Soạn bài 33: Chương trình địa phương- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 116. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động.
1. Tại sao nói : Tiếng Việt cần có sự phong phú, đa dạng, nhưng cũng cần có sự thống nhất ?
2. Nêu ra các lỗi chính tả trong cách viết phụ âm đầu, vần hoặc thanh điệu mà các em thường mắc phải. Theo em, tại sao các em lại mắc những lỗi như vậy ?
B. Hoạt động luyện tập
1.Viết các đoạn, bài chứa âm, vần dễ mắc lỗi
2. Làm bài tập chính tả
a) Điền x hay s vào chỗ trống :
...ử lí, ...ử dụng; giả ...ử, bổ ...ung; ...ung phong.
b) Điền dấu hỏi, dấu ngã trên chữ in nghiêng : tiêu sử, tuần tiêu ; manh trăng, manh liệt ; dũng manh, manh bom.
c) Điền vào chỗ trống : chung hay trung
... sức, ... thành, ... cuộc, tập ...
d) Tìm từ theo yêu cầu :
- Tìm các từ chứa tiếng có âm đầu là ch, tr
- Tìm từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
- Tìm ba từ có tiếng mở đầu bằng phụ âm r, gi, d.
- Tìm hai từ có chứa vần ơn, ên.
e) Đặt câu :
- Đặt câu trong đó có hai tiếng mở đầu bằng phụ âm x, s.
- Đặt câu trong đó có hai tiếng chứa vần in, inh.
- Đặt câu trong đó có hai tiếng chứa vần an, ang.
3. Lập sổ tay chính tả
Phân công các nhóm làm Sổ tay chính tả.
- Nhóm 1 : Tìm các từ có tiếng mở đầu bằng : ch, tr ; s, x ; d, gi, r.
- Nhóm 2 : tìm các từ có tiếng mở đầu bằng l, n ; có thanh hỏi, thanh ngã dễ lẫn.
- Nhóm 3 : tìm các từ có tiếng chứa vần in, inh, iên.
- Nhóm 4 : tìm các từ có tiếng chứa vần ơn, ên ; an, ang ; at, ac.
Sau khi làm xong, các nhóm trao đổi với nhau để bổ sung, sửa chữa ; tập hợp thành Sổ tay chính tả của lớp.