Soạn văn 7 VNEN bài 7: Bánh trôi nước trang 47. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A, Hoạt động khởi động
Ở miền Bắc nước ta , hằng năm vào ngày 3/3 âm lịch, có tục lệ bánh trôi (cùng với bánh chay). Đó chính là nét văn hóa từ lâu đời của người miền Bắc. Những người phụ nữ ở miền Bắc hầu như ai cũng biết làm bánh trôi, bánh chay
Em hãy tìm hiểu về món bánh trôi và cách làm bánh trôi để giới thiệu
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc bài thơ sau: Bánh trôi nước
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?
b. Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?
c. Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào(vẻ đẹp, phẩm chất,thân phận)?
d. Trong 2 hình ảnh trên, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
e, Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào? Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?
3. Tìm hiểu về quan hệ từ
a. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu dưới đây:
(1) Nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta
(2 )Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
(3) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(4) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
b) Trả lời các câu hỏi sau:
(1) Các quan hệ từ ở các câu trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau?
(2) Trong bốn ví dụ (1,2,3,4) có sử dụng quân hệ từ trên đây,ở ví dụ nó,quan hệ từ dùng để biểu thi:
- Quan hệ sở hữu
- Quan hệ nhân quả
- Quan hệ so sanh
- Quan hệ tương phản
c. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
(1) Khuôn mặt của cô gái
(2) Lòng tin của nhân dân
(3). Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua
(4) Nó đến trường bằng xe đạp
(5) Làm việc ở nhà
(6) Quyển sách đặt ở trên bàn
(7) Giỏi về toán
(8) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
d. Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với những quan hệ từ sau đây:
- Nếu ...
- Vì ...
- Tuy ...
- Hễ ...
- Sở dĩ ...
e. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ vừa tìm được
C. Hoạt động luyện tập
1. Thơ Hồ Xuân Hương thuộc thể Đường Luật, em hãy đọc kĩ bài bánh trôi nước và cho biết nhà thơ có sử dụng từ Hán Việt nào không? Từ ngữ và hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương gần với loại thơ nào đã học?
2. Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ '' Vào đêm trước ngày khai trường của con '' đến ''trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ ''
3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ? Đánh dấu x vào ô phù hợp .
|
Đúng |
Sai |
a) Nó rất thân ái bạn bè. |
|
|
a') Nó rất thân ái với bạn bè. |
|
|
b) Bố mẹ rất lo lắng con. |
|
|
b') Bố mẹ rất lo lắng cho con. |
|
|
c) Tôi tặng anh Nam quyển sách này. |
|
|
c') Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này. |
|
|
d) Tôi tặng quyển sách này anh Nam. |
|
|
d') Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam. |
|
|
e) Mẹ thương yêu không nuông chiều con. |
|
|
e') Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con. |
|
|
4. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy. Thực ra, tôi ... nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi ... cái vẻ mặt đợi chờ đó. ... tôi lạnh lùng ... nó lảng đi. Tôi vui vẻ ... tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)
5. Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
(1) Nó gầy nhưng khoẻ.
(2) Nó khoẻ nhưng gầy.
6. Lập dàn ý cho đề bài: Loài cây em yêu
D. Hoạt động vận dụng
1, Viết đoạn văn ngoắn (khoảng 3-5 câu) về một loài cây trong đó có sử dụng quan hệ từ trong đoạn
2. Dựa vào dàn bài đã lập, viết đoạn mở bài và kết bài của bài văn biểu cảm về loài cây em yêu