Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 3. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức..
A. Kiền thức khởi động.
Mỗi nhóm sắp xếp các câu sau vào các thể loại thích hợp và lí giải vì sao lại xếp như thế.
Trả lời:
Tục ngữ | Ca dao |
c | a |
d | b |
e | g h |
Lí giải:
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân ta vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày đây là 1 thể loại văn học dân gian.
- Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
B. Bài tập và hướng dẫn giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc các câu tục ngữ sau:
a |
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối |
b | Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa |
c | Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ |
d | Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt |
e | Tấc đất tấc vàng |
g | Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền |
h | Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống |
l | Nhất nhì, nhì thục |
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên cho từng nhóm.
b. Hoàn thành các phiếu học tập sau đây:( nhóm 1,2 hoàn thành phiếu số 1;nhóm 3,4 hoàn thành phiếu số 2)
c. Dưới đây là những ý kiến nhận xét của bạn học sinh về đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ.
Em đồng ý/ không đồng ý với nhận xét nào? Bằng dẫn chững bằng những câu vừa học, hãy giải thích và chứng minh từng ý kiến (theo gợi ý trong bảng):
Ý kiến của bạn học sinh |
Ý kiến của em |
|
Đồng ý (giải thích chứng minh) |
Không đồng ý (giải thích, chứng minh) |
|
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn |
|
|
Thường có vần, ít nhất là vần lưng |
|
|
Các vế thường được đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức |
|
|
Thường sử dụng hình thức đối đáp |
|
|
Lập luận khá chặt chẽ, ý/ vế |
|
|
d. Từ hoạt động đọc hiểu trên hãy tìm hiểu hiểu iết của em về tục ngữ (chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất) bằng cách điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống thích hợp:
(nhân dân, ngắn gọn, kinh nghiệm, vần, quan sát, nhịp điệu, “túi khôn”, tương đối, hình ảnh)
Bằng lối nói...., có...., có....., giàu....., những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh truyền đạt những....... quý báu của...... trong việc..... các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là...... của nhân dân nhưng có tính chất........ chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
3. Tìm hiểu về văn nghị luận
a. Nhu cầu nghị luận.
(1) Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây không?
- Vì sao trẻ em cần phải đi học?
- Vì sao mọi người nên có bạn bè?
(2) Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện không? Vì sao?
(3) Để thuyết phục người đọc người nghe về những vấn đề trên(hay để trả lời những câu hỏi ấy), trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình nguười ta thường sử dụng các văn bản như xã luận, bài bình luận....Hãy kể tên một số kiểu văn bản khác mà em biết?
b) Thế nào là văn bản nghị luận?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
- (1) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích gì?
- (2) Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
- (3) Để các ý kiến trên có sức thuyết phục với người đọc, tác giả đã nêu lên những lí lẽ cụ thể nào?
- (4) Từ văn bản trên em hãy rút ra đặc sắc chính của một bài văn nghị luận?
C. Hoạt động luyện tập.
1. Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
a. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
b. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
c.Mưa tháng và hoa đất,
Mưa tháng tư hư đất
d. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
e. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
g. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
(1) Các câu a),b),c) phản ảnh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy cho đến nay còn giá trị không? Vì sao?
(2) Các câu d) e) g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân lao động sản xuất?
(3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ được thể hiện như thế nào trong các câu trên? Tác dụng ( hiệu quả) biểu hiện của chúng là gì?
2. Có ý kiến cho rằng: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay.
Bằng những dẫn chứng từ những câu tục ngữ trong bài học ( hoặc đã học) em hãy bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình với ý kiến trên.
2. Có ý kiến cho rằng: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay.
Bằng những dẫn chứng từ những câu tục ngữ trong bài học ( hoặc đã học) em hãy bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình với ý kiến trên.
3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
a. Trong văn bản trên, tác giả đưa ra ý kiến quan điểm gì?
b. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
c. Theo em, bài viết có nhầm góp phần giải quyết vấn đề trong thực tế không? Vì sao?
D. Hoạt động vận dụng.
1. Tìm hiểu ca dao, tục ngữ ở địa phương nơi em sinh sống.
b. Sắp xếp các câu sưu tập được theo thứ tự từng thể loại( ca dao, tục ngữ) và theo chủ đề.
2. Văn bản sau là văn bản tự sự hay nghị luận? Vì sao?