Giải bài 21: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt; thêm trạng ngữ cho câu; tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh- Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 27. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Đọc diễn cảm đoạn thơ sau:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
(Trích Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ)
2. Trình bày văn bản, đoạn văn, bài hát,... về lòng yêu nước mà em thích. Nêu lí do em yêu thích văn bản, đoạn văn, bài hát,... đó.
3. Đọc văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (SGK, Ngữ Văn 7, tập 2, trang 34), tìm bố cục của văn bản và chỉ rõ cách lập luận trong văn bản.
4. Đọc văn bản từ "Người Việt Nam ngày nay..." đến" qua các thời kì lịch sử", tìm từ ngữ chỉ đặc điểm tiếng việt thích hợp để hoàn thiện bảng sau:
5. Làm việc theo nhóm để thảo luận và thực hiện các yêu cầu dưới đây, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
a. Tìm những dẫn chứng trong văn bản từ " Tiếng Việt, trong cấu tạo,..."đến hết để chứng minh cho hai luận điểm sau:
- Luận điểm 1: Tiếng Việt rất đẹp
- Luận điểm 2: Tiếng Việt rất hay
b. Với mỗi luận điểm sau, tìm ít nhất 3 dẫn chứng là các vản bản thơ, văn để chứng minh.
- Luận điêm 1: Tiếng Việt có khả năng đầy đủ diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam
- Luận điểm 2: Tiếng Việt giàu hình tượng ngữ âm, mang chất nhạc.
- Luận điểm 3: Ngữ pháp Tiếng Việt linh hoạt, uyển chuyển
6. Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của Tiếng Việt và trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn vẻ đẹp đó trong thời đại hiện nay.
7. Gạch dưới trạng ngữ có trong các câu dưới đâ và đánh dấu X vào ô xác định của trạng ngữ.
8. Tìm 2 câu trong văn bản của SGK Ngữ Văn 7, tập hai có sử dụng trạng ngữ và cho biết loại thông tin về trạng ngữ đó bổ sung.
9. Chọn hai câu thơ đã học mà em thích nhất. Việt một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ vẻ đẹp của tiếng Việt trong hai câu thơ ấu, trong đó có sử dụng một trạng ngữ. Cho biết loại thông tin mà trạng ngữ đó bổ sung.
10.Làm việc theo nhóm để đọc bài văn nghị luận Đừng sợ vấp ngã (trang 41), bài văn Khong sợ sai lầm (trang 43) và thực hiện yêu cầu phía dưới. Sau đó, đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
a. Vẽ sơ đồ thể hiện quan hệ giữa luận điểm và luận cứ trong bài Đừng sợ vấp ngã.
b. Vẽ sơ đồ thể hiện quan hệ giữa luận điểm và luận cứ trong bài Không sợ sai lầm.
c. Nhận xét về cách sử dụng dẫn chứng trong văn bản trên.
11. Từ kinh nghiệm của bản thân, em hãy:
a. Chỉ ra 3 tình huống em đã sử dụng phép lập luận chứng minh trong đời sống.
b. Chọn tình huống ở hoạt động 11a, nêu dẫn chứng em đã sử dụng để chứng minh cho lập luận của mình.
12. Sưu tầm một văn bản chứng mình và chỉ ra cách lập luận của văn bản đó.
13. Dựa vào thông tin dưới đây và cho biết phần in đậm trong các câu có phải là trạng ngữ không? Vì sao?
Không chỉ câu đơn hai thành phần mà cả câu đơn đặc biệt cũng có thể có trạng ngữ.
a. Ngày xưa, ở làng nọ có một quả núi cao. Trên núi có một cái hang. Trước cửa hang có một tảng đá giống hình con thỏ.
b. Trong mỗi câu văn, câu thơ hay của tiếng Việt đều có tính họa và tính nhạc.