Ví dụ: 

Should she go school tomorrow, she will give my classmate this book If she go to school tomorrow, she will give my classmate this book

Cô ấy có nên đi học vào ngày mai, cô ấy sẽ tặng bạn cùng lớp cuốn sách này Nếu cô ấy đi học ngày mai, cô ấy sẽ tặng bạn cùng lớp cuốn sách này

Công thức đảo câu điều kiện loại 2: Were + S + to + Vo, S + Would + Vo

Ví dụ: 

Were they you, they would buy this house If they were you, they would buy this house.

Họ là bạn, họ sẽ mua ngôi nhà này Nếu họ là bạn, họ sẽ mua ngôi nhà này.

Công thức đảo câu điều kiện loại 3: Had + S + V3/Ved, S + Would have + V3/Ved

Ví dụ:

Had he driven carefully, the accident wouldn't have happened ⇒ If he had driven carefully, the accident wouldn't have happened.

(Anh ấy lái xe chậm lại, tai nạn đã không xảy ra ⇒ Nếu anh ta lái xe chậm lại, tai nạn đó đã không xảy ra.)

Những lưu ý khi sử dụng câu kiện

Cũng giống như các cấu trúc câu ngữ pháp khác hoặc chia động từ, động từ bất quy tắc, cấu trúc câu điều kiện cũng có những điểm cần lưu ý:

Trong câu điều kiện có mệnh đề IF ở dạng phủ định thì có thể thay thế “if not” bằng “unless”.
Ví dụ: I will buy you a new laptop if you don’t let me down. => I will buy you a laptop, unless you let me down. (Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới nếu cậu không làm tôi thất vọng)

Ví dụ: I will buy you a new laptop if you don’t let me down. => I will buy you a laptop, unless you let me down. (Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới nếu cậu không làm tôi thất vọng

Trong câu điều kiện loại 1, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề IF nếu mệnh đề IF diễn ra sau khi mệnh đề chính diễn ra.

Ví dụ: If you will take me to the park at 9 a.m, I will wake you up at 8 a.m. (Nếu bạn có thể đưa tôi tới công viên lúc 9 giờ sáng, tôi sẽ đánh thức bạn dậy lúc 8 giờ sáng)

Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta sử dụng “were” thay cho “was” cho bất kỳ chủ ngữ số ít hay số nhiều nào.

Ví dụ: If I were you, I would take part in this competition. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tham gia cuộc thi này)

Câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong cấu trúc câu wish và cấu trúc câu would rather để thể hiện sự tiếc nuối, ý trách móc ai đó đã hoặc không làm gì.

Ví dụ: If I had reviewed for the exam, I would not have got mark D!

=> I wish I had reviewed the exam. (Ước gì tôi đã ôn tập cho kỳ thi)

=> I would rather I had reviewed the exam. (Giá như tôi đã ôn tập cho kỳ thi)

Trên đây là một số loại câu điều kiện thường gặp mà Trắc nghiệm online đã tổng hợp lại. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn đã có được cho mình một số kiến thức cần nắm. Các bạn hãy đọc và thực hành thật nhiều cho nhuần nhuyễn phần này nhé.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tại sao phải sử dụng hợp lý tài nguồn nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất sơ khai xuất hiện, tồn tại trong tự nhiên và được con người sử dụng để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Hãy cùng với trac nghiem online tìm hiểu xem tài nguyên thiên nhiên là gì nhé
Bốn mùa trong năm ở Việt Nam có gì đặc biệt?
4 mùa ở việt nam được phân chia như thế nào? Đặc điểm của từng mùa như thế nào mà làm cho con người ta thích thú và say mê một cách kỳ lạ. Cho đến bây giờ thì cũng có nhiều người chưa biết tại sao lại như vậy, hãy cùng tracnghiem online tìm hiểu nhé
VnEdu là gì? Cách sử dụng Vnedu hiệu quả trong quản lý học và thi trực tuyến
Ứng dụng VnEdu là ứng dụng tiện ích dành cho phụ huynh trong việc quản lý việc học và thi trực tuyến của con. Vậy phần mềm này có những lợi ích nào? tải về sử dụng ra sao cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Bạn đã biết hết các hành tinh trong hệ Mặt trời
Chắc hẳn mỗi chúng ta không còn ai lạ lẫm với khái niệm Hệ Mặt Trời. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc rằng có bao nhiêu Hệ Mặt Trời trong dải ngân hà?Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.
Công thức phép quay - Tổng hợp kiến thức về phép quay đầy đủ nhất
Phép quay là một trong những kiến thức có trong Toán lớp 11. Đây có lẽ là bài học khá quan trọng chính vì thế học sinh cần phải nắm vững lý thuyết và luyện tập thật nhiều. Nhằm giúp các bạn học sinh nắm chắc được các kiến thức quan trọng này.