Soạn bài 21: Lập luận chứng minh- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 32. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức. A. Hoạt động khởi động..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động.
1. Nêu ví dụ cho thấy trong đời sống có những lúc cần phải sử dụng đến phương pháp chứng minh.
2. Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng” khuyên chúng ta điều gì ?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu chung về lập luận chứng minh. ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ
a. Để khuyên người ta " đừng sợ vấp ngã" bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin hay không?
b. Đọc nội dung bảng sau và cho biết mục đích của chứng minh và các phương pháp được sử dụng để chứng minh là gì.
2. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
a. Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận chứng minh qua việc triển khai đề bài.
b. Từ việc tìm hiểu trên hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện....bước:.......
Dàn bài:
Mở bài: Nêu......
Thân bài: Nêu......
Kết bài: Nêu:........
Giữa các phần và các đoạn cần có.....
C. Hoạt động luyện tập.
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: KHÔNG SỢ SAI LẦM.
a. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Tìm những câu văn thể hiện luận điểm đó?
b. Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu lên những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có sức thuyết phục không?
2. Nêu các bước thực hiện các đề sau:
Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"
Đề 2: Chứng minh chân lí được nêu trong đoạn thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ long không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
D. Hoạt động vận dụng
Tìm hiểu đề, tìm hiểu ý, lập dàn ý cho đề văn sau:
Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.
E. Hoạt động mở rộng
Đọc văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ dẫn chứng trong mỗi văn bản: CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂN và SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC