- Vì Kem đưa ra ngoài tủ lạnh, gặp nhiệt độ cao hơn nên bị nóng chảy
- Vì tắm bằng nước ấm nên có hơi nước bốc lên, ngưng tụ thành giọt nước đọng lại ở cửa kính trong nhà tắm
- Khi đun sôi nước có hiện tượng mặt nước sủi bọt, hơi nước bốc lên.
- Các quá trình diễn ra trong vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Bốc hơi, chuyển từ thể lỏng sang thể khí ( mặt trời làm nóng nước ở các đại dương, sông hồ, ao suối,..., làm bốc hơi nước vào trong khí quyển)
- Ngưng tụ, chuyển từ thể khí sang thể lỏng (hơi nước bốc lên gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ thành những đám mây)
- Mưa: nước thoát ra khỏi các đám mây, dưới dạng thể lỏng hoặc rắn dưới các dạng mưa như mưa đá, mưa tuyết,...
- Mưa rơi xuống chảy về các ao hồ, sông suối, đại dương. Sau đó lại lặp lại vòng tuần hoàn: Bốc hơi, ngưng tụ, mưa,...
- Thí nghiệm 4: khi được đun nóng, quá trình nóng chảy của nến xảy ra, nên chuyển sang thể lỏng. Khi tắt đèn, để nguội, nến lại đông lại thành thể rắn
Thí nghiệm 5: khi đun sôi nước, mặt nước sủi bọt, có hơi nước bốc lên, ngưng tụ thành giọt nước bám vào đáy bình cầu chưa nước lạnh đặt trên miệng cốc thủy tinh
- Ví dụ:
- Nóng chảy: đá cho ra ngoài nơi trữ lạnh bị tan ra
- Đông đặc: nước cho vào tủ lạnh đông thành đá
- Bay hơi: sau khi mưa, nước ngập trên đường một thời gian sẽ biến mất
- Sôi: Đun nước ở nhiệt độ cao
- Ngưng tụ: Hơi nước bốc lên ban đêm nhiệt độ lạnh sáng hôm sau ngưng tụ thành sương đọng trên lá