Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 19. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động.
Giới thiệu ngắn gọn về tinh thần yêu nước được thể hiện ở mỗi hình ảnh sau đây.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc hiểu văn bản:" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
2. Tìm hiểu văn bản.
a) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ giao ở dưới.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Xác định câu chủ đề của đoạn văn và cho biết văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào?
d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?
e) Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời các câu hỏi sau:
- (1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.
- (2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?
- (3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : "từ ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?
g) Nhận xét về nghệ thuạt nghị luận của văn bản ở các phương diện sau:\
- Xây dựng bố cục;
- Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng;
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh.
3. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận ,
a) Đọc lại bài Tinh Thần yêu nước của nhân dân ta, xem sơ đồ dưới đây theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét về bố cục và cách lập luận, tức phương pháp xây dựng luận điểm trong bài.
(Gợi ý : Bài có mấy phần ? Mỗi phần gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn gồm những luận điểm nào ? Hàng ngang(1) lập luận theo quan hệ nhân – quả , hàng ngang(3) lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp , hàng ngang(4) là suy luận tương đồng, hàng dọc(1) là suy luận tương đồng theo dòng thời gian.)
b. Nhận xét về bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận ( Mỗi văn bản nghị luận có mấy phần, mối phần có yêu cầu gì? Để nghị luận người viết cần sử dụng những phương pháp nghị luận nào)
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
a) Đọc gợi ý sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc ) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là một tư tưởng ( quan điểm, ý định ) của người nói ( người viết )
(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:
- Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa
- Em thích đọc sách, vì qua sách em học được rất nhiều điều.
- Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận trong các câu ở mục (1).
(3) Vị trí của luận cứ và kết luận trong các câu ở mục (1)
b. So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.
- Chống nạn thất học.
- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.
- Sách là người bn lớn của con người.
(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận phải khoa học chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì, có cơ sở thực tế không, có tác dụng gì? Muốn trả lời câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ)
c. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ra ở dưới: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
- ( 1) Văn bản nêu nên tư tưởng gì? Tư tưởng đấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm?
- (2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho bt cách lập luận đc sử dụng trong bài?
2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:
a) Em rất yêu trường em...
b) Nói dối rất có hại...
c)...Nghĩ một lát nghe nhạc thôi.
d)...Trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e)...em rất thích đi tham quan.
3. Viết tiếp kết luận cho luận cứ sau:
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm...
b, Ngày mai đã đi thi rồi mà còn bài vở nhiều quá.....
c, Một số bạn nói năng thật khó nghe.....
d, Các bạn đã lớn rồi...
e, Cậu này ham đá bóng thật ...
D. Hoạt động vận dụng.
1. Giới thiệu về quốc kì quốc ca Việt Nam.